CN 192: TẠO SAO CÓ THÊM NHIỀU NGƯỜI ÂU MỸ THEO HỒI GIÁO?
Nguồn: Allah’s Recruits, Tác giả: Jumana Farouky, London, England.
Tại sao là có thêm nhiều người Âu Mỹ đổi sang Hồi Giáo và trong một số trường hợp, họ đi vào con đường bạo động.
Anh Jamal Harwood cầu nguyện 5 lần mỗi ngày. Anh ta không uống rượu, không hút thuốc, không ăn thịt heo. Anh hoạt động tích cực trong cộng đoàn Hồi giáo địa phương, và anh tỏ ra rất quan tâm về nhu cầu của thế giới Hồi giáo. Nhưng nếu bạn gặp anh ta trên đường, bạn sẽ không biết anh ta là người Hồi giáo đâu. Anh Harwood là một chuyên viên tài chánh ở Luân đôn, Anh quốc. Anh mặc Âu phục, thay vì áo thụng truyền thống của Hồi giáo. Râu của anh không xồm xoàm, và anh là người da trắng.
Anh Harwood sinh ra ở Vancouver, Canada. Trước đây, anh là người Ki Tô Hữu gương mẫu. Anh học Thánh Kinh, đi nhà thờ, và học các lớp về tôn giáo trong trường. Anh nói:
“Nhưng tôi có một số giới hạn, và có những câu hỏi trong đầu, một số điều về thần học, một số điều về xã hội học, và tôi muốn hoà giải.”
Anh Harwood đến miền Đông Nam Á để tìm hiều chính mình và tìm hiểu về Hồi giáo ở đó. Khi được 25 tuồi, anh đến định cư ở Luân Đôn. Tại đây, các bạn giúp cho anh học hỏi thêm về niềm tin. Một năm sau, anh đổi đạo và gia nhập một tổ chức chính trị tên là Huzb-ut- Tahrir. Tổ chức này rất cấp tiến và bị cấm ở một số quốc gia Hồi giáo.
Nay anh Harwood được 45 tuổi, anh là phát ngôn viên của nhóm. Anh nói rằng anh phản đối việc khủng bố. Mặc dù sự chọn lựa của anh có thể làm cho anh trở nên đối tượng cho việc chính phủ dò xét. Lý do vì nhóm của anh ở trong danh sách mà chính quyền chú ý, kể từ tháng 7 năm 2005, khi bọn khủng bố tấn công ở Luân Đôn. Tuy nhiên, anh không hối tiếc. Anh phát biểu:
“Tôi tìm thấy Hồi giáo cho tôi những câu trả lời tốt và vững chắc. Tôi không cảm thấy khó khăn khi theo đạo này.”
Lối suy nghĩ tương tự như thế làm cho một số người Âu Mỹ, xuất thân từ các tôn giáo khác hay không có tôn giáo nào, đã cải đạo thành người Hồi giáo, cho dù mối liên hệ giữa thế giới Hồi giáo và Tây Phương trở nên gay gắt. Dù cho con số những người Âu Mỹ cải đạo thành Hồi giáo khó mà biết được. Con số cải đạo Hồi giáo ở Hoa Kỳ và Âu Châu có thể lên đến cả trăm ngàn người, và con số này còn gia tăng nữa. Việc 3 người Anh Quốc cải đạo Hồi giáo bị bắt trong âm mưu làm nổ tung các chuyến bay xuyên Đại Tây Dương (vào tháng 8 năm 2006 vừa qua), sẽ gây ra những nỗi khó khăn, vì các nhóm jihadist này kéo theo các hoạt động của những người mới tin đạo. Ông Didier-Yacine Beyens, một cựu chủ tịch của Nhóm Hồi giáo ở Bỉ Quốc, và cũng là người cải đạo đã tuyên bố như sau:
“Khi các kẻ mới cải đạo muốn tìm cách dấn thân vào tôn giáo mới của họ thì họ có khuynh hướng chịu ảnh hưởng của nhóm quá khích. Có khi họ bị những người truyền giáo cấp tiến tự xưng là đại diện chân chính cho tiếng nói của Hồi giáo, nhưng thực sự họ không đại diện cho ai cả.”
Tại sao họ cải đạo? Trong thời đại này, ai là kẻ khám phá ra việc cải đạo? Và điều gì đã làm cho người ta thích Hồi giáo? Ba người Anh quốc cải đạo bị bắt khoảng 2 tuần trước có ba điểm giống nhau: Họ đều là đàn ông, được xem là những người thân thiện, bình thường và đều ở lứa tuổi 20. Họ chỉ giống nhau chừng ấy.
Theo các bạn kể lại thì anh Don Stewart-Whyte đổi tên là Abdul Waheed, cải đạo 6 tháng trước đây, đã cai ma túy và rượu. Anh ta để râu dài ra, cạo đầu và mặc y phục truyền thống của người Hồi giáo.
