·
Lúc thực hiện việc
ban Thần khí :
Sau khi báo trước, rồi loan báo ở
Đền Thờ Giêrusalem ngày lễ Lều,
nay đã đến thời điểm Chúa Giêsu thực hiện lời hứa
là
ban Thánh Thần /Thần Khí Sức Sống. Nhưng
bởi vì Thần Khí là Đấng Linh Thiêng vô hình, nên
việc ban Ngài xuống phải sử dụng những
dấu chỉ, hình ảnh hay biểu tượng hữu
hình cụ thể bên ngoài thấy được
để biểu lộ :
A. Ban qua biểu tượng :
Biểu
tượng 1 : “Trao ban Thần Khí lúc sinh thì.”
"Khi đã nếm
giấm rồi, Đức Giêsu nói : 'Đã hoàn tất'.
Đoạn gục đầu xuống, Người phó thác
Thần Khí" (Ga 19.30).
Thay vì nói cách thông thường như các Tin Mừng
Nhất Lãm : Đức Giêsu ‘tắt
thở’, ‘trút linh hồn’, duy mình Thánh Gioan đặc
biệt lại viết một câu hết sức
độc đáo : “Người
phó thác Thần Khí”! Qua lời đó vị Thánh sử
muốn cho hiểu là chính lúc Đức Giêsu kết thúc
cuộc hiến tế hy sinh, Chúa Cha chấp nhận
Của Lễ Thân Mình Người, nên Cha tôn vinh
Người ngay tức khắc và ban cho Người
được tràn đầy Thần Khí ; thế là qua “hơi thở thần thánh”
của Người trút ra, Người trao ban Thần
Khí cho Hội thánh, cho các tín hữu.
Biểu
tượng 2 : "Trào Máu và Nước"
"Quân lính đến, đánh giập
ống chân người thứ nhất và người
thứ hai cùng bị đóng đinh với Đức Giêsu.
Khi đến gần Đức Giêsu và thấy
Người đã chết, họ không đánh giập
ống chân Người. Nhưng một người lính
lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người.
Tức thì, Máu cùng Nước chảy ra." (Ga
19.32-34).
Việc Máu và Nước chảy ra
đó thật là sự kiện rất hệ trọng cho
đức tin, đến nỗi vị Thánh Sử phải
nhấn mạnh, và còn xác quyết rằng ông đã xem
thấy, cho nên ông có thể làm chứng :
"Người
xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng
của người ấy xác thực; và người
ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh
em nữa cũng tin." (Ga 19.35)
Thật vậy, Nước
là biểu tượng về Thần Khí được
nói đến qua các đoạn tiên tri kể trên kia, cùng
với Máu biểu tượng về các Bí tích, tuôn ra
từ Trái Tim Chúa Giêsu như thác
nguồn thương xót ban Ơn Tha Thứ, Ơn
Cứu Độ vào lúc người lính vô cảm, vô tình
không một chút xót xa, nhẫn tâm lấy ngọn giáo đâm
vào cạnh sườn Người.
**
(Nhớ 2 luồng ánh sáng đỏ và xanh nhạt nơi
Ảnh lòng Chúa Thương xót của Nữ thánh Faustina)
B. Ban qua dấu chỉ : - Dấu chỉ “Thổi hơi”
Trải qua những ngày khổ hình
Tử Nạn, là đến ngày Phục Sinh vinh hiển
rực rỡ, và chính vào buổi chiều ngày hôm ấy, ngày
thứ nhất trong tuần, Chúa Giêsu phục sinh từ
trong vinh quang Chúa Cha, đã đến đứng giữa
các ông, và "Nói với các ông :
"Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã
sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em." Nói xong,
Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh
em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai,
thì người ấy được tha; anh em cầm
giữ ai, thì người ấy bị cầm
giữ." (Ga 20.21-23)
Ý tưởng sâu xa của
việc ‘thổi hơi’ ban Thánh Thần này sẽ
được sáng tỏ, khi chúng ta nhớ đến
việc Thiên Chúa ‘thổi hơi’ ban sinh khí cho ông Ađam ở
sách Sáng Thế 2.7: ở đó là một động tác ban
sự sống tự nhiên cho con người trong cuộc tạo dựng
thứ nhất : “Con
người đầu tiên là A-đam được
dựng nên thành một sinh vật” (1 Cr 15.45a). Nhưng
cuộc tạo dựng thừ nhất ấy đã bị
đổ vỡ vì tội. Đến thời gian sau
Tử nạn và Phục sinh này, Chúa Giêsu Phục Sinh cũng
dùng lại động tác "thổi hơi" ấy,
làm dấu chỉ ban Thánh Thần Sức Sống
Thần Linh siêu nhiên cho nhân loại đã chết vì
tội lỗi trong
cuộc tạo dựng thứ hai : “Còn Ađam cuối cùng là Thần khí ban sự
sống” (1 Cr 15.45b), ngõ hầu tái tạo họ khỏi
sự chết mà được Sự Sống Đời
Đời.
- Dấu chỉ Cuồng phong và Lưỡi Lửa :
Việc
“thổi hơi” ban Thánh Thần vẫn còn có vẻ
thần học trừu tượng, chưa cụ
thể, mà loài người thì cần những hành
động cụ thể bên ngoài thấy được,
nghe được, chạm đến được.
