Khiêm hạ – Lm. Giuse
Trần Việt Hùng
Vào một buổi sáng mùa hè, tôi thả
bộ chung quanh công viên Devoe, bên cạnh
nhà thờ. Quan sát cảnh sinh hoạt xuất hiện có
người già, thanh niên, thiếu nữ, người
Mỹ, Tây, Ta và Tầu. Đây đó mấy
người còn đang ngủ trên những chiếc ghế
gỗ. Vài người đi lượm
long. Có người dẫn chó đi dạo buổi
sáng. Người tập thể dục, người
ngồi đọc báo và đám trẻ chơi banh bóng
rổ. Có những kẻ ăn mặc
đẹp hơn vội vã tắt ngang qua công viên đi làm
việc. Một nhóm chàng trai trẻ vô gia
cư, di dân bất hợp pháp và đang ngồi tãn gẫu.
Một vài người thu dọn làm
sạch công viên. Xem ra cảnh vẻ thật êm đềm,
họ không dứt lác và không quấy rầy. Họ là
những người thấp cổ bé miệng. Những
người nghèo khó ăn mặc
đơn sơ chỉ chăm lo kiếm sống mỗi
ngày. Họ không la hét, vênh váo, đua đòi hay ăn
xài hoang phí. Đa số thuộc thành phần lao
động khiêm tốn.
Tôi chỉ biết dâng lời tạ
ơn Chúa trong mọi sự. Tôi có khác gì những người đang
có mặt trong công viên. Đã có lúc cả
gia tài của tôi vỏn vẹn chỉ một bộ
đồ trên người. Tôi cũng
thuộc thành phần di dân, ngoại kiều và
được chấp nhận như một công dân.
Tôi được may mắn có nơi ăn
chốn ở, có công ăn việc làm và có mọi thứ
cần thiết. Thầm cám tạ ơn Chúa.
Chẳng phải vì công lao hay sức
lực riêng mà chỉ do lòng thương xót của Chúa ban.
Tác giả sách Huấn Ca giúp chúng ta nhận được
thân phận yêu hèn và thấp bé của mình. Lời khuyên
răn rất chân tình: Hỡi con, con hãy thi hành công việc
con cách hiền hoà, thì con sẽ được người
đẹp lòng Chúa quý chuộng (Hc 3, 17). Nhìn những
người chung quanh, tôi cảm thấy
thật thương họ. Một người mẹ
trẻ đi lượm long để kiếm thêm chút
tiền cho bữa ăn gia đình. Mọi công việc họ làm đều đáng tôn
trọng. Họ không ngại ngùng, không sợ dơ
dáy, bẩn thỉu hay hôi hám. Họ kiếm sống
bằng đôi bàn tay tinh sạch qua công
khó và mồ hôi nước mắt. Họ
rất đáng được tôn trọng.
Buông
bỏ lớp vỏ ngoài, ai cao trọng hơn ai chứ!
Danh dự hay chức vị là để phục vụ.
Sách Huấn Ca dậy rằng: Càng làm lớn, con càng
phải hạ mình trong mọi sự, thì con sẽ
được đẹp lòng Chúa (Hc 3, 18). Hạ
mình là cách thế tốt nhất để gặp gỡ và
đến với tha nhân. Con đường khiêm
hạ là con đường của Chúa đến với
nhân loại. Không bao giờ chúng ta học
hết được bài học về nhân đức khiêm
nhường. Càng khiêm nhường càng trở nên vĩ đại. Qua sự khiêm
hạ, chúng ta có thể đến với mọi
người và mọi nơi. Khiêm hạ
như dòng nước chảy xuống thấm nhuần vào
đất. Nước bao giờ
cũng chảy xuống thấp nên có thể đến
mọi nơi. Nước thấm tới đâu thì
làm đất đai thêm mầu mỡ và
phì nhiêu.
Sự kiêu căng là bức tường
ngăn cách với tha nhân.
Kiêu căng là tự đặt mình lên trên
người khác. Người kiêu là
người luôn tỏ vẻ trí thức, hiểu biết,
quyền lực và tốt lành thánh thiện hơn
người. Thùng càng rỗng, càng kêu to.
Tai hoạ dành cho kẻ kiêu căng thì vô phương
cứu chữa, vì mầm mống tội lỗi đã ăn sâu vào lòng chúng mà chúng không biết (Hc 3,
28). Sự kiêu ngạo đã len lỏi vào đời
sống của con người ngay từ thuở ban
đầu. Ông Adong và bà Evà đã bị ma
quỉ gạt gẫm và muốn được hiểu
biết mọi sự giống như Thiên Chúa. Ông bà nguyên tổ đã vụt mất tất
cả hồng ân. Sự kiêu ngạo
đã thấm nhập vào nhiều tâm hồn, họ đã
chối từ tôn thờ chính Đấng ban nguồn
sự sống. Cậy dựa vào sự hiểu
biết nông cạn của mình để cả dám giơ tay thách thức quyền năng Vua vũ
trụ. Nhạo cười Đấng đã
được sai đến. La Fontaine kể ngụ
ngôn này: Cây sồi tự đắc thân to, rễ nhiều,
cao ráo và miệt thị cây lau nhỏ tí yếu ớt. Cây
lau trả lời rằng: Tuy thân mình nhỏ nhưng
nếu gặp phong ba thì chưa chắc ai thua ai. Một hôm, trời chuyển gió và phong ba nổi
dậy… cây sồi vì cao, tàn lớn nên bị gió thổi
trốc gốc đổ xuống. Còn cây lau mềm
uốn mình theo chiều gió, nhờ
thế mà vẫn đứng yên.
