Bây giờ
bắt đầu lại vẫn chưa muộn !
Vậy việc đầu tiên là thành tâm
cầu nguyện để lãnh nhận Chúa Thánh Thần.
Đành rằng, Chúa Giêsu đã
tuôn đổ Thánh Thần xuống như đoạn Thánh
Kinh trên đã nói, nhưng ban là một chuyện còn có
nhận được hay không là chuyện khác. Mưa thì
tưới xuống cùng khắp mọi nơi, còn
người ta có hứng hay không mới là quan trọng !
Nếu đem chum to, bể chứa thì lãnh được
nhiều, thau chậu thì lãnh được ít, còn nếu
chỉ đem chiếc lọ nhỏ như lọ dầu
gió xanh bé xíu thì chẳng được mấy tí.
Vậy ta phải mở lòng
ra mà cầu nguyện để lãnh nhận
được Thánh Thần. Mấy thánh ca sau đây giúp
nguyện cầu thêm sốt sắng, vì ca hát là cầu
nguyện hai lần :
“Lạy
Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến, canh tân
đổi mới đời sống chúng con. Tăng
sức linh hồn, bồi thêm lửa mến, soi sáng nhân
tâm, hiệp nhất muôn lòng.
1.
Chúa hỡi, khấng xin
ngự đến, đổ tuôn muôn ơn, phù giúp chúng con. Xin
thương soi dẫn nhân tâm, nương theo Thần Khí
bước trong bình an.”
(Lm. Thành Tâm)
“Lạy
Chúa, xin ban xuống trên chúng con, Thần Trí tác tạo của
Chúa, Người đổi mới tâm can, đổi
mới muôn lòng.
1.
Nguyện Chúa ban cho chúng con chính Thần lực dìu dắt
giữa trần gian.
2. Người sẽ ghi trong trái tim chính
Lề luật tình mến Chúa truyền ban.
3.
Người đốt lên trong chúng con ánh lửa hồng
bừng cháy của niềm tin…..”
***
Để
đến đây mới nêu lên thắc mắc và một
câu hỏi :
1/ Thắc mắc : Ở đầu Tiểu đoạn
1 nghe Chúa Giêsu nói “Tôi
sống nhờ Chúa Cha …”, đến khi trên đây
đưa ra những câu Thánh Kinh để minh chứng thì
lại là những câu nói Người sống nhờ Thần Khí, như thế phải
chăng có sự lạc đề ?
- Giải đáp : Thoạt xem có vẻ lạc đề,
song nếu xét kỹ thì không. Xin vui lòng nghe giải thích :
Trong Tin Mừng Gioan 4.24, khi giảng giải cho
người phụ nữ Samari, Đức Giêsu tuyên bố
: “Thiên Chúa là Thần Khí, (vì thế những kẻ
thờ phượng Người phải thờ
phượng trong thần khí và sự thật.”) :
Chúa Cha là Thiên Chúa,
mà Thiên Chúa là
Thần Khí,
vậy nói : sống nhờ Chúa Cha hay nói : sống nhờ Thần Khí thì cũng như
nhau. Không hề lạc đề.
2/ Bây
giờ lại hỏi :
Mà Sống nhờ Thần Khí là sống nhờ cái gì ?
Xin
trả lời : Xin nhớ
lời Đức Giêsu tuyên bố trên đây : “Thiên Chúa là Thần Khí”, lời
tuyên bố ấy không có ý nói Thiên Chúa là Chúa Thánh Thần,
Ngôi thứ Ba, song "định nghĩa
“Thần khí” (pneuma) là bản tính thần linh của Thiên
Chúa” ,
cũng như khi nói Thiên Chúa là Sự Thật (Alêtheia),
là Sự Sáng (Phôs), là Tình yêu (Agapê) vậy.
Ở 2 Cr 3.17t
cũng nói : “Chúa là “Thần Khí”, phải hiểu Thần khí
là Thực
tại cánh-chung tuyệt đối. Thực Tại ấy
là tất cả mọi sự : là Thần tính, là Thánh
thiện, là Khôn ngoan, là Vinh quang (Rm 6.4; 2 Cr 3.8,18), là Sức
mạnh (Lc 1.35; 4.14; Cv 10.38), là Sự Sống, là Nguồn
Sống (Ga 6.63; 2 Cr 3.6; Gl 6.8)…
Tóm lại, nói rằng Thiên Chúa
là Thần Khí có nghĩa là
nói Thiên Chúa là tất cả
mọi sự nói trên, gói gọn vào một câu : là Sức Sống !
Bây giờ
đáp lại câu hỏi trên : “Sống nhờ Thần Khí là
sống nhờ cái gì ?”, xin trả lời là : “Sống nhờ
Thần tính, sự Thánh thiện, sự Khôn ngoan, Vinh quang,
Sức mạnh, v.v…của Thiên Chúa, tắt một
lời, nhờ Sức Sống của Thiên Chúa.”
