Hành trình
đi tới niềm vui.
(Suy niệm
của Lm FX. Vũ Phan Long)
Thời gian được dành cho chúng
ta có giới hạn, nên chúng ta không thể sử dụng
như là chủ thời gian. Ngay từ khi ý thức và mỗi ngày,
chúng ta phải lên đường tiến về với
Thiên Chúa.
1.- Ngữ
cảnh
Đoạn
văn này bắt đầu phần thứ hai (Lc 13,22–17,10) trong hành trình lên Giêrusalem Tin Mừng
Luca tường thuật (Lc 9,51–19,28), trong đó có những
lời Đức Giêsu tuyên bố về ơn cứu
độ và về việc được nhận hay không
được nhận vào Nước Thiên Chúa. Riêng bản
văn 13,22-30 có sự thống nhất bên trong nhờ
những tuyên bố của Đức Giêsu; những tuyên
bố này liên hệ rất chặt chẽ với hai
dụ ngôn liên hệ đến Nước Thiên Chúa kết
thúc phần thứ nhất (dụ ngôn Hạt cải,
13,18-19; dụ ngôn Men trong bột: 13,20-21).
Riêng về hình thức, dường
như bản văn này đa tạp, quy tụ nhiều
đoạn không cùng chiều hướng. Chẳng hạn, “cửa hẹp” (Lc 13,24) có ở Mt 7,13-14 (Bài Giảng trên núi);
“cửa đóng” (Lc 13,25) kết thúc dụ ngôn mười
người trinh nữ trong Mt (25,10-12). Câu trả lời
của những người bị loại (Lc 13,26-27) lại đưa chúng ta về với
Mt 7,22-23 (Bài Giảng trên núi). Còn chi tiết nói về
bữa tiệc quy tụ mọi người (Lc 13,28-29) lại chính là cao điểm của
truyện chữa lành người đầy tớ của
viên sĩ quan có đức tin rất lớn (Mt 8,11-12).
Nhưng
dù thế nào, khi đưa vào tác phẩm của mình, tác
giả Luca đã làm cho các đoạn văn rời rạc
ấy thành một khối có ý nghĩa (chi tiết “cánh
cửa đã đóng” trở thành một dụ ngôn, và
tất cả bản văn trở thành bài trình bày các
đòi hỏi phải đáp ứng để
được cứu độ.
2.- Bố
cục
Bản
văn có thể chia thành hai phần:
1. Dẫn nhập vào hoàn cảnh
địa lý và bài giảng (13,22-23);
2. Những lời đe dọa (13,24-29):
Các ý tưởng được liên kết với nhau
bằng từ móc “cửa” (cửa hẹp/cửa khóa):
- cửa hẹp (c. 24),
- cửa khóa (cc. 25-27),
- số phận của những kẻ làm
điều gian ác (cc. 28-29),
- câu tục ngữ kết thúc (c. 30).
3.- Vài điểm chú giải
- Hãy
phấn đấu để qua được cửa
hẹp mà vào (24): “Qua
được cửa hẹp” nghĩa là qua
được cái cửa duy nhất của Nước
Thiên Chúa. Đức Giêsu dùng ngôn ngữ
của cuộc tranh tài (agôn) hoặc chiến đấu
để nhấn mạnh rằng cần phải cố
gắng để vào được Nước Thiên Chúa.
Chúng ta ghi nhận rằng ở Lc 13,3.5, Đức Giêsu kêu
gọi hoán cải đúng lúc, còn ở đây Người
lại diễn tả điều ấy bằng việc
đi qua cửa hẹp.
- Một
khi chủ nhà đã đứng dậy và khoá cửa lại (25): Dường như khung cửa
hẹp lại còn bị chủ nhà kiểm soát. Đức Giêsu đã lưu ý về cửa
hẹp, nay lại lưu ý là đừng để
đến giờ chót. Ở đây, không rõ chủ nhà
là Thiên Chúa hay là Đức Giêsu.
- Ta không
biết các anh từ đâu đến (25) = Ta không biết các anh là ai.
- Chúng tôi
đã từng được ăn
uống trước mặt ngài, và ngài cũng đã
từng giảng dạy (26):
nghĩa là chúng tôi là những người quen biết và cùng
thời với Ngài.
- đến dự tiệc trong Nước
Thiên Chúa (29): Đức
Giêsu giới thiệu Nước Thiên Chúa theo kiểu Do
Thái: Nước Thiên Chúa giống như bữa tiệc (x.
Is 25,6), tại đó những
người được chọn quy tụ chung quanh các
tổ phụ và các ngôn sứ. Tuy nhiên, so sánh với Mt, ta
thấy trong khi Mt gửi lời răn đe này đến
toàn thể người Do Thái (Mt 8,12), Lc
lại chỉ nhắm đến các thính giả cứng
lòng tin mà thôi.