Chúa
Giêsu đã nhắc nhở: Vì hễ ai nhắc mình lên,
sẽ phải hạ xuống và ai hạ mình xuống,
sẽ được nhắc lên (Lc 12,11).
Đứng trước quyền năng vô biên của Thiên
Chúa, con người là chỉ loài thụ tạo xuất
hiện đó rồi tan biến đó. Sự kiêu ngạo
làm con người tự cất nhắc mình lên và chiếm
hữu đạt quyền của kẻ khác. Chúa phán rằng ai hạ mình xuống sẽ
được nâng lên. Chân lý này có
thể áp dụng cho hết mọi người sống
trong xã hội. Càng làm lớn, càng
biết hạ mình thì càng được tôn trọng và quí
mến. Người sống khiêm nhu không phải là
người yếu đuối hay tiêu cực. Chúng ta thường nói lấy nhu thắng
cương là thế. Không ai chê bai,
phản đối hay khinh thường những
người biết sống khiêm nhường. Chỉ những ai có tính kiêu ngạo đã không
nhận ra được giá trị trân quí của nhân
đức này.
Suy
niệm bài phúc âm. Một thí dụ cụ
thể chọn chỗ ngồi nơi bữa tiệc.
Trong hoàn cảnh văn hóa hiện tại, có nhiều thay
đổi theo phong tục văn hóa cho
hợp lẽ. Chủ hôn sẽ xếp đặt chỗ
ngồi cho khách hoặc để tự do cùng bạn bè
chọn lựa nơi chỗ thích hợp. Ngày xưa, Chúa
Giêsu chỉ dẫn: Nhưng khi ngươi được
mời, hãy đi ngồi vào chỗ rốt hết,
để khi người mời ngươi đến,
nói với ngươi rằng: 'Hỡi bạn, xin mời
bạn lên trên'. Bấy giờ ngươi
sẽ được danh dự trước mặt
những người dự tiệc (Lc 12, 10). Chúa muốn nói về sự khiêm hạ trong lòng.
Thực thế, trong bất cứ đám
tiệc đều có nhiều người tham dự
gồm kẻ có chức quyền, có địa vị
hoặc là thành viên của gia đình, chúng ta nên trông
trước ngó sau để cư xử hợp tình
hợp lẽ. Không nên gây khó xử cho gia
chủ. Người ta thường nói rằng:
Lời chào cao hơn mâm cỗ. Vì để
giữ mặt mũi, nên đôi khi chúng ta lại bị
mất mặt.
Thơ Do-thái nói về cứu cánh
cuộc lữ hành trần thế. Chúng ta không tìm đến những
nơi gây khiếp sợ như lửa cháy, gió lốc, mây
mù và bão táp nhưng là tiến về Nhà Chúa: Anh em tiến
đến núi Sion và thành trì của Thiên Chúa hằng
sống, là Giêrusalem trên trời (Dt 12, 22). Tất
cả mọi sự đều được qui tụ
về một mối là Chúa Giêsu Kitô. Đấng
làm trung gian vạn vật. Chúa Giêsu đã mở
cửa ngõ dẫn dắt chúng ta bước vào con
đường khiêm hạ theo thánh ý Chúa
Cha. Chúa đã học vâng phục và vâng
phục cho đến chết. Vâng
lời là học sự khiêm tốn. Chúa phán: Anh em hãy
mang lấy ách của tôi và hãy học cùng tôi, vì tôi có lòng
hiền hòa và khiêm nhượng, tâm hồn anh em sẽ
được nghỉ yên bồi dưỡng (Mt 11, 29).
Tất
cả mọi sự đều chung qui
về một cùng đích là sự sống vĩnh cửu. Chúa Giêsu mời gọi mọi người vào
Nước Trời qua nhiều cửa ngõ khác nhau. Con
đường bác ái yêu thương là lối vào gọn nhẹ
nhất. Vì chính Chúa Giêsu hiện thân nơi những kẻ
đơn sơ bần cùng nghèo khó. Ai đón tiếp họ là đón tiếp chính Chúa.
Chúa Giêsu căn dặn: Nhưng khi làm
tiệc, hãy mời những người nghèo khó tàn tật,
què quặt, và đui mù; ông sẽ có phúc, bởi họ không
có gì trả lễ. Vì ông sẽ
được trả lễ khi những người công
chính sống lại (Lc 12, 13-14). Chúng ta
thường nghĩ những kẻ đui mù, tàn tật,
què quặt và nghèo khó là những người bất
hạnh làm gánh nặng cho xã hội. Nhiều
khi chúng ta ngoảnh mặt, giả điếc làm ngơ và
tránh những ánh mắt van nài xin bố thí của họ.
Cửa xe gài kỹ và đóng kín
để tránh sự phiền hà. Chúng ta không
muốn tiếp cận với những kẻ cùng khốn
tật nguyền. Vì sợ bị
quấy rầy, chúng ta đã chối từ giúp đỡ
họ. Chúng ta đang mất nhiều
cơ hội chia sẻ bác ái và làm phúc.
Lạy Chúa, con đã có rất nhiều
cơ hội để chia sẻ giúp đỡ tha nhân,
nhưng lòng con qúa hẹp hòi và ích kỷ. Con đã từ
chối giúp đỡ họ. Con không muốn nhìn thấy
Chúa nơi những người đau khổ và cô thế
cô thân. Xin cho con học biết sự hiền lành và khiêm
nhượng trong lòng để con biết chia sẻ tình
bác ái với anh chị em.
|