Đức Giêsu Kitô Hẹn
Gặp Tôi
Bản dịch cuốn JESUS – CHRIST M’A DONNE RENDEZ- VOUS của
MICHEL . QUOIST
8. TỪ NỤ CƯỜI CON BUÔN ĐẾN NỤ CƯỜI
CON CHÚA
Bà bán hàng
bách hóa trong phường tôi là một tín hữu rất
tốt. Mặc dù bận rộn
buôn bán, bà vẫn đi
dự lễ đều đặn các ngày Chúa
Nhật và thỉnh thoang bà con cố gáng đi dự
lễ trong tuần nữa.
Người ta thấy rõ bà muốn
sống đời Kitô hữu trong trọn cuộc sống của bà. Nhưng
cũng có những ngày chán nản, bà thốt ra với tôi : “Cái nghề chố chết: phải đầu tắt mặt tối mới kiếm được
ra vài ba đồng”. Tôi cố dùng lời
lẽ để khích lệ bà, nhưng với những lý lẻ của
con người. Tôi không biện giải được.
Trong buổi họp
tổ, chúng tôi đã suy
nghĩ dưới ánh sáng đức
tin về vai trò của một
người bán hàng và của
chúng tôi, những người khách hàng. Chúng
tôi phải bỡ ngỡ trước những ý nghĩ đã khám phá được.
Bây giờ, liệu
tôi có đủ
thành tâm và tinh thần
đức tin để
kín đáo giúp bà bán
hàng bách hóa kiểm điểm đời sống trước nghề nghiệp của bà ta không???
*
* *
Mọi
việc con người làm đều là tham dự vào huyền
nhiệm sáng tạo cao cả của Thiên Chúa. Mọi
người ở địa vị của mình cùng chung nhau
hoàn thành vũ trụ, và không ai có quyền tự miễn khỏi
trách vụ đã được Thiên Chúa trao phó này.
Bà bán hàng của chúng ta nuôi sống con
người. Bà cho con người được sống
và lớn lên.
Mọi
việc làm của con người cũng là một việc
phục vụ: những người này giúp đỡ những
người khác. Trong trường hợp hiện tại,
việc phục vụ được thực hiện trực
tiếp.
Như thế, người bán hàng không
được là người cố gắng bán cho thật
nhiều những gì đắt giá, nhiều lời,
nhưng là “phục vụ” khách hàng nhiều nhất, trao cho
khách hàng cái gì thích hợp nhất.
Nghĩ đế người khác trước
khi nghĩ đến két thu tiền.
Những
ai, trong nghề buôn bán, lường gạt kẻ khác, những
ai tạo ra những nhu cầu giả tạo do quảng
cáo rầm rộ rùm beng, đều là những tên trộm
và là những kẻ áp bức bóc lột con người. Họ
không phục vụ con người. Hiệp với tất
cả những ai chỉ kiếm tìm lợi lộc, họ
xây dựng cái “xã hội tiêu thụ” này, xã hội tha hóa con
người và xô đẩy bao nhiêu người trẻ vào
chỗ tuyệt vọng phản loạn và phung phí.
Lao
động không phải là việc phục vụ “một
chiều” nhưng là một trao đổi phục vụ.
Bà bán hàng bách hóa của chúng ta trao cho chúng ta những thực
phẩm: đồ hộp, thịt, rau quả... để
chúng ta nuôi sống, chúng ta trả tiền cho bà để
đổi lấy giày dép, áo quần.
Do đó, chúng ta phải sửa đổi
thái độ chúng ta trước những người bán
hàng, đòi hỏi kiêu kì và xấc láo là không đúng chỗ:
người ta trả tiền mà, bà ấy phải cám ơn
chúng tôi chứ....”
Chúng ta phải cám ơn nhau thì đúng
hơn.
Nhờ
việc trao đổi phục vụ này mỗi ngày, Thiên
Chúa cho những người bán hàng và những bà nột trợ
đi mua hàng được có cơ hội thắt chặt
mối dây thân ái và tạo nên hiệp nhất giữa
người với người. Chính vì sự hiệp nhất
ấy mà Đức Giêsu đã phải chết. Người
tín hữu phải có trách nhiệm truyền đạt tất
cả tình yêu của Đức Kitô qua mọi mối liên hệ
tự nhiên này.
Tất
cả những gì đi trong chiều hướng quan tâm
đến con người nhiều hơn, là mở
đường cho Chúa. Đối với các khách hàng, đừng
phiền hà vì một gói muối, nhưng hãy góp chung các món
hàng lại, cố gắng đến mức bình tĩnh,
để tránh thêm gắt gỏng, bực bội...
Trong
nghề buôn lẻ cũng như trong nhiều nghề khác,
việc trao đổi phải vượt xa hơn việc
trao đổi hàng hóa. Có những tiếp xúc với con
người, nhưng cái bắt tay, những nụ cười,
những lời nói, món quà tươi đẹp nhất của
một phút lưu ý chân thực đến người
khác...”
Phải
thay thế “nụ cười con buôn” bằng “nụ cười
con Chúa”. Đức Giêsu Kitô cần bà bán hàng bách hóa để
mọi ngày tiếp đón anh em Ngài và phân phối cho họ,
như ngày xưa Ngài đã làm: bánh cá, và còn cả tình yêu vô
biên của Ngài nữa.
