MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Đức Giêsu Kitô Hẹn Gặp Tôi ---- Người Khác Dưới Cái Nhìn Của Tôi
Thứ Hai, Ngày 27 tháng 9-2010

Đc Giêsu Kitô Hn Gp Tôi

Bản dịch cuốn JESUS – CHRIST M’A DONNE RENDEZ- VOUS của MICHEL . QUOIST

7.     NGƯỜI KHÁC DƯỚI CÁI NHÌN CỦA TÔI

Tôi không hài lòng với chính mình, đã nhiều lần tôi kiểm điểm đời sống, xét lại thái độ của mình đối với những người khác, tôi nhận thấy mình những phản ứng rất bồng bột theo cái nhìn của con người tầm thường, hoàn toàn bất thường theo cái nhìn Kitô giáo. Tuy thế, tôi sẽ bị phán xét căn cứ vào cách đối xử tôi đối với anh em tôi. Trước khi chết, Đức Giêsu đã nói với chúng ta: “Thầy ban cho anh em một giới răn mới, anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em”.

Sáng nay khi đọc nhật báo, những nhận xét buồn thảm này bắt đầu trở lại trong đầu óc tôi. Cáitítđầu tiên trên cột báo đập vào mắt tôi loan báo một tội ác hết sức đê tiện. Một lúc sau, toi nhận thấy phản ứng của tôimột lời kết án suông những con người, kèm theo một tâm tình oán ghét.

Tôi tởm gớm những tội ác này. Đótâm tình tự nhiên, bình thường. Nhưng tôi quyền để kết án những tội ác này? Tôi được ủy nhiệm thể đo lường được trách nhiệm của họ không? Hơn nữa, ý muốn nhỏcủa tôi về công bình đã gia tăng lòng oán ghét đối với tội lỗi tự đã nặng nề rồi.

Như thế, tôi đã lẫn lộn tội ác với người phạm tội ác. Cả hai bị tôi kết án buộc tội dễ dàng kiêu căng. Tôi phải tiếp tục kiểm điểm lương tâm tôi.

*                  Suy nghĩ lại, tôi nhận thấy những phán đoán của tôi về người khác thường chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Ít khi tôi hoàn toàn khách quan.

Tình cảm thường làm xáo trộn cái nhìn ngay thẳng của tôi. Tùy theo người làm tôi vui lòng hay phiền lòng mà ý kiến, thái độ, hành động và cử chỉ của họ sẽ được tôi đánh giá cao hay thấp.

Trong một cuộc bàn thảo, nếu ý kiến của người đối thoại đụng chạm tới tôi, người ấy sẽ thành đối thủ và tôi nhất quyết chống lại những gì người ấy phát biểu.

*                  Những tư tưởng chính trị, nghề nghiệp, xã hội và tư tưởng của những người tôi sống bên cạnh của môi trường tôi làm việc cũng giữ một vai trò quan trọng trong chiều hướng phán đoán của tôi. Tôi sắp sẵn những người khác thành từng hạng người và ngay trước khi tiếp xúc với người khác, hoặc ngay tiếng nói đầu tiên, người ấy đã được xếp vào hạng này hạng nọ rồi. Đó là hạng “trưởng giả” hoặc hạng “ thợ thuyền”, ông ấy “khuynh hữu” hay “khuynh tá”, anh ấy “dấn thân” hay “không dấn thân”.... Gắn xong nhãn hiệu rồi, thì các tư tưởng và hành động của họ đều được hiểu theo các xếp hạng đó. Điều tệ hại hơn nữa là chú ý và cố gắng của tôi để đối thoại với họ cũng nằm trong bậc thang giá trị mà tôi đánh giá họ.

*                  Khó mà nhận xét con người đúng với chính họ một cách cách vô tư, không như những đồng minh hay đối lập, những người trung lập hay địch thù. Khó mà vượt qua được những ý tưởng, những thành kiến, tình cảm của mình và nhất là khởi sự từ cái phàm trần nhưng rồi thăng hoa nó để đón nhận người khác như Đức Kitô đón nhận họ.

*                  Chúa không thiếu tình cảm, trái lại Ngài rất giàu tình cảm, nhưng Ngài không để tình cảm làm chủ các phán đoán và hành động của Ngài. Trong số các tông đồ Ngài yêu Gioan hơn. Ngài không ngại nói lên điều đó : “Một người trong họ đang đưa đầu vào ngực Chúa Giêsu, đó là người môn đệ Chúa yêu (Ga 13, 23).

Nhưng khi Ngài chọn vị thủ lãnh Giáo Hội Ngài đặt không phải người Chúa yêu hơn, nhưng là người Ngài khách quan phán đoán là thích hợp nhất: Phêrô. “Thầy bảo an, anh là Đá và trên Đá này, thầy sẽ xây Giáo Hội của thầy” (mt 16,18).

