Khiêm tốn
và vô vị lợi – Lm. GB. Trần Văn Hào
Trong xã hội ngày nay, người ta nói khá
nhiều về sự khiêm tốn. Những khẩu
hiệu như ‘Cán bộ là đầy tớ của nhân
dân’ được treo dán khắp nơi, nhưng trong
thực tế, nhiều khi những biểu thức đó
chỉ là sáo ngữ rỗng tuếch. Ngay cả nhiều anh
em linh mục vẫn bị giáo dân than phiền vì thái
độ hống hách và quan quyền trong cách ứng
xử. Khiêm tốn là một đức tính căn bản
và cần thiết trong mọi tương giao xã hội.
Hơn thế nữa, đây lại chính là cốt lõi
của linh đạo Thập giá mà Chúa nói đến trong
Tin Mừng hôm nay. Sự khiêm nhường mà Chúa Giêsu
mời gọi khởi nguồn từ chính khuôn mẫu
nội tâm mà Đức Giêsu đã diễn bày qua cái chết
của Ngài.
Linh đạo Thập giá.
Ngày 19 tháng 05 năm 1997, ông Kofi Anal Tổng
Thư ký Liên hiệp quốc phát đi một bản cáo phó
gửi đến toàn thế giới với nội dung
‘Một người quyền lực nhất thế
giới vừa mới vĩnh viễn rời bỏ chúng
ta’. Người giàu quyền lực ấy là ai? Thưa,
chỉ là một phụ nữ ốm yếu già nua, đã
87 tuổi, trong tay không có một tấc sắt để
tự bảo vệ mình. Người giàu quyền lực ấy
đã phải ngửa tay xin từng cái giường cũ
để chia sẻ với những mảnh đời
bất hạnh, và khi chết vẫn không có một xu dính
túi. Đó chính là Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta. Con người
giầu quyền lực ấy là một phụ nữ
yếu ớt đã sống khiêm tốn không phải
với khẩu hiệu xuông, nhưng bằng lối
sống rất cụ thể. Một con người đã
can đảm đi đến mọi ngõ ngách của
thế giới để chung chia cuộc sống vơi
những người cùng khốn. Sự khiêm tốn mà
Mẹ Têrêsa đã thể hiện khởi nguồn từ
chính Thập giá. Trong cầu nguyện và suy niệm, Mẹ
đã nghe văng vẳng lời Chúa Giêsu vang vọng trên
Thánh giá: “Ta khát”. Suốt cuộc sống, Mẹ đã
cố gắng sao chép lại hình ảnh của Đức
Giêsu, đấng ‘vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ
phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hang
với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc lấy thân nô lệ trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế. Ngài đã
tự hạ vâng lời cho đến chết và chết trên
Thập giá’ (Phil 2,6-8).
Thập giá Đức Giêsu là khung quy chiếu
căn bản về sự khiêm nhường mà các bài
đọc lời Chúa hôm nay trình bày. Trong bài đọc 1,
tác giả sách Huấn ca viết: “Càng tự hạ, con càng
làm đẹp lòng Đức Chúa. Người
được tôn vinh nơi kẻ khiêm nhường.
Kẻ kiêu ngạo lâm cảnh khốn cùng vô phương
cứu chữa”. Đương nhiên, các sách Cựu
Ước chưa thể đi sâu vào mầu nhiệm
cứu độ thể hiện nơi cái chết của
Đức Giêsu, nhưng đã từ từ vén mở cho
chúng ta con đường dẫn đến hoàn thiện.
Đích đến của con đường này chính là
Thập giá.
Trong bài Tin mừng với dụ ngôn về
một ông chủ mời các thực khách đến ăn
cưới, Chúa cũng đưa ra huấn dụ về
sự khiêm tốn. Ngài kết luận: “Ai tôn mình lên sẽ
bị hạ xuống, ai hạ mình xuống sẽ
được nâng lên”.
Theo bản tính tự nhiên, ai cũng muốn
được mọi người nể trọng, có
được địa vị cao sang trong xã hội.
Chẳng ai thích trở thành ‘kẻ rốt hết’
trước mặt các bá quan văn võ. Khiêm tốn
để hạ mình xuống, điều đó mọi
người chúng ta ai cũng biết, nhưng không phải
dễ thực hành. Thánh Tôma Aquinô đã từng nói với
một chút cường điệu: “Ai cũng có cái tôi. Khi
chúng ta chết rồi, 15 phút sau, cái tôi đó mới
chết hẳn”.
Ngay từ những trang đầu tiên
của bộ Kinh Thánh, tác giả sách Sáng thế đã nói
đến sự sa ngã của nguyên tổ. Tội
đầu tiên du nhập vào trần gian chính là tội kiêu
ngạo và người gây ra là Adam. Trong thư Rôma
chương 5, Thánh Phaolô đã cho chúng ta thấy hình ảnh
song đối giữa Adam cũ và Adam mới, là chính Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu đã cho chúng ta được công chính hóa nhờ
cái chết của Ngài. Ađam cũ gieo mầm sự
chết do kiêu ngạo. Đối lại, Ađam mới
làm cho chúng ta nên công chính nhờ khiêm tốn và vâng phục.