Nghề
buôn bá tạo nên những mối liên hệ chẳng những
giữa những người phân phối, những người
mua hàng, nhưng còn giữa những người cùng làm một
nghề với nhau nữa.
Phải tổ chức và bảo vệ
thương nghiệp nhằm phục vụ con người
tốt hơn và làm cho những người buôn bán sống
nhân đạo và lương thiện hơn. Như thế,
tất cả các vấn đề tập trung mua bán, trung
gian, phân phối... chính sách giá cả, thuế vụ... không
thoát khỏi vấn đề bác ái và do đó, không đi ra
ngoài huyền nhiệm Đức Kitô.
Lao
động phải phát triển con người lao động
chứ không giảm thiểu đè bẹp con người,
phải cung cấp cho con người cái cần thiết
để sống, chắc rồi, nhưng còn cho người
lao động có cơ hội thể hiện con người
của mình bằng sự hiến thân, tìm kiếm công bình,
thi hành trách vụ...
Gia nhập những tổ chức nghề
nghiệp, giữ đúng vị trí của mình, ở đó
cũng như ở nơi khác, tức là đón rước
Chúa đến, Ngài đang xây dựng Nước Cha Ngài ngang
qua những thực tại loài người.
Lao
động không phải là hình phạt. Nó là một vinh dự
to lớn được Thiên Chúa Tạo thành ban tặng con
người nhưng vì tội lỗi, nó trở thành nặng
nhọc (đó là một hậu quả)
Tuy
nhiên, Đức Giêsu Kitô đã đến đem lại cho
lao động một ý nghĩa, cũng như cho mọi
đau khổ của con người. Điều vô dụng,
kết quả hư hỏng của lòng ích kỷ con người,
đã trở nên khả thể đem ơn cứu rỗi.
Nhờ lao nhọc của lao động, không phải lao nhọc
của chịu đựng nhưng là lãnh nhận và hiến
dâng, chúng ta thông phần vào ơn cứu chuộc.
Sau
khi đã dấn thân tranh đấu cho nghề nghiệp
được chỉnh đốn tốt đẹp nhất,
tất cả những gì còn lại nặng nhọc trong cuộc
sống của người buôn bán trở thành, cơ hội
cứu chuộc đối với người tín hữu:
những đòi hỏi của khách hàng, sự mệt nhọc,
bực bội, giá cả không ổn định, cố gắng
nở nụ cười...
Chính
trong đời sống hằng ngày mà sự thông phần
vào ơn cứu chuộc được ban cho chúng ta. Đối
với mỗi người, con đường thập giá
đi qua con đường bổn phận chức nghiệp
của mình.
Do
“ơn gọi” , chúng ta được Thiên Chúa mời gọi
làm người bán hàng hay khách hàng. Ngài chờ đợi
chúng ta ở đó, như Ngài chờ đợi chúng ta trong
mỗi lãnh vực ngành nghề của sinh hoạt chúng ta.
Nên thánh là ở chỗ chia sẻ cuộc sống tất cả
với Ngài.
*
* *
Lạy
Chúa,
Chiều
nay con nghĩ đến tất cả những người
buôn bán trong thành phố của con.
...
nghĩ đến niềm tin kỳ lạ của Chúa đối
với con người mà Chúa cho xứng đáng chia sẻ
công việc tiếp đối cuộc tạo dựng của
Chúa.
...
nghĩ đến những cơ hội phục vụ nhau
mà mỗi ngày Chúa ban cho hàng nghìn người.
...
nghĩ đến lời mời gọi âm thầm để
đan dệt những mối dây kỳ diệu, nối kết
những thành phần phân tán rời rạc lại thành Nhiệm
Thể của Chúa.
*
* *
Lạy
Chúa,
Xin tha thứ
cho những ngõ lối quanh co hoặc những nẻo
đường không lối thoát của những tôi tớ
thần tài, thần lợi. Chúng đảo lộn cuộc
tạo dựng của Chúa bằng cách khai thác, trục lợi
anh em đồng loại.
Xin tha thứ
cho những người mua hàng để được
sung túc trong một thiên đàng giả tạo và lo hưởng
thụ chúng như cứu cánh đời mình.
Xin dạy
chúng con biết đi mua sắm như Đức Maria, Mẹ
của Chúa đã làm, và như Chúa, khi còn là một cậu
bé, ân cần, giúp đỡ đã đi thay Mẹ.
Xin cho
chúng con biết ơn đối với việc phục vụ
của người bán hàng đã phục vụ chúng con.
Xin cho
chúng con, qua cái bắt tay chào hỏi, biết chú ý tới
người bán hàng trước khi chú ý đến những
món hàng mà chúng con mua.
*
* *
“Nước
Trời giống như một người buôn kia...”
“Nước
Trời giống như một bà nội trợ kia...”
Tại
sao, lạy Chúa,
Phải
tìm kiếm ở đâu xa, đang khi hằng ngày, Chúa trung
thành chờ đợi con, để phân phối cho con
người bánh hằng ngày. Hoặc để đi theo
con khi con mua hàng?
7. ***************************************************************************