*                  Những người Chúa Giêsu gặp gỡ thuộc những giai cấp xã hội và ý kiến rất khác nhau. Điều đó không ảnh hưởng đến cách đối xử của Ngài, chỉ có mỗi ưu tư cho Nước Cha Ngài mới chi phối hành động của Ngài mà thôi.

Ngài chữa lành những người bế nhỏ, nghèo khó: “Khi Đức Giêsuỉa đi, có hai người mù theo Ngài mà kêu lên: Lạy Con vua Đavít, xin thương xót chúng tôi... Bấy giờ, Ngài đụng đến mắt họ... và mắt họ liền mở ra (Mt 9, 27)

Nhưng Ngài cũng cứu chữa những người giàu có : “Một người đầu mục tiến đến bái lạy Ngài và nói: Con gái tôi vừa mới chết. Nhưng xin Ngài đến đặt tay trên nó và nó sẽ sống”. Đức Giêsu đứng dậy đi theo ông ấy với các môn đồ của Ngài (Mt 9,18-19)

*                  Chúa hiện diện với mọi người, không phân biệt tư tưởng, chủng tộc, vai trò, địa vị của họ trong xã hội. Ngài lên án nhóm người biệt phái, “ những ngôi mộ tô vôi”, nhưng khi một nười trong nhóm họ mời Ngài, Ngài chấp nhận: “Một người biệt phái mời Ngài tới dùng bữa với mình. Ngài vào nhà người biệt phái và ngồi vào bàn ăn” (Lc 7,26)

Ngài cũng “ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi” (Lc 5,30)

Ngài nói chuyện với người phụ nữ Samari, thuộc dân tộc bị các người Do Thái khinh chê (Ga 4, 1-43)

Ngài chữa lành người tôi tớ của một sĩ quan thuộc quân đội đang chiếm đóng: “Khi Ngài vào Caphanaum, thì một viên bách quản đến gặp Ngài, van xin : “Thưa Ngài, tâm hồn của tôi nằm liệt bất toại ở nhà, phải đau đớn dữ dằn. Đức Giêsu nói  : Ta sẽ đến chữa nó” (Mt 8,5-7)

*                  Đức Kitô có lòng nhân hành kỳ lạ đối với những người tội lỗi. Ngài là kẻ thù của tội lỗi vì Ngài sẽ phải trả bằng giá mạng sống của Ngài, nhưng Ngài tiếp đón và yêu thương người có tội.

Trước phụ nữ ngoại tình, Đức Giêsu im lặng và hết sức tế nhị, cúi mình xuống để tránh làm chị khó chịu. Chỉ lúc còn lại một mình Ngài với chị, Ngài mới bắt đầu đối thoại và tuyên bố tha tội: “Đức Giêsu cúi xuống, lấy ngón tay viết trên đất. Vì những kỳ mục và biệt phái cố hỏi riết Ngài, Ngài mới chịu ngẩng lên và bảo họ: Trong các ông, ai vô tội thì hãy ném đá người này trước đi.... Họ nghe thế rồi thì kẻ trước người sau rút lui hết.... Bấy giờ, ngẩng lên, Đức Giêsu nói với chị: Ta cũng không xử tội chị đâu. Đi đi và từ này đừng phạm tội nữa” (Ga 8,6-11)

Trên thánh giá, Ngài không lên án những tên trộm cướp cùng chịu đóng đinh với Ngài, mặc dù chúng đáng tội lắm. Ngài thinh lặng nghe tên trộm lăng nhục Ngài, và tên trộm kia xin Ngài, thì Ngài đáp lại: “Quả thật tôi bảo anh: hôm nay anh sẽ ở trên thiên đàng làm một với tôi” (Lc 23, 43)

Ngài nghĩ gì đối với những tên đao phủ? Ngài đòi phải trừng phạt họ bằng những hình phạt nào? “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 34)

Nói chung, đối với những người tội lỗi, Ngài nói: “Ta không đến để kêu gọi những người công chính, nhưng kêu gọi những người tội lỗi “ (Mt 9, 12)

*

*          *

*                  Nếu tôi phản ứng trước những người khác như Chúa đã phản ứng, tôi phải tập luyện lâu dàu nhìn những người khác ấy với cái nhìn của lòng tin.

Thế nhưng, trước hết tôi nhìn những người chung quanh tôi bằng cặp mắt xác thịt của tôi:  tôi thấy những sắc thái của màu da, những nét mặt của họ. Tôi nghe giọng nói của họ, tôi đụng chạm đến làn da của bàn tay của họ. Đó là “cái nhìn” của giác quan. Nếu tôi tự giới hạn vào sự tiếp xúc này, thì phán đoán của tôi trên những người khác sẽ luôn sai lầm và trong mọi trường hợp, luôn nông cạn hời hợt.

