Phong trào Thánh
Thần trong thời đại của chúng ta
(Trích dẫn từ ‘Mở Ra Những Kho Tàng’ – Charles E. Miller)
Ngày hôm nay “căng thẳng” là một từ
vựng rất quen thuộc với nhiều người. Chúng ta nhận biết rằng, căng thẳng ở nơi công việc,
căng thẳng trong hôn nhân,
căng thẳng trong lần gặp gỡ nhau cuối cùng. Sự căng thẳng
xảy ra khi sức mạnh
chuyển đến
những hướng
đối nghịch.
Một thí dụ đơn giản là một
sợi dây cao su. Khi
kéo sợi dây theo
hướng đối
nghịch bạn cảm thấy căng thẳng. Nếu sự căng thẳng tiếp tục tăng lên sợi
dây sẽ đứt, Chúa Giêsu cảnh báo rằng giáo lý của
Ngài sẽ mang đến những sự căng thẳng và sẽ tận
cùng bằng chia rẽ ngay
cả những người trong gia đình.
Trong gia đình
Giáo Hội có sự căng
thẳng, đặc
biệt là trong nhiều nơi đối với phụng vụ. Chúng ta phải
trở thành sống động giống như một gia đình
hạnh phúc, luôn hợp nhất và bình
an, nhưng những lực kéo đang
kéo tới hướng đối nghịch, một số ước vọng hướng tới việc phục hồi Công đồng Vatican II, còn những người khác lại muốn trở lại thần học và những thực hành thuở ban đầu.
Đây là một
cuộc nói chuyện thẳng thắn. Sự chuyển động trở lại phía sau thì
không đúng hướng. Nhiều
người muốn
tin rằng Đức
Giáo Hoàng thì bảo thủ
cực đoan và hối hận
vì Công đồng
Vatican II đã dẫn
Giáo Hội đến không phải chỉ những ước muốn vô vọng;
và là một
sỉ nhục cho Chúa Thánh
Thần. Đực Giáo Hoàng có
vẻ như đã bác bỏ
những tiếng nói mạnh mẽ phàn nàn
chống lại Công đồng, ngài không đồng
ý với ý hướng
của họ.
Tại
một cuộc gặp gỡ quan trọng của các Hồng
Y trên thế giới vào mùa hè năm
1994, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô
II tuyên bố: “Phụng vụ không nghi ngờ
gì là trung
tâm của đời sống Giáo Hội. Tiến trình canh tân phụng
vụ trong tinh thần của Công đồng Vatican II vẫn
luôn tiếp tục dưới sự hướng dẫn và giám
sát của thánh bộ phượng tự và kỷ luật
của các bí tích”.
Đức Giáo Hoàng đã hành động
theo lời
tuyên bố trang trọng trong Hiến chế về phụng vụ của Công đồng. Một tuyên bố sẽ linh hứng
cho mọi người trong Giáo Hội và phải hướng
dẫn mỗi Giám mục, linh mục:
“Nhiệt thành trong việc
đề xướng
và canh tân
phụng vụ phải được xem như một
dấu chỉ sự xếp đặt quan phòng của Thiên Chúa trong
thời đại của chúng ta, như là
một chuyển động của Thánh Thần trong Giáo Hội
của Người. Sự kiện này
còn là một
đặc điểm
nổi bật của đời sống Giáo Hội cũng như mọi cách thế suy tư và
hoạt động đầy tinh thần đạo giáo của thời đại chúng ta” (số
43).
Các bạn đã chia sẻ những
đau buồn khi đọc những bài viết tấn công của những người Công Giáo về
Công đồng
Vatican II: “Công đồng
Vatican II đã mở
cửa cho những sự dữ bước vào Giáo Hội,
bởi vì Công đồng đã làm một
cuộc cách mạng tầm cỡ thế giới chống lại trật tự của Thiên Chúa”. Nếu các
bạn đã tham dự vào
điều đó, cám ơn Chúa
vì sự nhiệt thành này. Nếu các bạn có buông thả
bởi bất cứ sự thay đổi nào, hãy loại
bỏ chúng như là một
sự dữ.
Theo lời khuyên của thư
Do Thái: “Hãy để chúng ta luôn nhìn
ngắm vào Chúa Giêsu, Đấng
luôn luôn linh hứng và hoàn hảo
đức tin của
chúng ta”.
Dĩ nhiên có
những lạm dụng chống lại phụng vụ nhưng không thể thứ lỗi cho việc tấn công vào chính việc
phục hồi phụng vụ. Chúng ta
không thể loại bỏ hệ thống tòa án của
xứ sở chúng ta bởi
vì những quan tòa và
bồi thẩm đều thất bại khi hành
động theo
sự công chính. Sự lạm dụng
không phải là hệ thống
mà là một
sự đối nghịch lại với hệ thống. Đừng chấm dứt
nơi mặt sai chống lại Thiên Chúa như đã
làm bởi những hoàng tử làm với
tiên tri Giêrêmia, vị tiên tri của Thiên Chúa là đưa
ông tới sự chết. Sự thúc đẩy và phục hồi
phụng vụ thánh là công
việc của Thiên Chúa qua Thánh Thần. Đừng trở nên nguyên nhân
gây ra sự
căng thẳng trong Giáo Hội.
Hãy bảo đảm là các bạn
đang cố gắng trong cùng một hướng với Chúa Thánh Thần.
|