BÀI LỜI CHÚA 96
ThẾ
nÀo ĐƯỢC cỨu chuỘc ? (Phần
II)
Loài người chúng ta mắc tội tổ tông và các
tội riêng mình làm, cho nên tất cả nhân loại ta
rơi vào tình trạng hư mất, “khuyết mất vinh quang Thiên Chúa” (Rm 3.23), tức
là không có sự sống Thiên Chúa. Thiên Chúa bèn lập kế
hoạch để cứu
chuộc chúng ta khỏi tình trạng hư mất
ấy. Chúng ta đã xem một phần ở bài
trước, song cần hiểu thật đúng việc
cứu chuộc, lúc ấy mới thấy giá trị
của Bí Tích Thánh Tẩy, vì Bí Tích Thánh Tẩy là
phương thế chuyển ơn cứu chuộc kia đến
cho ta.
Trích
thư 1 Corintô, ch.6.18-20
Anh
em hãy tránh tà dâm ! Phàm mọi tội người ta phạm,
thì đều ở ngoài thân xác ; còn kẻ tà dâm thì có
tội phạm đến chính thân xác mình.
Vì anh em không biết sao ? Thân mình anh em
(bây giờ đã) là Đền Thờ của Chúa Thánh
Thần (ngự) trong anh em ; anh em đã nhận
được (Ngài) từ Thiên Chúa, và anh em không còn
thuộc về mình nữa, vì anh em đã được
(Thiên Chúa) trả giá rất đắt mà chuộc lại
! Vậy anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân mình anh em !
* Đó là
Lời Chúa ! - Tạ ơn Chúa !
Suy
niệm Lời Chúa
Trích dẫn
đoạn Kinh Thánh trên đây, không có ý bàn trực tiếp về
tội tà dâm, nhưng về việc cứu chuộc. Khi
Thánh Phaolô bảo tín hữu phải tránh tà dâm, là cốt
để nhấn mạnh điều này : Vì chúng ta đã
được mua chuộc lại bằng (giá rất
đắt là) cái chết đổ máu đào của
Đức Giêsu ra trên thập giá ! Do đó thân mình chúng ta
không còn thuộc về mình, mà thuộc về Chúa, và còn là
Đền thờ nơi Chúa Thánh Thần ngự, vậy
đừng phạm tội tà dâm làm ô uế đền
thờ ấy.
Không
chỉ đoạn Kinh Thánh trên đây mà còn các tác giả
Kinh Thánh khác như Thánh Matthêu, Phêrô, Gioan… cũng đều
cho biết:
“Con
Người đến… để hầu hạ và thí
mạng sống làm giá chuộc thay cho muôn người” (Mt 20.28)
“Không phải bằng
những của hư nát, bạc hay vàng mà anh em đã được
mua chuộc khỏi cách sống hư phiếm tổ
truyền của anh em, nhưng là nhờ Máu châu báu
của Con Chiên vô tội, vô tì, (là) Đức Kitô…” (1 Pr
1.18-19)
"Ngài đáng lĩnh sách và mở ấn: vì Ngài
đã chịu tế sát và đã mua chuộc cho Thiên
Chúa bằng máu Ngài, những người thuộc
mọi dòng họ, tiếng nói, và mọi dân mọi
nước..” (Kh 5.9)
Trước tiên,
chúng ta tìm hiểu danh từ “cứu chuộc” trong Thánh Kinh
: Chữ “chuộc” - tiếng Híp-ri là “Gôen” - chỉ sự
can thiệp của một người họ hàng gần
nhất với đương sự lâm nạn để
cứu giúp : hoặc để trả giùm nợ
nếu người lâm nạn nghèo đói hay bị bắt
làm nô lệ ; hoặc để báo thù nếu
người thân lâm nạn đó bị giết chết ;
hoặc nữa để lấy người vợ góa
và sinh con nối dõi cho người họ hàng đã
chết, người con sinh ra đó không được coi
là con mình, nhưng là con của người đã chết.
