Những
lời báo trước về việc ban Thần Khí Sức
Sống
Khi ban một ơn huệ
trọng đại như thế, không thể nào làm
đột ngột được, vì loài người
sẽ không hiểu và sẽ không đánh giá đúng mức
giá trị của ơn huệ ấy. Bởi vậy, Chúa
phải dùng nhiều cách để mô tả và loan báo
trước :
·
Báo trước : Thiên
Chúa báo trước cho ta
việc ban Thần Khí Sức Sống của Thiên Chúa,
bằng cách sử dụng hình ảnh Dòng Nước mà tiên tri Êdêkien chương 47 mô tả (mời xem lại tr.430tt),
với nét độc đáo là dòng
nước ấy chảy ra từ bên hông đền
thờ.
Nhưng là đền thờ nào
?
Ngôn sứ chỉ nói đền
thờ, và người Do Thái nghĩ ngay đến
Đền Thờ Giêrusalem. Nhưng vì ngôn sứ cũng là
một vị tiên tri, nên ông báo trước về một
Đền Thờ lạ lùng sau này : Đền Thờ ấy ứng nghiệm vào Thân Mình Chúa Giêsu. Chính Chúa
Giêsu đã công bố một cách kín đáo về
điều đó, khi Người trả lời cho
người Do Thái:
"Các ông cứ phá hủy Đền
Thờ này đi; nội ba ngày, Tôi sẽ xây dựng
lại."
Người Do Thái (tưởng là Người ám chỉ
đền thờ gỗ đá Giêrusalem, nên họ) mới nói: "Đền
Thờ này phải mất bốn mươi sáu năm
mới xây xong (được đến đây), thế mà
nội trong ba ngày ông xây lại được sao?" Nhưng
Đền Thờ Đức Giêsu muốn nói ở đây
là chính Thân Thể Người. Vậy, khi Người từ cõi chết chỗi
dậy, các môn đệ nhớ lại Người đã
nói điều đó, họ tin vào Thánh Kinh và lời
Đức Giêsu đã nói." (Ga 2.18-22)
·
Ở
đoạn Tin Mừng nói trên, tuy Chúa Giêsu nhận mình là
Đền thờ, song vẫn chưa nói Nước Nguồn Sống là Thần Khí từ Đền Thờ - Thân
Mình Người chảy ra.
Mãi cho đến
một hôm, Chúa Giêsu lên dự Lễ Lều ở Thánh Đô
Giêrusalem, thấy giáo sĩ và dân chúng Do Thái đi kiệu
rước nước cầu mưa từ suối Si-lô-am
lên Đền thờ, nhân dịp ấy Người
mới loan báo cho
biết điều đó :
"37-38
Hôm ấy là ngày bế mạc tuần lễ Lều, và
là ngày long trọng nhất. Đức Giêsu đứng trong
Đền Thờ và lớn tiếng nói rằng:
"Ai
khát, hãy đến với Tôi, ai tin vào Tôi, hãy đến mà
uống! Như Thánh Kinh đã nói: Từ lòng Người,
sẽ tuôn chảy những dòng nước nguồn
sống."
39
"Điều
ấy Đức Giêsu nói về Thần Khí mà các kẻ
tin vào Người sẽ lãnh lấy, vì (bấy giờ)
Thần Khí chưa có, bởi Đức Giêsu chưa
được tôn vinh." (Ga 7.37-39)
-----------------------
** Vấn đề bản văn :
C.39 trích dẫn trên đây sử dụng bản dịch
của cha Giuse N.T.Thuấn : "vì
Thần Khí chưa có, bởi Đức Yêsu chưa
được tôn vinh", như thế là dịch sát
bản gốc tiếng Hy-lạp. Nhưng vài người
ký lục thời xưa và một vài dịch giả
thời nay, sợ độc giả hiểu lầm là
Thần Khí chưa hiện hữu, cho nên khi sao chép hay
dịch thuật đã sửa đổi thành: "bấy giờ họ chưa
nhận được Thần Khí, vì Đức Giêsu
chưa được tôn vinh", hay “Thần Khí chưa được trao ban, vì
Đức Giêsu chưa được tôn vinh”, hay “Thần Khí sẽ
được ban khi Đức Giêsu được tôn
vinh.”
--------------------------------
Khi nghe câu giải thích ấy
của Thánh Gioan : “vì (bấy
giờ) Thần Khí chưa có…” (Ga 7.39), trong chúng ta
có người có thể thắc mắc:
Chúa Giêsu là Con
Thiên Chúa và cũng là Thiên Chúa thật mà sao lại bảo là chưa có Thần Khí ?
