Gắng sức
Chúng ta vừa
đọc lại bài Phúc âm
của Chúa nhật XXI Mùa thường năm C; không những chỉ trong bài Phúc âm
mà cả ba bài đọc
đều như muốn nhắc chúng ta nhớ
lại hai chiều kích của ơn cứu rỗi.
Chiều kích thứ nhất là chiều
kích phổ quát,
đó là ơn cứu rỗi của Thiên Chúa dành cho
tất cả mọi người, mọi dân tộc.
Chiều kích phổ quát này được loan báo nơi sách
tiên tri Isaia mà chúng ta
đọc trong bài đọc I, và được nhắc lại nơi đoạn Phúc âm hôm
nay là thiên hạ sẽ từ Đông sang Tây, từ Bắc
chí Nam đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa. Chiều kích
phổ quát này dường như nhấn mạnh đến số lượng nhiều hơn, và có thể
làm chúng ta hiểu lầm
là mọi người tự động được
vào Nước Thiên Chúa, nhưng
không phải như vậy.
Chiều kích thứ hai của ơn
cứu rỗi là chiều kích cá nhân,
nhấn mạnh đến phẩm chất, đến mối tương quan giữa mỗi tín hữu
với Chúa Kitô, với Thiên Chúa duy
nhất Ba Ngôi. Chiều kích thứ hai này nhắm
đến phẩm chất của mối tương quan giữa mỗi người với Thiên Chúa và được
thể hiện nơi bài đọc
II trong thơ Do thái: “Thiên Chúa
yêu thương ai thì Ngài
càng thanh luyện, càng uốn nắn người đó nhiều hơn nữa qua những thử thách để người đó mang lại
nhiều hoa trái”.
Thiên Chúa thanh luyện
để làm cho con người được lớn lên trong tình
yêu của Ngài. Chúng ta
nhớ lại dụ ngôn về
cây nho, ngành nho được
nhắc lại nơi Phúc âm
thánh Gioan: “Thầy là cây
nho thật, Cha Thầy là người
trồng nho. Hễ ngành nào thuộc
về Thầy mà không sinh
quả thì Cha Thầy sẽ chặt đi. Còn nếu ngành nào sinh quả
thì Cha Thầy sẽ cắt tỉa để nó sinh nhiều
hoa quả hơn”.
Việc Thiên Chúa cắt tỉa con người được
hiểu như là việc Thiên
Chúa thanh luyện con người.
Nơi bài đọc II của Chúa nhật XXI Mùa thường năm C nói là: “Thiên Chúa
sửa dạy con người như người cha sửa dạy con cái trong nhà. Thiên Chúa
yêu thương ai thì Người
muốn thanh luyện người đó nhiều hơn nữa để mang lại nhiều hoa trái”. Đây là điều mà bài Phúc
âm hôm nay thường gọi là bước vào qua cửa hẹp.
Hai chiều kích phổ quát nhắc về số lượng và cá nhân,
nhắm về phẩm chất của mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa luôn luôn
đi đôi với nhau được nhắc lại trong bài Phúc âm
chúng ta vừa đọc lại ở phần đầu, khi Chúa Giêsu phán:
“Bất cứ ai muốn vào
Nước Chúa thì phải đi qua con đường
hẹp, phải cố gắng và từ bỏ
những gì cản trở con người bước vào Nước Trời”. Thiên Chúa cảnh
tỉnh các đồ đệ của Ngài đừng ỷ lại
vào những công việc giả tạo của mình.
Trong hai chiều
kích này của ơn cứu rỗi, dĩ nhiên chiều
kích phẩm chất nhắc đến mối tương quan cá nhân với
Thiên Chúa là điều quan trọng. Càng yêu mến Chúa thì ta
càng làm cho nhiều người nhận biết Chúa. Trường hợp các vị thánh
là một thí dụ điển
hình, các ngài càng yêu
mến Chúa thì càng được
thanh luyện chính mình, hay đúng hơn càng được Thiên Chúa thanh
luyện để có sức ảnh
hưởng mạnh
và dẫn đưa nhiều người đến với Chúa. Các thánh càng
đào sâu chiều kích cá nhân thì
càng đến gần Chúa, do đó tâm hồn
của các ngài càng mở
rộng đến mức độ đại đồng để đón nhận tất cả mọi anh chị em
và đưa anh chị em
đến với Chúa. Ap
dụng cho đời sống mình, càng kết
hiệp với Chúa thì ta
càng quảng đại với anh chị em;
nếu xa lìa Chúa thì
ta càng hẹp
hòi với anh chị em.
|