Cửa hẹp –
McCarthy
(Trích dẫn
từ ‘Phụng Vụ Chúa Nhật và Lễ Trọng’)
Suy Niệm 1. HOÁN CẢI ĐỂ VÀO
VƯƠNG QUỐC
Vương Quốc không
phải là một câu lạc bộ tư nhân.
Một
người đã đến gặp Đức Giêsu và nói:
“Thưa Ngài, những người được cứu
thoát thì ít, có phải không?”.
Điều này nhắc chúng ta nhớ
đến câu chuyện một người đã chết
và lên thẳng thiên đàng.
Thánh Phêrô gặp
người ấy ở cổng đưa vào bên trong và
dẫn ông ta đi dạo một vòng quảng
trường.
Được một lúc, họ đến một khu
đất có tường cao bao bọc. Khi đi ngang qua
đó, thánh Phêrô nói:
-
“Ông hãy giữ im lặng khi đi qua
chỗ này”.
-
“Tại sao?” người đàn ông
hỏi.
-
“Sợ làm phiền những
người ở trong đó”, Phêrô đáp.
-
“Ai ở trong đó?”.
Ông ta hỏi.
-
“Những người Công giáo. Ông
biết đấy, họ nghĩ chỉ có họ là
những người được vào Thiên đàng.
Nếu họ biết có những người khác
được vào Thiên đàng, họ sẽ thất
vọng. Thật vậy, một số người trong
đó có lẽ sẽ đòi tiền lại”.
Người
đến hỏi Đức Giêsu: “Thưa Ngài, những
người được cứu thoát thì ít có phải
không?” rõ ràng đã nghĩ rằng Thiên đàng là một câu
lạc bộ có chọn lọc mà chỉ có những thành
viên mới được thừa nhận. Người
ấy là một người Do Thái. Vì thế ông ta
đã tin rằng chỉ có những người Do Thái
mới được vào Nước Thiên Đàng. Những dân ngoại không có hy vọng
được vào. Về phần những kẻ
tội lỗi, hãy quên điều đó! Ý
tưởng về một dân tộc được
chọn là một ý tưởng nguy hiểm. Nếu Thiên Chúa có chọn một dân tộc thì
Người chọn họ không phải để loại
trừ các dân tộc khác mà để phục vụ
những dân tộc khác đó.
Nếu có lúc người đàn ông
nghiền ngẫm câu đáp của Đức Giêsu, có
lẽ ông phải hối tiếc vì đã hỏi câu hỏi
ấy trước tiên. Bởi vì Đức Giêsu đã đập vỡ
tính ngạo mạn của ông ta thành những mảnh
vụn. Người đảo
ngược mọi thứ. Người nói: “Có
những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và
có những kẻ đứng đầu sẽ xuống
hàng chót”. Đó là một tuyên ngôn cách mạng
làm những người Pharisêu bị tổn thương
và xúc phạm. Người không dừng
lại ở đó mà còn đối xử tốt với
những người tội lỗi và những
người bị gạt ra bên lề. Người
Pharisêu coi đó là sự phản bội lại dân tộc
đức hạnh như họ. Nhưng
Đức Giêsu tuyên bố rằng Người đã
đến để tìm kiếm và cứu chữa những
người như thế.
Thế
giới này có đầy dẫy những câu lạc bộ
độc quyền với những kiểu cách màu mè,
những đặc quyền và ưu đãi v.v… Chúng ta không
mong Đức Giêsu đi theo điều
đó. Người cũng không mong như
thế. Người đã loan báo Tin
Mừng về Nước Thiên Chúa đang đến.
Đối với những người Do Thái tưởng
rằng họ đường nhiên có thể vào
nước Thiên Chúa, Người nói: “Các ông hãy sinh trái cây
thống hối, nếu không địa vị ưu đãi
của các ông sẽ chẳng có ích gì”.
Đức Giêsu nói rằng sự hoán
cải là một phương thế cần thiết
để được vào Vương Quốc. Và Người tiếp
tục đem sự hoán cải đến với phần
lớn những người không có gì hứa hẹn. Nhiều người tội lỗi đã chú ý
đến lời kêu gọi hoán cải của
Người và họ đã lên đường tiến
đến Vương Quốc. Trong khi nhiều
người có đạo đã ngoan cố chống lại
lời kêu gọi hoán cải của Người và do đó
tự loại mình ra khỏi Vương Quốc.
Chúng ta không có quyền quyết
định ai sẽ được vào Thiên đàng. Tốt hơn hãy trả
lại điều ấy cho sự khôn ngoan và lòng
thương xót của Thiên Chúa. Chúng ta
hãy để cho Thiên Chúa làm công việc của
Người. Đến lúc cuối
đời, sự cứu chuộc không phải là một
điều gì đó mà chúng ta có thể kiếm
được. Nó là một ơn
của Thiên Chúa. Nhưng điều
đó không có nghĩa là chúng ta không nên cố gắng làm cho
mình xứng đáng với ơn ấy. Qua
phép Thánh tẩy, chúng ta là những thành viên của dân
được chọn mới. Chúng ta là
những người “bên trong”. Nhưng
chúng ta không nên chỉ dựa vào một sự kiện
ấy. Chúng ta phải nỗ lực
trổ sinh hoa trái cho Nước Thiên Chúa, tức là hoa trái
của sự thiện hảo, đời sống ngay lành
và chân lý.