Vậy khi nói Thiên Chúa cứu chuộc là Kinh Thánh
muốn nói Thiên Chúa tự coi mình là người họ
hàng thân nhất của dân Người, nay Người có
bổn phận phải chuộc họ lại, bằng
cách huy động quyền năng mà phù trợ và giải
thoát họ. Tân Ước lấy lại chủ đề
này mà áp dụng cho Đức Giêsu, Đấng cứu
chuộc loài người !
Như
vậy, do được chuộc lại bằng một
giá đắt là cái chết của Đức Giêsu
để thoát cảnh nô lệ lỗi và sự chết,
chúng ta giống như người nô lệ được
chuộc lại, từ nay ta không còn thuộc về mình
nữa, mà thuộc về Đức Kitô là Đấng đã
mua chuộc ta lại. Cho nên, từ nay, ta sống là
để làm vinh danh Thiên Chúa, chứ không sống cho mình
nữa, càng không để tự do phạm tội nữa.
Tuy
nhiên, câu “mua chuộc” nghe được ở đoạn
Kinh Thánh này gây thắc mắc : Việc cứu chuộc
bằng một cái giá đắt nghĩa là thế nào ?
- Thưa : đó là một cách nói bình dân, dùng hình ảnh thô sơ
lấy từ cuộc sống ở đời : việc
chuộc nô lệ bằng một món tiền, như thế
người bình dân ít học cũng có thể hiểu. Thánh Nilô hậu kể: Con
của ngài, tên Théodub, bị quân dị giáo (Trung cổ)
bắt, đem bán, với một cây gươm kề
cổ. Nếu không ai mua đủ 10 đồng tiền vàng,
chúng sẽ cắt cổ chàng. Không ai muốn mua đắt
thế. Chàng kêu cầu người qua lại thương
xót, và hứa sẽ trả lại họ 10 đồng vàng
ấy và hầu hạ họ suốt đời để
tạ ơn. Song chỉ có Giám mục T… đi qua,
thương hại, bỏ 10 đồng tiền vàng chuộc
lại tự do cho cậu.
-
Nhưng hình ảnh việc mua chuộc ấy ta không
nên hiểu sát
nghĩa đen, song phải
hiểu theo nghĩa bóng : Chúa
đã phải
cực khổ, đau đớn, khó nhọc lớn lao,
nặng nề đến nỗi chết để cứu
rỗi ta. Trong
đời thường ta cũng thường nói theo
nghĩa bóng, chẳng hạn tôi đã thi đậu, song
với một giá rất đắt, với rất
nhiều hi sinh…
Vậy muốn
hiểu việc cứu chuộc, hoặc cứu rỗi
ấy cho đúng thực chất, ta phải nhờ các nhà
thần học dạy cho, lần này ta sẽ nhờ cha
Giuse Nguyễn Thế Thuấn (tập Keryma (Kê-rích-ma)
II, chương bàn về “sự chết cứu chuộc”
của Chúa Giêsu). Cha viết :
Nếu ai muốn hiểu (theo nghĩa đen) đó là
một giá tiền chuộc, thì một khi Đức Giêsu
đã thanh toán sòng phẳng, giá cả (là cái chết
đổ máu của Ngài) đã trả hẳn hoi, tại
sao Thiên Chúa lại không ban thiên đàng cho chúng ta (còn
để ta có thể bị hư mất) ? Vậy
Người không giữ trọn phép công bằng,
ngược lại, Người mắc nợ ta vì cầm
tiền chuộc rồi mà không tha thứ hẳn cách sòng phẳng.
Vả lại, nếu việc cứu chuộc ta là việc
mua bán như thế, hóa ra ta chỉ là một đồ vật thôi sao ?
Chuyện
nghe không ổn trên đây, hồi trước đã
được xây dựng thành một giáo lý và đem ra
giảng dạy như thế này : Vì loài người đã
phạm tội, xúc phạm đến Thiên Chúa, Đấng
Cao trọng vô cùng, thì đó là một tội nặng và
lớn lao vô cùng. Loài người phàm hèn không ai có thể
đền tội cho cân xứng. Vậy phải có một
Người nào vô cùng cao trọng, lập một công
nghiệp lớn lao vô cùng mới đền nổi.
Người đó chính là Đức Giêsu, Con Một Thiên
Chúa, Ngài phải xuống thế làm người,
đứng ra đền tội thay cho loài người
mới được.