4.- Ý
nghĩa của bản văn
Đứng
về phương diện phê bình (quan điểm lịch
đại), chúng ta thấy bản văn gồm những ý
tưởng thuộc nhiều ngữ cảnh
được liên kết với nhau một cách giả
tạo. Tuy nhiên, về phương diện đồng
đại, chúng ta vẫn có thể coi
đây là một đoạn gồm những lời răn
đe của Đức Giêsu.
* Dẫn
nhập vào hoàn cảnh địa lý và bài giảng (22-23)
Tác giả Lc cho thấy Đức Giêsu
vẫn rất lô-gích và cương quyết. Người vẫn
đang thi hành nhiệm vụ và đi tới định
mệnh của Người. Người loan báo
sứ điệp từ làng này sang làng khác, đồng
thời Người đến gần Giêrusalem, là nơi
định mệnh đang chờ Người (x. Lc 13,33). Người không để mình bị
lạc hướng trước những đe dọa
của vua Hêrôđê (13,31-33). Người trả lời chắc nịch cho
những cầu hỏi được đặt ra. Người nói lên cả những sự thật
khó nghe. Người không hề muốn
lừa dối hoặc đẩy ai vào ảo tưởng.
Câu
hỏi “Thưa Ngài, những người được
cứu thoát thì ít, có phải không?” chạm thẳng vào
tư cách của Người là Đấng Cứu thế
(x. 2,11). Vậy có bao nhiêu
người sẽ đạt được mục tiêu
nhờ trung gian của Người? Đức
Giêsu không trả lời trực tiếp vào câu hỏi,
Người không nêu ra con số những người
được cứu độ. Người
muốn đưa cái nhìn của các thính giả về
những gì cần phải làm. Người
bảo cho chúng ta biết cách đi vào Nước Thiên Chúa,
tức là lúc này phải trở thành môn đệ.
*
Những lời đe dọa (24-29)
Chỉ
có một cách duy nhất: “Hãy chiến đấu để
qua được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết : có nhiều người sẽ tìm
cách vào mà không thể được” (c. 24). Khi nói về
cửa hẹp, Đức Giêsu không có ý nói rằng tại
“cửa ra vào” đời sống vĩnh cửu, có một
đám đông huyên náo, và người ta đang chen lấn
nhau. Người muốn nói rằng
người ta phải cố gắng nhiều, phải
chiến đấu. Không phải chỉ
có ý muốn là đủ. Chắc
chắn chúng ta không thể tự cứu mình bằng
sức riêng, nhưng kết quả này không xảy
đến nếu không có phần đóng góp của chúng ta,
nếu chúng ta chỉ có một thái độ thụ
động. Bởi vì làm thế nào
để đi qua một cửa hẹp, nếu không
phải bằng cách làm cho mình nhỏ lại? Một người to lớn không thể đi qua
một cửa hẹp. Đức Giêsu
đang bảo chúng ta rằng chúng ta không thể trở
thành môn đệ của Người nếu chúng ta không
buông ra cao vọng muốn thống trị kẻ khác. Nếu chúng ta không trở thành tôi tới mọi
người, chúng ta sẽ không bao giờ vào
được, cho dù chúng ta có cầu nguyện nhiều.
Rồi Đức Giêsu cho chúng ta một
dụ ngôn. Một
người tổ chức moat bữa tiệc và mời
mọi người, với điều kiện họ
phải đi qua khung cửa hẹp. Mọi người
cố gắng đi vào, có người thì lọt, có
người thì không. Đến một
lúc nào đó, chủ nhà cho đóng cửa. Dựa vào
Isaia (Is25,6), có thể hiểu chủ nhà
là Thiên Chúa. Khi nói về cái cửa đã
đóng kín, Đức Giêsu muốn nói rằng chúng ta
phải cố gắng đúng lúc. Chúng ta
phải ý thức rằng thời gian của chúng ta có
giới hạn. Chậm nhất là
với cái chết, cánh cửa sẽ được
đóng lại và số phận chúng ta sẽ
được quyết định. Lúc
đó, có muốn vào, có gọi, có gõ cửa, cũng đã
muộn rồi.
Ở
bên ngoài, có những người muốn được vào,
họ nói: “Chúng tôi đã từng được ăn uống trước mặt ngài, và ngài
cũng đã từng giảng dạy trên các
đường phố của chúng tôi” (c. 26). Ông chủ đã gọi họ là “những quân làm
điều bất chính”. Trong thực tế, họ
biết Đức Giêsu, họ đã nghe Người
giảng, đã ăn uống với
Người. Họ không phải là những
người ngoại giáo. Như vậy, chúng ta
hiểu là chỉ mang tên “môn đệ” Đức Giêsu mà
thôi thì không đủ; chúng ta còn cần có những hành vi tốt lành. Chỉ hiệp
thông với Thiên Chúa ở bề ngoài mà thôi, thì không
đủ. Chỉ đã biết Ngài, nghe
các giáo huấn của Ngài, thì không đủ. Hiệp thông với Ngài trước tiên là hiệp
thông với ý muốn của Ngài.