Suy Niệm 2. ĐAU
KHỔ GÓP PHẦN RÈN LUYỆN CHÚNG TA.
Trước đây, phương pháp dùng
để giáo dục thanh niên dựa trên nền tảng là
sức chịu đựng: một đứa trẻ càng
vượt qua được những thử thách tàn
bạo, thì nó càng được chuẩn bị tốt
hơn để đối phó với những mối nguy
của tuổi trưởng thành. Chúng ta nhìn
thấy một ví dụ tốt về điều ấy
trong nghi thức khai tâm của các bộ lạc
người da đó. Nghi thức đó
được chỉ định để giúp thanh niên có
được vị trí của chúng trong thế giới
của người lớn.
Trong một nghi thức như thế,
lúc trời tối người cha dẫn đứa con
tuổi thanh niên vào một khu rừng thưa. Ông nói với nó phải qua đêm ở đó
một mình và chỉ được trang bị bằng
một cây giáo. Kế đó, người cha rút lui. Khi
đứa con ra khỏi khu rừng về lại nhà thì nó
không còn là một đứa trẻ nữa.
Người thanh niên
đối diện với một thách đố
đầy đe doạ. Có một bóng đêm không dò
thấu và vô số âm thanh, phần lớn vô hại
nhưng rất ghê rợn. Người ta có cảm
tưởng một vài con thú đang ẩn náu gần
đó, chờ đợi để vồ mồi, một
cảm giác làm người ta lạnh toát mồ hôi và rã
rời thân thể. Chỉ cần có một người
bạn bên cạnh, sự việc sẽ khác biết bao. Nhưng anh ta chỉ dựa vào sức của riêng
mình.
Thời gian trôi qua chậm biết bao,
mỗi phút như bằng một giờ. Nhưng dù sao,
đêm đã đi qua. Và sau cùng bình minh ló
dạng ở bầu trời. Khi bóng
tối rút lui, nỗi sợ hãi của người thanh niên
mới chấm dứt và anh ta bắt đầu thở
đều. Rồi từ rừng
rậm một bóng người xuất hiện. Đó là cha anh ta.
Người thanh niên chạy đến
cha anh, gieo mình vào đôi tay của người cha và kêu lên
“Ôi cám ơn Thiên Chúa, cha đã đến!”.
Rồi đến lượt người cha ôm lấy con
mình. Vừa ôm con, ông vừa nói: “Con ơi, cha tự hào
về con. Con đã xử sự như một người
lớn thật sự”. Điều mà người thanh niên
không biết là cha anh đã ngồi nơi kín đáo suốt
đêm, đưa mắt dõi theo anh. Mỗi người muốn trưởng thành
phải đối diện với “khu rừng đen
tối” dưới một hình thức nào đó.
Tác
giả của thư gởi tín hữu
Do Thái nói về cách sửa dạy và rèn luyện mà Thiên Chúa
ban cho chúng ta. Chúng ta được rèn
luyện trong trường học của đau khổ.
Tuy nhiên, ở đây không đề cập
đến khía cạnh tình cảm của đau khổ.
Người ta có thể bị tổn
thương đến nỗi trở nên cay cú và không
chấp nhận sự cứu giúp.
Tuy nhiên đau khổ có thể là
một cơ hội tốt. Giá trị của đau khổ không
nằm trong chính nỗi đau mà trong thái độ
người chịu đau khổ đối với
nỗi đau. Đau khổ có thể thanh luyện
linh hồn và biến đổi tính cách của một con
người. Đau khổ có thể đem
lại hoa quả. Nó là một phần cần thiết
giúp chúng ta trở thành một con người chân chính
tức là một con người có sự trưởng
thành, chiều sâu và lòng trắc ẩn. Như Van Gogh đã
nói: “Người ta phải chịu gian lao
để nên chín chắn”.
Đau
khổ là một thành phần cần thiết để xây
dựng một con người Kitô hữu trưởng
thành. Chúng ta không nên coi đau khổ là một
sự trừng phạt của Thiên Chúa. Thiên
Chúa không trừng phạt một ai. Đau
khổ là một phần của thân phận con
người. Thiên Chúa để cho chúng
ta đau khổ. Đúng, nhưng chỉ
vì đau khổ có thể đem lại điều tốt
lành. Đau khổ có thể đưa
chúng ta đến gần Thiên Chúa hơn. Trong đau khổ, chúng ta cảm nghiệm
quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa. Có những chân lý mà chỉ có sự đau buồn
mới có thể chỉ dạy. Một
trong những chân lý ấy là lòng thương xót đối
với người đồng loại đau khổ.
Không thể học được lòng
thương xót mà không có đau khổ.
|