Với
tư cách là Con Thiên Chúa và cũng là Thiên Chúa, thì dù Ngài chỉ
làm một việc nhỏ thì vẫn có giá trị vô cùng.
Tuy vậy để cho thấy sự công bình thẳng
nhặt của Thiên Chúa và cho thấy tội của loài
người xúc phạm đến Thiên Chúa lớn lao
chừng nào, thì Đức Giêsu phải chịu nạn,
chịu chết vô cùng đau đớn, sỉ nhục, mà
đặt vào cán cân công bằng Thiên Chúa : như thế
tội mới được đền và làm Thiên Chúa nguôi
giận, loài người tội lỗi được
chuộc lại với giá cả sòng phẳng : Thế
là loài người được chuộc tội đúng phép công bằng
vậy.
Giáo lý ấy
đặt nặng vào tính cách pháp lý, và ta phải
nhận rằng : nghe thì mạch lạc lắm, nhưng
nếu phân tách kỹ và đem đối chiếu với Kinh
Thánh, thì nó tỏ ra rất khiếm khuyết, khó có thể
chấp nhận được.
1/ Khiếm khuyết trước
nhất là coi việc
cứu chuộc chỉ như để làm thỏa
cơn giận của Thiên Chúa : Thiên Chúa bị xúc
phạm bởi tội, thì phải làm cho Người nguôi
giận bằng cái chết của kẻ xúc phạm, (ở
đây là Chúa Giêsu đứng ra chết thay cho ta), thế là
thỏa mãn sự công bằng! Có vẻ như đây
một sự trả thù (xem Mt 5.38), và đi ngược
với chính lời Chúa dạy phải tha thứ.
Việc cứu chuộc đâu có
tồi tệ như thế, vậy ta phải loại
bỏ cái giáo thuyết cũ xưa ấy, để
thấy cứu chuộc là một cái gì tích cực và vô
cùng quí giá: đó là tẩy sạch lương tâm
khỏi tội lỗi, cho ta được hồi sinh, cho
ta sự sống của Thiên Chúa, và được sống
lại. Kinh Thánh đã dạy những điều tuyệt
vời như vậy đó :
“Máu của Đức Kitô, Đấng nhờ Thần khí hằng có mà
tiến mình làm (hi sinh) vô tì tích dâng lên Thiên Chúa, sẽ
tẩy sạch lương tâm ta … khỏi các việc
chết mà phụng sự Thiên Chúa hằng sống!” (Hr
9.14)
“Thiên Chúa giàu lòng thương xót,… Người đã cho
ta, những kẻ đã chết bởi sa ngã phạm
tội, được cùng hồi sinh với
Đức Kitô, …và được cùng sống lại,
được cùng ngự trị trên trời trong
Đức Kitô Giêsu.” (Ep 2.1-6)
Xét như vậy,
việc cứu chuộc là một cuộc hồi sinh
con người cũ, đã chết vì tội lỗi mà được sự sống mới.
Bởi vì phạm tội là do bất tuân nên
đánh mất sự sống của Thiên Chúa. Vì thế,
Đức Giêsu đã phải xuống trần, đã sống
vâng phục Cha mọi đàng (vâng phục chịu
đau khổ, vâng phục chịu chết), để
đảo ngược lại sự bất tuân của
Nguyên tổ và của cả loài người. Nhờ vâng
phục tuyệt đối như thế, Ngài thành người
đầu tiên trong nhân loại
sống đẹp ý Cha mọi đàng, được
nên hoàn toàn thánh thiện, hay nói theo lời Kinh Thánh : “đã trở nên thành toàn”, và bởi
đó trở thành nguyên nhân cứu rỗi đời đời
cho chúng ta.
2/ Khiếm khuyết thứ hai là : nếu nói chuộc lại
bằng một giá, thì giá ấy sẽ trả cho ai? Có người nói : Trả giá
cho Chúa Cha, để làm thỏa mãn công bằng, làm nguôi
cơn giận Người. Lời giải này chẳng khác
gì coi Thiên Chúa là một tên bạo chúa, mà Đức Giêsu
phải mua chuộc bằng quà cáp, tặng vật, lễ
vật, không thì Người nổi cơn lôi đình lên mà
khốn.