Nhân dịp này,
ta tạm dừng lại một chút để cắt
nghĩa :
Cuộc đời Đức Giêsu chia ra
2 giai đoạn :
Giai đoạn 1, Nhập thể và mang
tội lỗi loài người ;
Giai đoạn 2, Phục sinh và ban
Thần khí Nguồn Sự sống.
(Nhớ lại Ba Vòng tròn trên kia tr.312tt)
Giai
đoạn 1 : Vẫn biết Đức Giêsu là
Con Thiên Chúa, thụ thai bởi phép Thánh Thần, và Thiên Chúa
đã cho Thần Khí lấy hình dáng chim bồ câu đỗ
xuống và lưu lại trên Người, lúc Người
chịu phép Rửa của Gioan Tẩy Giả ở sông
Gióc-đan (Mc 1.9-11 ; Ga 1.32-33), và Thiên Chúa đã ban cho Người
Thần Khí vô ngần vô hạn (Ga 3.34), tuy nhiên vẫn phải
nói là Chúa Giêsu chưa có Thần Khí, vì sao ?
1) Vì lúc ấy đang mặc xác
người phàm, coi như Người đã từ bỏ
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, trút bỏ
hết mọi vinh quang của một vị Thiên Chúa, cam
chịu thân phận tôi đòi, như thánh Thư Philíphê
viết :
“Đức
Giê-su Ki-tô bản thân vốn là Thiên Chúa
mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
nhưng đã hủy mình ra không,
mặc lấy thân nô lệ,
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế…” (2.6-7)
2) Người còn mang lấy tội
lỗi của loài người vào thân mình, như Thư
Thánh Phêrô xác quyết:
-
"Tội lỗi của
chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà
đưa lên (đóng đinh trên) cây thập giá…. Nhờ
Người phải mang những vết thương mà anh
em đã được chữa lành." (1 Pr 2.24)
Thánh Phaolô còn nói mạnh mẽ
hơn:
- "Đấng chẳng hề
biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người
thành (hiện thân của) tội lỗi vì chúng ta,
để làm cho chúng ta nên công chính trong Người." (2
Cr 5.21).
3) Trong tình trạng mang trong
mình đầy dẫy tội lỗi nhân loại như
vậy, cho dù cá nhân Người không hề phạm
tội nào (Ga 8.46; 1 Pr 2.22), thì trước Nhan Thiên Chúa
Chí Thánh, Người vẫn bị coi như kẻ tội
lỗi, xa cách Thiên Chúa đến mức Thánh Phaolô dám nói:
- "Vì
chúng ta, chính Người trở nên đồ bị
nguyền rủa, vì có lời chép: Đáng nguyền
rủa thay mọi kẻ bị treo trên cây gỗ!" (Gl 3.13).
Và cũng vì vậy mà khi Chúa
Giêsu bị đóng đinh trên thập giá, tai nghe những
lời kẻ nghịch thóa mạ và thách thức: "Hắn cứ xuống
khỏi thập giá ngay bây giờ đi, chúng ta tin hắn
liền ! Hắn cậy vào Thiên Chúa, thì bây giờ
Người cứu hắn đi, nếu quả thật Người
thương hắn ! Vì hắn đã nói :‘Ta là Con Thiên Chúa
!’” (Mt 27.42-43), thì dường như Người cảm
thấy mình bị Thiên Chúa Cha ruồng bỏ không
đến cứu giúp, cho nên Người đã kêu than lên
Cha trong giây phút cực kỳ đau thương đó :
- “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của
con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mc 15.34)
Từ
những điều nói trên, ta thấy rằng : Vốn
dĩ là Ngôi Hai Thiên Chúa, Chúa Giêsu kết hợp với Chúa
Cha (Ngôi Nhất) và Chúa Thánh Thần (Ngôi Ba) một cách
bản thể đến nỗi đồng một
bản thể : “Tôi và Chúa
Cha (và Chúa Thánh Thần) là một” (Ga 10.30) mà thuật
ngữ thần học gọi là “Tam vị nhất
thể”. Nhưng cũng đừng quên rằng Chúa Giêsu
của chúng ta đã xuống thế làm người, và
đang ở trong tình trạng thảm thương mô
tả trên đây, thì phải nói là Người
chưa có Thần Khí, theo nghĩa chưa có tràn
đầy Thần Khí Thiên Chúa để ban ra cho nhân
loại, tuy vẫn phải nói rằng : Người
đã có Thần Khí nơi mình, nhưng là có cho riêng
Người để chu toàn sứ vụ Thiên Sai.
Hiểu được như thế, sẽ chẳng
thấy có gì là mâu thuẫn giữa một đàng biết
Người đã có Thần khí, và đàng khác lại nói
Người chưa có Thần khí.
|