Biết loài người phàm hèn, yếu đuối, không
quen sống với các sự vô hình, khó tin vào những gì mình
không thấy, nên Chúa Giêsu sẽ cho các Tông Đồ chứng
kiến rõ ràng việc đổ tràn Thánh
Thần cách mãnh liệt như cuồng phong, và nóng nảy
như những lưỡi lửa từ trời
đỗ xuống trên từng người, để
một khi đã “tai nghe, mắt thấy” những
sự ấy, các ông tin tưởng vững vàng mà mạnh
mẽ rao giảng, làm chứng cho Chúa trên bước
đường loan báo Tin Mừng về sau này trong suốt
cuộc đời của mình : "Phần chúng Tôi,
những gì tai đã nghe, mắt đã thấy, chúng Tôi không
thể không nói ra." (Cv 4.20)
Để
chuẩn bị cho nhân loại đón nhận ơn ban
Thần khí vô cùng trọng đại, Thiên Chúa đã
phải để bao thời gian và nhờ các ngôn sứ
dùng bao hình bóng mà báo trước, thì giờ đây gần
đến lúc thực hiện cách uy linh lẫy lừng
chính việc ban vĩ đại ấy lẽ nào Chúa Giêsu
lại không căn dặn các Tông đồ của mình
chuẩn bị chu đáo tâm hồn mình ?
"Một hôm, đang khi dùng bữa
với các Tông Đồ, Đức Giêsu truyền cho các ông
không được rời khỏi Giêrusalem, nhưng
phải ở lại mà chờ đợi điều Chúa
Cha đã hứa, điều mà anh em đã nghe Thầy nói
tới, đó là: ông Gioan thì làm phép rửa bằng
nước, còn anh em thì trong ít ngày nữa sẽ chịu
phép rửa trong Thánh Thần" (= được dìm vào
chìm ngập trong Chúa Thánh Thần) (Cv 1.4)
Trong sách Công
vụ chỉ thấy Chúa Giêsu nói "ở lại Giêrusalem
mà chờ đợi", không thấy bảo phải
cầu nguyện, Nhưng các Tông đồ đã hiểu ý
Chúa, để đón nhận một ơn trọng
đại như vậy, không thể nào chỉ ngồi
chờ đợi suông, giết thời giờ bằng
chuyện gẫu hay tiêu khiển giải trí…, nhưng “Tất cả các ông đều
đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện
cùng với mấy người phụ nữ, với bà
Ma-ri-a thân mẫu Đức Giê-su, và với anh em của
Đức Giê-su.” (Cv 1.14)
Quang cảnh
ấy là một bài học cho chúng ta: Muốn lãnh
được đại ơn Thánh Thần, cần siêng
năng, sốt sắng cầu nguyện liên lỉ và
bền chí. Nhất là xin Đức Mẹ đến bên ta
như xưa đã ở bên các Tông đồ để cùng
cầu nguyện và cầu bầu cho ta trước tòa Chúa.
Ngày nay hình như chúng ta đã lơ là, và các linh mục cũng
ít nhắc nhở việc cầu nguyện dọn mình quan
trọng ấy, chẳng trách được tại sao Chúa
Thánh Thần không tác động mãnh liệt trong thời
đại ta, cũng như nơi bản thân ta như
thời xưa ấy !? “Người
đã không thể làm được phép lạ nào tại
đó …; Người lấy làm lạ vì họ không tin.” (Mc
6.5-6)
Vậy sau khi các Tông đồ đã
ở lại Giêrusalem và chuyên cần cầu nguyện thì:
"Đến
ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang
tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời
phát ra một tiếng động, như tiếng gió
mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ
tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện
những hình lưỡi giống như lưỡi lửa
tản ra đậu xuống từng người
một."
"Và ai nấy đều
được tràn đầy ơn Thánh Thần,
họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tùy theo
khả năng Thánh Thần ban cho." (Cv 2.1-4).
***
Toát
yếu những điều bàn giải ở trên, chúng ta có
thể kết luận: Bất cứ ai lấy lòng tin
tưởng, yêu mến, khiêm nhường mà "ăn
Chúa" tức là ăn Bánh Hằng Sống Giêsu khi
Rước Lễ, thì cũng như Chúa Giêsu đã sống
nhờ Chúa Cha, tức là nhờ Thần Khí là Sức
sống của Chúa Cha thế nào, thì người
Rước Lễ cũng sẽ được sống
nhờ Chúa Giêsu, tức là
nhờ Thần Khí là Sức Sống Thiên Chúa có sẵn
trong Mình Máu Thánh của Chúa Giêsu như vậy.
ª ª
ª
"Ai ăn Tôi", (ăn Bánh
Hằng Sống Giêsu), thì
"sẽ được sống nhờ Tôi (tức
nhờ Thần Khí là Sức Sống của Thiên Chúa có
nơi Tôi), nhưng chúng ta mới chỉ nghe nói lãnh
được Thần Khí là Sức Sống của Thiên
Chúa một cách chung chung. Nay chúng ta muốn đi vào chi
tiết cụ thể hơn, để xem :
|