Anh Brian Young thuộc dòng giống miển Tây của Ấn Độ, anh ta không thích văn hóa Âu Tây. Còn anh Oliver Savant, đổi tên là Ibrahim, cải đạo Hồi giáo từ hơn 7 năm nay và không hề nói về chính trị.
Lý do người ta cải đạo là vì thế giới ngày càng bị tục hoá, và luật lệ lỏng lẻo hơn mỗi ngày. Trong khi ấy, Hồi giáo cung cấp một bản đồ luân lý bao trùm mọi sự, từ tình bạn đến việc bảo vệ môi sinh. Nhưng đối với giới thanh niên Âu Tây thì việc gia nhập Hồi giáo còn là một lối thoát và là sự nổi loạn.
Đa số những người cải đạo ở Âu Châu nằm trong lứa tuổi thiếu niên hay 20 tuổi. Ông Farhad Khosrokhavar, một giáo sư ở Paris, Pháp quốc và cũng là tác giả của nhiều sách đề cập về sự quá khích của Hồi giáo, đã nói rằng:
“Hồi giáo là một nơi trú ẩn cho những kẻ đang xuống dốc và lạc lõng vì đó là tôn giáo của những kẻ bị áp bức. Trước đây, khoảng 20 năm trước, họ có thể chọn chế độ Cộng Sản hay chọn phe tả. Bây giờ, Hồi Giáo là tôn giáo của những ai chống lại chủ nghĩa đế quốc. Họ là những người bị đối xử bất công bởi các xã hội Âu Tây kiêu căng, hợm hĩnh.”
Ngoài ra, một điều hấp dẫn để cải đạo sang Hồi giáo là vì tiến trình này rất dễ dàng. Ở đạo Công giáo và Do Thái giáo, việc cải đạo phải đòi hỏi hàng năm chuẩn bị và học hỏi. Trong Hồi giáo, tiến trình cải đạo được gọi là “Dâng mình cho Chúa’. Các tín hữu tin rằng mọi người khi sinh ra đều là người Hồi giáo. Họ chỉ cần đọc hai câu tuyên xưng đức tin, gọi là Shahadah. Nói bằng tíếng Ả Rập lớn và việc nhập đạo được coi như hoàn tất.
Ông Ali Khan, giám đốc người Hồi giáo ở Chicago, Hoa Kỳ nói rằng:
“ Sau biến cố 911, con số người theo đạo Hồi giáo gia tăng vì người ta tò mò, dù là tích cực hay tiêu cực. Sự việc bắt đầu khi người ta bước vào nhà sách mua một cuốn Kinh Koran sau khi nghe Tổng Thống George Bush nói về Hồi giáo.”
Sau cùng, con đường cải đạo mà người ta chọn được xác định bởi những sự tranh chấp giữa người Hồi giáo, giữa phe ôn hòa và phe quá khích. Anh Abdula, 22 tuổi, là một thanh niên cao, có râu dài, gốc Phi Châu, có quốc tịch Anh, đã là một người Ki Tô giáo ngoan đạo cho đến khi bạn của anh ở đại học giới thiệu anh với Hồi giáo. Anh nói:
“Tôi bắt đầu tìm hiểu thêm về Hồi giáo và cố gắng tìm những sự sai lầm của đạo này, nhưng tôi không thể tìm ra lỗi lầm và tôi bị cuốn hút.”
Anh Abdula chính thức cải đạo vào 8 tháng trước. Anh ủng hộ việc nam nữ bình quyền và lên án việc khủng bố, nhưng anh công nhận rằng quan điểm của mình đang còn trong nằm trong sự dọ dẫm.
”Đây là quan điểm của tôi, và xin quý vị hiểu cho rằng có thể quan điểm này không đúng vì tôi luôn luôn cần sự hướng dẫn.”
Sự thách đố cho xã hội Âu Mỹ là làm sao cho những người trẻ như Abdula nhận được sự hướng dẫn đúng đắn.
Suy niệm:
-Bài viết này đặt lại vấn đề cho các đấng bậc lãnh đạo tôn giáo và các bậc cha mẹ là làm cách nào để giới trẻ có được những sự hướng dẫn đúng đắn và cần thiết?
-Phúc Âm Ki Tô giáo luôn dậy con người tôn kính Thiên Chúa và thương yêu tha nhân, sống trong hòa bình và phục vụ kẻ khác trong sự bình đẳng, dậy con người phải tha thứ và hy sinh.
-Ki Tô giáo không bao giờ dậy tín hữu bạo động hay giết người bừa bãi, không dạy họ tự tử để nhằm khủng bố và gây rối loạn. Không gây hận thù.
Kim Hà 28/8/06
|