Nói tóm lại, sự khiêm tốn mà Chúa Giêsu mời gọi,
đặc biệt qua bài Tin Mừng hôm nay, chính là một
nền linh đạo khởi phát từ mầu nhiệm
Thập giá.
Tinh thần vô vị lợi.
Chúa Giêsu nói dụ ngôn hôm nay trong khung cảnh
một bữa ăn. Một người Pharisiêu mời
Ngài đến nhà dự tiệc. Đương nhiên,
hiện diện trong bữa tiệc hôm đó còn có nhiều
vị khách quý khác, có thể có những nhân vật ‘tai to
mặt lớn’ trong xã hội thời bấy giờ.
Người ta thường xếp chỗ ngồi theo
thứ bậc. Đó là điều rất thường
tình và ở đâu cũng thế. Giáo xứ có tiệc mừng,
đương nhiên Đức Cha sẽ được
ngồi vào chỗ trọng vọng nhất, rồi
đến các Cha, các viên chức, rồi mới đến
‘quần chúng nhân dân’. Điều này không có gì đáng nói.
Nhưng nhân cơ hội, Chúa dạy chúng ta bài học
về sự khiêm tốn, hãy chịu khó ngồi vào chỗ
rốt hết để được mời lên trên.
Chúng ta không cần bàn đến những nghi tiết xã
hội hay những tập tục theo phong hóa địa
phương và những chuyện đó không quan trọng
lắm. Song, tinh thần khiêm tốn biết hạ mình
xuống mới là nội dung mà Chúa nhắm đến
để khuyến mời. Tinh thần khiêm tốn này
đi đôi với một tấm lòng vô vị lợi.
Đây là điều rất thực tế mà chúng ta cần
nghiền gẫm để đem ra thực hành.
Trong xã hội hiện nay, người ta
vẫn thường áp dụng nguyên tắc ‘Có đi có
lại mới toại lòng nhau’ hoặc ‘Ông đưa cái giò
bà thò chai rượu’. Người ta thường hay nói:
“Ở trên đời này, chẳng ai cho không một cái gì”.
Không phải đây chỉ là lề thói xã hội, nhưng
ngay cả trong Giáo hội, người ta vẫn hay
thực hành theo lối suy nghĩ ấy. Đám cưới
con gái tôi, ông đi phong bì 500 ngàn, mai mốt đến
đám cưới con gái ông, tôi cũng phải ‘lại
quả’ 500, không nhiều hơn cũng chẳng ít hơn.
Đó là sự sòng phẳng theo lề thói xã hội. Ngay các Cha
vẫn hay ứng xử như vậy. Ngày lễ bổn
mạng giáo xứ tôi, Cha đến đồng tế, khi
nào đến lễ bổn mạng giáo xứ của Cha
tôi cũng sẽ ‘phải’ đến để đáp
lễ hay để ‘trả nợ’. Còn Cha không đến,
thì tôi, tôi cũng sẽ không đến. Ở một
mức độ nào đó chúng ta thấy có vẻ hợp
lý, nhưng trong trật tự nước trời thì không
phải vậy. Trong trật tự mới này, Chúa có vẻ
như thách đố chúng ta. “Khi ông đãi tiệc, hãy
mời những người nghèo khó, tàn tật, đui mù,
què quặt. Họ không có gì đáp lễ và như thế
ông mới thật có phúc vì ông sẽ được đáp
lễ trong ngày các kẻ lành sống lại”.
Điều Chúa thách đố xem ra có vẻ
hơi khác thường và ‘dở hơi’. Nhưng đây
lại chính là sự dở hơi thánh thiện phát nguyên
từ Thập giá mà Chúa Giêsu mời gọi chúng ta dấn
sâu vào. Trên Thập giá, Chúa Giêsu đã cho đi tất
cả, không so đo tính toán, không mong được đáp
đền. Đó chính là một ‘Tình cho không biếu không’
cách tuyệt đối, một tình yêu vô vị lợi mà
chúng ta phải nghiền ngẫm, phải đào sâu và
phải cố gắng đem ra thực hành.
Kết luận:
Sự khiêm tốn nội tâm và tấm lòng
quảng đại trao ban vô điều kiện là linh
đạo Thập giá của tất cả mọi
người chúng ta, từ các anh em linh mục, tu sĩ
đến giáo dân. Trong lá thư thứ nhất, Thánh Phêrô
tông đồ đã dạy: “Anh em hãy trang điểm
bằng sự khiêm nhường, vì Thiên Chúa chống
lại kẻ kiêu ngạo nhưng ban ơn cho những ai
khiêm nhường (1P 5,5). Cũng vậy, Chúa Giêsu nói với
chúng ta: “Anh em hãy học với tôi, vì tôi có sự hiền
lành và khiêm nhường trong lòng”. Học nơi ngôi
trường này, chúng ta phải cần cù, phải siêng
năng, phải học mãi, phải học cho đến
suốt đời và chẳng bao giờ có thể tốt
nghiệp.
|