*                   Nhưng Chúa đã cho tôi một “cái nhìn” khác, cái nhìn của lý trí. Nó cho phép tôi vượt lên trên làn da của con người. Tôi biết đặt một tên gọi trên các khuôn mặt, một lịch sử và tâm trí tôi nhờ lời nói có thể liên hệ tiếp xúc với tâm trí của người khác. Tuy nhiên, cái nhìn thứ hai này chỉ cho tôi thấy được một sự gặp gỡ của con người tầm thường và dễ sai lầm.

*                  Đức Giêsu Kitô cho tôi môt “cái nhìn” thứ ba, các nhìn của lòng tin. Nó khác hoàn toàn với hai các nhìn trước, nhưng không kém đích thực. Nó cho tôi nhận biết chiều sâu bên trong vô tận của con người. Nhờ Đức Giêsu Kitô tin, tôi “thấy “ người khác như chính Thiên Chúa thấy họ.

*                  Bất kể con người dưới các nhìn của tôi là ai, đều là một thụ tạo của Chúa Cha, được Ngài nắm đúc theo hình ảnh Ngài, nghĩa là có tinh thần chứ không phải chỉ có thể xác, là một người biết sáng tạo, có tự do và tình yêu. Dù cho cuộc sống và tội lỗi đã làm nó hư hỏng, vẫn luôn còn trong nó phản ánh thần linh này, nó là “dấu vết ngón tay” của Thiên Chúa, tiếng gọi muôn đời của Đấng toàn năng, tình yêu vô biên của Chúa Cha mời gọi.

Trước mắt tôi, người khác, dù biết hay không biết, luôn là một con người được Chúa Giêsu Kitô cứu chuộc. Con người ấy được vĩnh viễn mời gọi trở nên hiện thực điều mà con người có quyền trở thành : con Thiên Chúa.

Chính như thế mà Thiên Chúa nhìn xem và yêu thương mỗi người như một trong các chi thể của con Ngài, và nếu chi thể này không còn sống, đã chết vì tội lỗi, thì tình yêu của Ngài, nếu có thể, sẽ còn mạnh hơn cái chết để cứu chuộc nó.

*

*          *

Lạy Chúa,

Người khác đang ở trước mặt con, con phải nhìn anh ấy, vượt qua thiện cảm hay ác cảm của con, vượt qua những ý tưởng của con và những ý tưởng của anh, vượt qua cách đối xử của con và cách đối xử của anh. Con phải cho anh được hiện hữu trước mặt con, như anh đang hiện hữu trong hữu thể sâu xa của anh, và không bắt anh phải tấn công, phải phòng bị, phải đóng kịch.

Con phải tôn trọng anh khác với con, và khong chiếm đoạt anh cho con, không chinh phục anh vào ý tưởng con, không lôi kéo anh đi theo con.

Con phải nghèo khó trước mặt anh ấy, không đè bẹp anh, không nhục hạ anh, không bắt anh phải biết ơn.

Lạy Chúa,

Vì anhaasy là người duy nhất và giàu có, một sự giàu có mà con không có được, và chính con là người nghèo khó đang đứng trần trụi trước cửa nhà anh ấy. Để nhận thấy trong đáy lòng của anh, khuôn mặt của Chúa.

Lạy Đức Kitô phục sinh, Ngài đang mời gọi và mỉm cười với con.

6.                                                                                                 **************************************************************************

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Tôn Sùng Đức Mẹ Thứ Bẩy Đầu Tháng (10/1/2010)
Lễ Mân Côi, Lm Giuse Nguyễn Hữu An (9/30/2010)
Sức Mạnh Của Tràng Chuỗi Mân Côi (9/30/2010)
Video Clip: Đức Mẹ Maria Hiện Ra Tại Lipa, Nước Phi Luật Tân (9/28/2010)
Nguồn Gốc Của Kinh Mân Côi (9/28/2010)
Tin/Bài cùng ngày
Tràng Chuỗi Mân Côi (9/27/2010)
Tin/Bài khác
Lời Kinh Tháng Mười (9/26/2010)
Mẹ Sầu Bi! Tám Niềm Đau Của Mẹ! (9/17/2010)
Ðây Sẽ Là Niềm An Ủi Của Con: Đức Mẹ Maria (9/15/2010)
Xin Mẹ Cứu Chúng Con Thoát Nạn Cộng Sản Vô Thần (9/13/2010)
Lễ Đức Mẹ Sầu Bi, 15/9/2010 (9/12/2010)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768