2.- Thứ hai là Ơn Thông Hiểu
(intellectus)
Nhận
được ơn này, những người trần
mắt thịt chúng ta sẽ có khả năng, trong
một mức độ nào đó, hiểu biết sâu xa
những chân lý và ngay cả những Mầu Nhiệm
của Thiên Chúa, mà ta không thể hiểu được
bằng trí năng tự nhiên, tuy vốn là những chân lý
và mầu nhiệm mà ta đã nhận tin.
Ơn này không làm ta trở nên
những nhà thông thái, song làm cho ta trở nên thông minh
để hiểu biết giá trị mà sống đức
tin, đức cậy, đức mến và việc cầu
nguyện; hiểu biết và sống với Ba Ngôi Thiên Chúa,
Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần ; sống với tha nhân, với
các tạo vật của Thiên Chúa. Như thế một cách
nào, lòng nhân hậu của Chúa Thánh Thần đã cho ta
nếm trước, ngay từ đời này, hạnh phúc
Thiên Đàng đời sau.
Ơn này không
phải là một sự soi sáng thoáng qua, nhưng thường
xuyên và theo mức cần thiết cho cuộc đời
chúng ta. Nhờ đó, trong một đời sống
bận rộn trăm công nghìn việc, với biết bao
bổn phận phải chu toàn, và giữa những thử
thách, nhưng vì được Chúa Thánh Thần ban ơn
huệ này, tâm hồn ta vẫn có thể sống thân
mật với Thiên Chúa, miễn là ta biết trở nên
nhỏ bé, đơn sơ, vì Chúa Giêsu đã nói : “Lạy Cha là Chúa Tể trời
đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không
cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều
(mầu nhiệm) này, nhưng lại mặc khải cho
những người bé mọn.” (Mt 11.25)
Ơn này không
thay thế đức tin, song đưa đức tin
đến mức hoàn hảo, đến nỗi Thánh Tôma
Aquinô tiến sĩ nói rằng : “Ở đời này, khi con
mắt tâm hồn được tinh luyện bởi ơn
thông hiểu, người ta có thể nhìn thấy Thiên Chúa
một cách nào đó.” (Tổng
luận thần học II-II, câu hỏi 69, tiết 2,
mục 3). Đúng như Chúa Giêsu đã nói : “Phúc cho ai có tâm hồn trong
sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên
Chúa.” (Mt 5.8)
Cũng nhờ
ơn Thông Hiểu này, chúng ta khám phá ý nghĩa tàng ẩn của
những lời, những biểu tượng và hình bóng
của Thánh Kinh, ví dụ : tích ông Môsê đập tảng
đá làm nước phun ra cho dân Israen đi trong hoang
địa khỏi chết khát, thì Thánh Phaolô
được ơn nhìn thấy tảng đá ấy chính
là Chúa Kitô đi theo họ (1 Cr 10.4). Tâm hồn sẽ
nếm được hương vị ngọt ngào
của những lời Chúa Giêsu đã ghi chép trong sách Tin
Mừng. Những lời thần linh này, linh hồn nghe
như chính Chúa Kitô vinh hiển từ trời nói cho mình một
cách sống động, chứ không phải lời của
một cuốn sách.
Ơn này
bộc lộ trước mắt tâm hồn những
thực tại thiêng liêng tàng ẩn dưới những
lớp vỏ bề ngoài, chẳng hạn xuyên qua lớp
nghi thức khô khan của Thánh Lễ, nhìn thấy cách siêu
nhiên song rất thật Chúa Giêsu đang dâng mình làm của
lễ lên trước Thánh Nhan Chúa Cha ; cũng như
nhận thức được ý nghĩa sâu xa thâm trầm
của các Bí tích, các nghi lễ Phụng vụ thánh.
Ơn này
cũng làm cho nhìn thấy bàn tay Chúa hành động trong
đời sống của chính bản thân chúng ta, khiến
cho ta hiểu đường lối của Thiên Chúa
điều khiển đời sống mình thật là
kỳ diệu, và tràn đầy tình thương xót, cho dù
những đường lối ấy nhiều khi làm cho ta
đau đớn tan nát cõi lòng, hoặc dẫn ta đi trên
những ngõ quanh co ta không ngờ tới, ví dụ qua
những biến cố đau thương (như đau
khổ, bệnh tật, mất người thân v.v…). Ta
liền hiểu ra ngay rằng nếu để cho ta
tự mình điều khiển đời sống, ta
sẽ hụt mất mục đích đời mình.
Nhưng nay đã được hiểu rõ, ta vui
hưởng bình an, lòng không ngớt dâng lên Thiên Chúa Cha
đầy tình thương và Đấng Cúu Chuộc
đáng mến những lời cảm tạ tri ân.