Kinh Thánh không dạy ta
như vậy, trái lại, dạy ta rằng : -Thiên Chúa giàu lòng
thương xót, bởi lòng Người yêu mến ta vô
cùng, Người đã cho ta, những kẻ đã chết
bởi sa ngã phạm tội, được cùng hồi sinh
với Đức Kitô ! (Ep 2.5)
-Thiên Chúa là Cha mong con hoang đàng
trở về và khi nó trở về thì Người
mở tiệc ăn mừng vì con đã chết nay lại
sống, đã mất mà nay tìm lại được. (Lc
15.20-24)
-Chính Thiên Chúa
đã chọn ta từ trước khi tạo thiên lập
địa (Ep 1.4), tức là trước khi ta sinh ra trên
đời, trước cả khi ta phạm tội hay
lập được công phúc. Vậy, Thiên Chúa đã yêu
thương ta trước và đã chọn ta để ban
sự sống cho ta, chứ đâu có chờ đến
sau khi ta phạm tội, rồi đền tội làm nguôi
cơn giận của Người, rồi Người
mới thương ta :
“Tình yêu là như thế này :
không phải vì ta đã yêu
mến Thiên Chúa,
nhưng chính
Người đã yêu mến ta (trước), và sai Con
của Người
đến làm hi sinh đền tạ tội lỗi cho ta.”
(1 Ga 4.10)
-Ngay
cả việc sai Đức Giêsu đến thế gian
để chịu chết cho ta được giải hòa
với Người, cũng là sáng kiến của Thiên
Chúa nghĩ ra trước ! Lời Kinh Thánh sau đây nói
như thế :
“Thiên Chúa thì lại tỏ
lòng yêu mến của Người đối với ta
(thế này): là Đức Kitô đã chết vì ta, ngay lúc
ta còn là tội nhân! … Vì nếu lúc còn là nghịch thù,
mà ta đã được giảng hòa với Thiên Chúa
bởi cái chết của Con của Người, thì
huống chi là khi đã được giảng hòa rồi,
ta sẽ được cứu thoát bởi sự sống
của Người.” (Rm 5.8-10)
Bài học hôm nay rất cần thiết, anh chị em
nên chịu khó đọc đi đọc lại,
để hiểu cho đúng ơn Chúa cứu chuộc mà
cảm mến biết ơn Người.
Tích
truyện
Thằng quỉ làm
dấu thánh giá
Va-len mồ
côi cha từ lúc lên năm, phải ở với mẹ
tại một khu lao động nghèo khổ. Ngày ngày,
cậu phải vào các tiệm ăn đánh giầy cho khách.
Mỗi lần khách trả tiền, cậu đều làm
dấu thánh giá tỏ lòng cám ơn Chúa. Tụi bạn nom
thấy thế, nhiều lần to nhỏ chê bai :
- Gạo thì không lo mà lo giữ
đạo !
Mặc kệ,
Va-len vẫn cứ hiên ngang giữ hình thức cầu
nguyện đơn sơ ấy. Đức Khổng
Tử đã chẳng nói : “Học đạo ba năm mà
không lo đến cơm gạo có thể thiếu, thật
người đó hiếm có !”
Năm 17 tuổi, cậu được ban văn
nghệ khu phố mượn đóng vai thằng quỉ.
Màn đầu vừa dứt, khán giả vỗ tay hoan nghênh
nồng nhiệt. Sang màn hai, trời đột ngột
đổ mưa, sấm sét ầm ầm. Như bao lần
trước, “thằng quỉ” trên sân khấu quên mất
mình đang đóng kịch, vội quì gối làm dấu
thánh giá. Khán giả cười rộ lên, tưởng
thằng quỉ làm hề, không ngờ Va-len cầu
nguyện thật.
Sau đêm ấy, mọi người trong khu xóm
hiểu được hoàn cảnh của cậu, họ
chung nhau quyên tiền để giúp Va-len ăn học.
Đến sau, Va-len đỗ tiến sĩ lúc 30 tuổi.
---oo0oo---
|