Sự thật
không nhìn thấy
1/ Khi anh được mời ăn cưới, thì
đừng ngồi vào chỗ nhất... hãy ngồi vào
chỗ cuối..
Khi giải thích đoạn nầy thường
người ta nói là khiêm nhường. Khiêm nhường
hiểu là nhường chỗ trên chọn chỗ duới
hoặc hạ thấp mình. Còn nói chọn chỗ rốt
để được mời lên thì không là khiêm
nhường, khiêm tốn gì đâu. Gọi là humilite
accrochee. Phải hiểu lời nầy của Đức
Giêsu thế nào?
Nghĩa đời thường: khi đi ăn
tiệc thì nên thận trọng vì không biết chủ nhà
mời ai với ai, ai lớn hơn mình, không biết
chỗ đứng của mình là chỗ nào. Nên chờ
chủ nhà xếp cho. Trong khi chờ thì tạm chỗ nào
đó. Nhưng nếu ngồi cao bị mời xuống thì
ê quá nên thận trọng là ngồi dưới, rốt
cũng được để khi chủ nhà sắp
chỗ thì được mời lên ít ra thí cũng không
phải ê. Dè dặt thì tốt.
Còn những kẻ tự cao tự đại,
chọn chỗ nhất, không tự lượng sức
mình, bị mời xuống thì phải ê là đáng!
Đức Giêsu không nhằm dạy sự khôn ngoan
đời thuờng theo kiểu thế gian mà là muốn
dạy về Nước Trời nên phải coi đây là
dụ ngôn.
Trước hết hãy xem gương Đức
Giêsu:
Người không nghĩ phải "dành
được ngang hàng với Thiên Chúa" mà Người
tự khiêm, tự hạ đến tự hủy, làm
nguời thấp hèn, vâng phục cho đến chết và
chết thập tự. Thiên Chúa làm người và làm
người nhỏ nhoi. Hạ mình không phải là yếu
đuối, là kém cõi mà là "cái dủng của thánh
nhân", là sự vĩ đại của Thiên Chúa. Thiên Chúa
mới làm nổi, mới làm đuợc. Vì thế
Người được siêu tôn vì Thiên Chúa "nâng cao
những người phận nhỏ, đề cao
những kẻ khiêm nhường"....
Thiên Chúa làm người và làm người thấp hèn
để dạy con nguời biết thân phận con
người mà biết làm người đúng là
người. Nhưng con người thì thích làm Chúa.
Người ta thích câu: Chúa làm người để
người làm Chúa.
Khiêm nhuờng nghĩa là gì? Thần học luân lý
định nghĩa: Nhìn nhận đúng sự thật
về chính mình. Đây là điều mà Thiên Chúa muốn và
chờ đợi nơi con người.
Nếu đến tiệc cưới chủ nhà có
dán tên khách mời trên lưng ghế thì mọi người
cứ chỗ có tên mình mà ngồi vào thì không có vấn
đề mời lên mời xuống. Đúng trật
tự rồi. Nếu ai cố tình ngồi trên thì phải
bị mời xuống là tất nhiên. Phải đúng
trật tự mới được. Còn nếu cố tình
ngồi dưới để được mời lên thì
làm rối trật tự sẽ phiền chủ nhà.
Về trật tự trong Nước Trời thì rõ
ràng con người phải nhìn nhận thân phận thụ
tạo của mình, nhìn nhận mọi sự mình có là
của Chúa ban và có bổn phận sinh lợi theo ý Chúa là
chủ, là Tạo Hóa, là Đấng ban cho.Phần của ta
là cái công sinh lợi. Đừng dựng mình lên làm tề
thiên, cốt khỉ thì phải hoàn khỉ không khác
được đâu.(khi nghe nói con người là con cháu
loài khỉ thì ai ai cũng nhảy dựng lên không chịu
nhưng thật là thế).
Thiên Chúa không đòi ta phải hạ mình trước
mặt Người như kẻ độc đoán
muốn tất cả phải phục lạy dưới
chân mình, muốn đi trên đầu trên cổ tất
cả. Thiên Chúa chỉ muốn sự thật vì
Người là chính sự thật.
Nhìn nhận đúng thực tế của mình, đúng
như mình là, là thụ tạo, là được dựng
nên từ không, thì là nhỏ bé trước Thiên Chúa. Không
đòi tự hạ mà đòi ta phải nhìn nhận mình
nhỏ bé đúng như mình là, cái gì là của Chúa cái gì là
của ta.
Về mặt luân lý: Cửa trời hẹp, nhỏ
mới lọt qua được, to không thể vào. Thiên
Chúa chống lại kẻ kiêu căng.
2/ Khi dọn bữa trưa hay tối thì đừng
mời bà con bạn bè.... hãy mời những người
nghèo khó tàn tật ...
họ
không có gì đền đáp...ông có phúc vì sẽ
được (Thiên Chúa) đền đáp khi các
người công cính sống lại.
Đức Giêsu nói chuyện Nước Trời.
Đời nầy thì chẳng có ai!
Người ta thường giải nghĩa câu
nầy là "vô vị lợi". Bất cứ con
vật hay con người không lợi là không làm. Con vật
chết vì miếng mồi, con người chết vì
miếng ăn. Không có ăn thì không ai chịu dám chết.
Phải có lợi và lợi to như Đức Giêsu nói là
bội hậu, đời nầy và cả đời sau.
Bỏ cái lợi đời nầy để
được cái lợi lớn vô cùng và đời
đời ở đời sau. Nói rõ như vậy mà còn
chưa hấp dẫn được mấy nguời
huống chi nói vô vị lợi thì vô phương, không
lọt được tai ai! Thánh Phanxico Xavie mỗi khi
được Chúa cho một chút an ủi thì thưa
với Chúa: satis, lạy Chúa, đủ rồi, xin
để cho đời sau.
Cho cách nào thì được kể có công?
Trước hết chúng ta hãy kể những cái cho
không kể:
- Cho vì bổn phận như đóng thuế, cho
người thân...
- Cho vì tư lợi như đầu tư, tính
toán...
- Cho để tỏ ra là người trên, để
được khen..
- Cho để được cảm giác minh làm
được việc tốt.
Chỉ có cho vì tình yêu thúc giục, vì Chúa Giêsu "ta
đói cho ta ăn, ta khát cho ta uống".., như các tu
sĩ của Mẹ Teresa "họ làm mọi sự
cực nhọc vì làm cho Chúa Giesu". Cho Chúa thì Chúa mới
kể và mới thưởng.
Thiên Chúa bỏ vốn, ta sinh lợi. Thiên Chúa
định đoạt về ta nhưng không phải tùy
tiện, độc đoán mà theo như "ta có, theo
những gì Ta làm, như thể ta là".
Là sự thật 100% mà không ai thấy có lẽ vì không
muốn thấy.
Lạy Chúa xin giúp chúng con thấy
và nhìn nhận sự thật và sống đúng sự
thật về chính mình.
|