Chướng
ngại lớn nhất cho
ơn huệ thiêng liêng này là sự hiếu động,
sự bồn chồn lo âu trăm công ngàn việc, luôn
vội vã, không biết nghỉ ngơi, không biết thinh lặng
và cầm trí chút nào, luôn “ruột để ngoài da”, ấy
là chưa kể đến chuyện ham vui chơi, ham trò
chuyện, và làm những chuyện vô bổ khác… Nhất là
lại nuôi dưỡng trong trí lòng những ý tưởng
bất chính, những hình ảnh xấu xa hay thiếu trong
sạch.
3.- Thứ ba là Ơn Chỉ Bảo (consilium)
Dịch là Ơn
Chỉ Bảo (đàng lành) thì có lẽ chính xác hơn là
Ơn Lo Liệu. Ơn này cho chúng ta được sự
tinh khôn siêu nhiên, nó cho ta khả năng thấy và chọn
lựa cái gì đúng, cái gì sai, cái gì tốt, cái gì xấu,
và giữa biết bao sự hoài nghi và không rõ rệt của
cuộc đời, biết chọn những cái gì tốt
mà làm, những cái gì đem đến vinh quang cho Thiên Chúa,
mưu ích cho Hội Thánh và cho phần rỗi bản thân và
tha nhân…
Ơn Chỉ Bảo
giúp ta biết tìm kiếm, xét đoán, chọn lựa và
đón nhận những điều hay lẽ phải,
nhất là từ Thiên Chúa, để giúp ta tiến tới
trong đường thánh đức, và tránh xa những
điều xấu, ví dụ nó giúp ta tự hỏi:
“Việc này có đưa tôi tới sự thánh thiện không
?” ; “Việc nọ có dẫn tôi tới Thiên Đàng không?”
Nói tóm, tìm kiếm đâu là đường lối và thánh Ý
Thiên Chúa, vì có lời phán rằng : “Tư tưởng của
Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối
các ngươi không phải là đường lối
của Ta - sấm
ngôn của ĐỨC CHÚA. Trời cao hơn đất chừng nào, thì đường lối
của Ta cũng cao hơn đường lối các
ngươi, và tư
tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng
các ngươi chừng ấy.” (Is 55.8).
Qua ơn huệ này,
Chúa Thánh Thần sẽ hướng dẫn ta, hoặc
chỉ cho biết con đường nào phải đi, hay
sẽ nói cho ta biết phải chọn điều gì
giữa bao nhiêu điều phải quyết định hay
chọn lựa : “Ai có tai thì hãy nghe điều Thần Khí nói với các
Hội Thánh.” (Kh 2.7)
Như thế, ơn
này rõ ràng có liên hệ với nhân đức khôn ngoan, tuy
nhiên đang khi nhân đức khôn ngoan này hoạt
động nhờ lý trí được soi sáng bởi
đức tin, thì ơn Chỉ Bảo hoạt
động dưới sự hướng dẫn của
Chúa Thánh Thần, khiến nhiều khi một hành
động được Chúa Thánh Thần soi dẫn cho mà
làm, nhưng lý trí không thể cắt nghĩa
được tại sao, ví dụ việc cha Maximilianô
Kolbê hy sinh mạng sống cho một người khác
được thoát chết, thì lý trí tự nhiên vốn
chủ trương bảo toàn mạng sống sẽ không
thể nào hiểu được.
Ơn
Chỉ Bảo còn hiến những lời chỉ dẫn
hay những giải đáp cho những hoàn cảnh khó
khăn và bất ngờ của ta, và nếu chức
vụ hay tình bác ái đòi hỏi, cũng giúp ta hiến
những lời khuyên bảo hay hướng dẫn cho
cả người khác nữa, cách riêng trong những
vấn đề cứu rỗi và nên thánh. Biết bao nhiêu
cạm bẫy, ta sẽ tránh thoát ! Biết bao ảo
tưởng sẽ bị xóa tan ! Biết bao điều
chân thật huy hoàng, Thần khí sẽ giúp ta khám phá !
Chướng
ngại lớn nhất đối với ơn huệ
này là sự tự đắc, tự mãn, nghĩ mình khôn
ngoan đủ, không cần ai khuyên bảo, góp ý, vì coi quan
điểm của mình là đúng nhất. Vì thế phải
dùng lời này của Thánh Vịnh mà nguyện xin :
“Lời Chúa là ngọn đèn soi cho
con bước,
là ánh sáng chỉ đường con đi.” (Tv 119.105)
|