Sau đây,
bằng những đoạn văn thật huy hoàng, Thánh Kinh minh chứng Thần
Khí là Sức Sống của Thiên Chúa và Người ban Sức
Sống ấy cho muôn loài như thế nào :
1.- Thuở Sáng Thế, khi Thiên
Chúa khởi sự sáng tạo trời đất, lúc ấy
chưa có vũ trụ, chỉ có cõi uông mang, hư không
trống rỗng, vô hình tượng, chính Thần
Khí-Sức Sống “bay
lượn” như thể bao phủ (giống như gà
mẹ ấp trứng), để làm nảy sinh sự
sống của muôn loài, muôn vật :
"Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng
tạo trời đất. Đất còn trống rỗng,
chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và
Thần Khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt
nước." (St 1.1-2)
2.- Sau khi Thiên Chúa tạo dựng vũ
trụ và muôn loài muôn vật, cuối cùng Người
tạo dựng loài người : “ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa lấy bụi từ
đất nặn ra con người, thổi sinh khí
vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh
vật” (St 2.7). “Thổi sinh khí” là một cách nói
tượng hình ám chỉ việc Thiên Chúa thổi hơi
sống (hay : hơi thở sự sống) của mình
(“halène de vie”, BJ2 và TOB) vào trong con người,
nhờ đó họ trở thành “sinh vật” (hay đúng
hơn: “nhân vật”), tức là thành con người, có
sự sống nhân loại : có linh hồn bất tử, có
trí thông minh và tự do, khác biệt với loài vật.
Có sự khác
biệt ấy là bởi vì loài người được “tạo dựng theo hình ảnh
của Thiên Chúa bất tử” (St 1.26 ; Kn 2.23), vì thế
được ban quyền thay mặt Thiên Chúa làm bá chủ
mọi loài mọi vật đã được
Người sáng tạo (St 1.26,28). Dầu vậy, loài
người tự bản chất vẫn là một sinh
vật phức tạp vừa có xác có hồn, do đó
đã nảy sinh nhiều giằng co xâu xé, căng thẳng
và mâu thuẫn: vì tinh thần thì khát vọng vô biên, nhiều
nhu cầu, nhiều ước vọng, nhưng thể xác
thì chậm chạp, yếu nhược. (Chúa Giêsu đã xác
nhận điều ấy, Mt 26.41). Bởi đó thân
phận con người rất chênh vênh, mong manh không chóng thì
chầy sẽ vấp ngã ... Và quả thật việc sa ngã
ấy đã xảy ra. Hai ông bà nguyên tổ chúng ta đã sa
ngã, phạm tội và truyền lại cho con cháu cái di
sản tội lỗi (St 3.1-19 ; Rm 5.12).
Từ đó,
loài người như bị trượt dốc, càng có
khuynh hướng thiên về các sự dữ, các
điều xấu xa… trong đó có tội vô ơn bội
nghĩa với Đấng đã tạo dựng nên mình,
đã ban cho mình sự sống và hạnh phúc, mà quay lưng
lại với Người, đi thờ các tà thần hay
các ngẫu tượng hư vô giả trá, để mong cầu
những lợi ích vật chất tạm bợ. Họ
quên rằng khi thờ tà thần là không những họ
đã phạm tội bất trung, một trọng tội
nghịch với Thiên Chúa, bởi vi phạm điều
răn thứ nhất: Thờ phượng và kính mến
Thiên Chúa trên hết mọi sự, mà còn là tội dẫn
đưa đến bóng đen của cái chết
đời đời, là kề cổ vào lưỡi hái
của Tử Thần Hỏa Ngục.
3.- Nhưng thật lạ lùng,
mặc cho bội phản, mặc cho vô ơn của con
người, mà dân Do Thái là điển hình,
Thiên Chúa vẫn không bỏ con người lâm vào tử
lộ, song vẫn yêu thương, và âm thầm ban cho loài
người Thần Khí của Người,
để họ quay về đường sống :
"Quả vậy, lạy Đức
Chúa, (Ngài cho) Thần khí bất diệt của Ngài ở
trong muôn loài muôn vật (chứ không chỉ ở
trong người Kitô hữu).
Vì thế những ai sa ngã, Chúa sửa dạy từ từ.
Chúa cảnh cáo họ, nhắc cho họ nhớ họ
đã phạm tội gì, để họ bỏ
điều ác mà tin vào Chúa". (Kn 12.1-2).
Thần Khí khi ấy chỉ
như một ơn huệ thiêng liêng, nên Thiên Chúa chưa
bằng lòng, một ngày kia, Người sẽ còn ban đích
thân Thần Khí của Người xuống cho nhân
loại.
Vì Chúa Thánh Thần (Spiritus) có đặc tính là thông ban
Sự sống (động từ Latinh : spirare = hà hơi
thở, mà hơi thở là sự sống, hết thở là
hết sống) nên người ta dùng từ “Thần Khí” mà
gọi Ngài một cách thích hợp, cũng như gọi
Chúa Cha một cách thích hợp là Đấng Tạo thành ; và
gọi Chúa Con là Đấng Cứu chuộc vậy.
|