Sau đó, Đức Giêsu không nói
đến con số những người được
cứu, nhưng phác cho biết cộng đoàn những
người được cứu độ thì như
thế nào. Thuộc
về cộng đoàn này là các tổ phụ Israel (Abraham, Isaác và Giacóp), các
sứ giả của Thiên Chúa (các ngôn sứ) và những
người đến từ bốn phương trời,
từ mọi dân tộc.
Các tổ phụ và các ngôn sứ tượng trưng
tất cả những gì Thiên Chúa đã ban cho Dân
được tuyển chọn (Israel); “thiên hạ từ
đông tây nam bắc đến” tượng trưng Dân
ngoại. Như vậy, trong Nước Thiên
Chúa, có sự hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa,
thì cũng thể hiện sự hiệp thông với
mọi người. Hình ảnh “ngồi đồng
bàn” (= dự tiệc) gợi ý đến tính cách vui
tươi lễ mừng của sự hiệp thông này. Hiệp thông với Thiên Chúa và hiệp thông với
loài người trong một bầu khí vui tươi và
lễ hội là những đặc điểm của
ơn cứu độ trong Nước Thiên Chúa.
Ai không cố gắng đúng lúc với
hành động công chính, thì tự loại mình, không nhận
được ơn cứu độ. Hậu quả là phải “khóc lóc
nghiến răng” (c. 28): khi nhận ra những gì mình đã
mất, người ấy sẽ cảm thấy đau
đớn khôn nguôi và giận dữ khủng khiếp.
+ Kết luận
Tin
Mừng của Đức Giêsu không nói với chúng ta
những điều làm cho chúng ta vui lòng, cũng không
hứa với chúng ta một cuộc sống dễ dàng,
không cần cố gắng. Tin Mừng ấy
có hàm chứa một số chân lý gây phiền toái.
Nhưng chính bởi vì Tin Mừng này không giấu giếm
chúng ta điều gì cả, chính bởi vì Tin Mừng này
trình bày chân lý trọn vẹn, Tin Mừng này mới chỉ
cho chúng ta con đường thật đưa tới
niềm vui. Cũng chính vì thế mà Tin
Mừng này là Tin Mừng và chúng ta chỉ có thể đón
nhận với lòng biết ơn và ngoan ngoãn.
5.- Gợi
ý suy niệm
1. Tuy
Thiên Chúa là Đấng cứu độ chúng ta, nhưng Ngài
coi trọng chúng ta là những nhân vị có tự do, có trách
nhiệm. Do đó, chúng ta phải cố gắng, phải
chiến đấu: Thiên Chúa cứu chúng ta, nhưng Ngài
muốn rằng chúng ta cũng muốn chinh phục sự
hiệp thông với Ngài. Chúng ta cố gắng có nghĩa là
chúng ta ý thức và cương quyết đến gần
Ngài, thắng vượt các trở ngại và để
tất cả mọi sự khác sang một bên.
2.
Thời gian được dành cho chúng ta có giới hạn,
nên chúng ta không thể sử dụng như là chủ
thời gian. Ngay từ đầu, chúng ta
phải lên đường tiến về với Thiên Chúa.
Chúng ta không thể sống một cuộc đời theo sở thích riêng, rồi chờ
đến tuổi già mới lo cho việc cứu
độ linh hồn. Bởi vì không phải chúng ta là
người đóng cửa, mà là Thiên Chúa; do đó phải
luôn luôn sẵn sàng.
3.
“Cút đi cho khuất mắt ta, hỡi tất cả
những quân làm điều bất chính!”.
Đây là lý do khiến chủ nhà không muốn liên hệ gì
nữa với những người ở ngoài. Sự cố gắng, định hướng
đúng thời đúng buổi về Thiên Chúa phải
được diễn tả ra bằng hành động,
bằng việc thi hành ý muốn của Ngài. Ai không quy
hướng về ý muốn của Thiên Chúa bằng cách
hành động thực thụ, ai từ chối hiệp
thông lúc này với Ngài, thì đã tự loại mình ra
khỏi ơn cứu độ, khỏi sự hiệp
thông vĩnh cửu với Ngài, dù họ thuộc về
cộng đồng tín hữu, đã nghe công bố Tin
Mừng và chia sẻ bí tích Thánh Thể. Họ quên mất
một điều, là đã không làm cho mình nên nhỏ bé
đủ để đi qua cửa hẹp!
4.
Trong Nước Thiên Chúa, trong sự hiệp thông trọn
vẹn với Thiên Chúa, sự hiệp thông trọn vẹn
với loài người cũng được thể
hiện. Cuộc sống nhân loại viên mãn và phong phú
của chúng ta hệ tại những tương quan viên mãn
và sâu sắc của chúng ta với anh chị em loài
người. Niềm vinh phúc của cuộc
sống trong Nước Thiên Chúa hệ tại cả ở
sự kiện các tương quan với loài người
không bị cắt xén đi, nhưng lại được
mở rộng và đưa đến chỗ thành toàn.
Muốn thế, đang khi còn sống tại
trần gian này, chúng ta cần nỗ lực. Buông trôi
cuộc đời không chút cố gắng là con
đường đưa tới tuyệt vọng sau này.
|