Con là
không, Chúa là tất cả
– Thiên Phúc
(Trích trong ‘Như
Thầy Đã Yêu’)
Một hôm Dương Chư sang nước Tống, vào ở trọ một nhà kia.
Người chủ nhà có hai
nàng hầu, một nàng đẹp, một nàng xấu. Để ý quan sát, Dương Chu thấy trong nhà ai
cũng quý trọng người thiếp xấu mà khinh rẻ
người thiếp
đẹp. Lấy làm lạ, ông
mới dò hỏi cậu bé giúp việc.
Cậu bé tiết lộ:
-
Người thiếp đẹp hay kênh kiệu, tự cho mình
là đẹp nên mất đẹp.
Chúng tôi chẳng ai còn nhìn ra
cái đẹp của nàng. Trái lại, người thiếp xấu, tự biết mình xấu, sống hồn nhiên vô tư với
mọi người,
nên không ai còn nhìn
thấy cái xấu của nàng nữa.
Dương Chu liền gọi học trò đến dặn:
-
Các con hãy ghi nhớ
lời này: Giỏi mà bỏ
được cái thói tự cho
mình giỏi, thì đâu mà
chẳng được
người yêu quý tôn trọng.
“Ai tôn mình lên
sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ
mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc 14,11).
Đức Giêsu rất
ưa thích sự khiêm nhường mà còn làm gương
trước cho mọi người.
Là một vị Thiên Chúa quyền
năng, nhưng Người đã khiêm hạ mình làm kiếp
phàm nhân. Là bậc thầy trong thiên hạ,
lại quỳ xuống rửa chân cho các
đệ tử.
Chỗ của Người là “chỗ nhất”
trên trời cao, nhưng lại chọn “chỗ cuối” dưới chân con người.
Đức Giêsu tự
hạ mình xuống như thế không phải là để
được tôn lên, vì dưới
vòm trời này ngôi báu
nào có thể
chứa được
Người. Người khiêm nhường đến tự huỷ như thế cũng là để phục vụ con người đến hết mình, và để yêu thương họ cho đến
cùng. Vì thế, khiêm
nhường để
gây chú ý, để được
tiếng khen, để được
tôn lên, mà không nhằm
phục vụ, yêu thương thì chỉ là
kiêu ngạo trá hình mà
thôi.
Có thể nói, khiêm nhường như Chúa dạy,
chính là “tự nhận mình là không
và Chúa là
tất cả”, nên chỉ cậy
dựa vào Chúa mà hy
sinh, mà phục vụ và yêu thương
mọi người.
Chỉ có những ai hạ mình
xuống như thế mới đáng được Chúa tôn lên.
Thánh Giuse đã
khiêm nhường phục vụ, yêu thương Đức Mẹ và Đức Giêsu tại quê nghèo Nadarét,
nên đã được tôn làm cha nuôi Chúa
Cứu Thế.
Đức Maria đã khiêm nhường nhận mình là nữ tỳ
của Thiên Chúa, nên đã
được tôn làm Mẹ Thiên
Chúa.
Noi gương Chúa, biết bao con người đang âm thầm xả
thân cho đồng loại, họ khiêm nhường làm những công việc dơ dáy hôi tanh,
để chăm sóc cho những
người phong cùi lở loét,
những bệnh nhân nan y bất
trị, những người hấp hối nhặt đưọc từ đường phố, những trẻ em nghèo đói,
thương tật trong các nước
chiến tranh, lạc hậu.
Chính khi yêu
thương vô vị lợi, chính khi chúng
ta “đãi tiẹc những kẻ nghèo khó, tàn tật,
què quặt, đui mù, những
kẻ không có khả năng
mời lại”, thì chúng ta
“mới thật có phúc”, vì
chính Thiên Chúa sẽ trả
công cho chúng ta. Người không có ý phân biệt giàu nghèo, thân
sơ, vì trước mắt Thiên Chúa, chúng
ta là anh
em. Nhưng Người muốn lưu ý chúng ta rằng: dù người được mời giàu hay nghèo, thân hay không thân, chúng ta
cũng đừng mong họ đáp
trả lại theo kiểu
“ăn miếng trả miếng”. Đó là lòng bác
ái vô vị
lợi mà Chúa muốn dạy chúng ta hôm nay.
Có thể chúng ta thực thi
việc bác ái cho anh
em chỉ vì vụ lợi,
vì khoe khoang,
vì muốn hơn người, vì trách nhiệm,
hay vì phần thưởng. Nhưng sự trao ban đích thực chính là trao
ban vì yêu thương. Thánh Gioan viết: “Thiên Chúa yêu
thương thế gian đến nỗi đã trao ban Con Một Người” (Ga 3,16). Chỉ những ai trao ban vô vị
lợi, mới trở nên giống
Thiên Chúa.
Lạy Chúa, Chúa thương
những kẻ khiêm nhường, vì họ luôn
nhận mình yếu hèn và
chỉ cậy dựa vào Chúa
mà thôi.
Xin Chúa dạy chúng con biết khiêm nhường mà phục vụ,
dấn thân và trao ban mà
không mảy may tính toán, vì
Chúa sẽ yêu thương chúng con nhiều hơn. Amen.
|