CHƯƠNG
2: NAGUA VÀ PIMENTEL
I. NAGUA
Sau năm ấy,
lẽ ra phải nằm bệnh viện, tôi trở
về Cộng Hòa Đôminicana. Bề Trên sai tôi
đến một xứ đạo thuộc tỉnh
Nagua.
Đến nơi, tôi mời lối 40 người
lại, để làm chứng cho họ biết
việc tôi được lành bệnh. Tôi
nhớ là đã mời một số
bệnh nhân đến ngồi phía trước,
để cầu nguyện cho họ. Tôi ngạc nhiên
thấy số người bệnh đông hơn
người khoẻ. Tối hôm đó, Chúa
chữa lành 2 người. Cả nhóm
dậy lên nỗi vui mừng, và những
người được lành bệnh đi
làm chứng khắp nơi. Cách khiêm tốn
như thế, bắt đầu một câu chuyện
mà chúng ta không ngờ đem lại kết
quả quá kỳ diệu.
Nhờ việc Chúa chữa lành bệnh
tật, nhóm chúng tôi trở nên như Bàn Tiệc
Nước Trời: những kẻ
được mời là què, đui, câm,
điếc, và nghèo khổ.
Tuần này qua tuần kia, Chúa đã
chữa lành mọi bệnh tật. Vào
tháng 8, Chúa chữa lành bà Sara khỏi
ung thư tử cung. Bị các bác sĩ chê,
bà xuất viện về nhà chờ chết.
Người ta dẫn bà đến với
nhóm, và trong lúc cầu nguyện cho bệnh
nhân, bà cảm thấy nơi bụng nóng như
đốt, và bà bắt đầu khóc.
Dần dần, bà nhận ra là căn bệnh
đã biến mất. 15 ngày sau, bà
được hoàn toàn bình phục. Bà
trở lại với nhóm, đem theo khăn
liệm và đồ an táng, mà con cái
đã sắm sẵn để chôn bà.
Dân chúng tới mỗi lúc một đông,
mọi người ca hát, vui mừng và
tưng bừng ngợi khen Thiên Chúa. Thấy
các bệnh nhân được chữa lành
và những dấu lạ, người ta
khóc nức nở: khóc vì hạnh
phúc, và người ta kể lại cho mọi
người nghe những sự lạ đang
xảy ra trong xứ đạo.
Chúa đã dùng lời trí tri mà
dạy rằng:
“Ta, Ta làm việc trong an bình. Ta ban bình an cho anh
em. Hãy nên sứ giả hòa bình! Ta
bắt đầu đổ Thánh Thần Ta trên
các ngươi. Đó là ngọn lửa
thiêu sẽ lan tràn khắp phố phường.
Hãy mở mắt và các ngươi
sẽ thấy dấu lạ điềm thiêng, mà
nhiều người muốn được
thấy lại không thấy! Chính Ta nói như
thế và Ta sẽ làm.”
Chắc chắn, đây là công trình của
Chúa. Rất nhiều phép lạ luôn xảy ra, tôi
không thể kể hết. Những đôi vợ
chồng rối đến chịu Phép Hôn Phối,
những bạn trẻ thoát khỏi tật
nghiền ma túy và rượu. Đó là
mẻ cá lạ lùng. Chúa đã cho cá
vào đầy lưới, đến nỗi tưởng
chừng như chìm ghe.
Chúa Yêsu đang giải thoát dân Ngài khỏi
xiềng xích nô lệ. Có những bạn
trẻ trước đây không còn thiết tha
với Giáo Hội cũng như với
đức tin, bây giờ bắt đầu tuyên
xưng Chúa Yêsu là Đấng giải phóng
họ.
Trong một kỳ tĩnh tâm ở xứ
đạo, chúng tôi loan báo Tin Mừng về
Chúa Yêsu, và sau đó, dâng Thánh Lễ
cầu nguyện cho bệnh nhân. Lời thông tri
đầu tiên mà Chúa ban cho tôi là:
- Ở đây có một phụ nữ đang
được chữa bệnh ung thư. Bà
ấy đang thấy nóng như đốt ở
bụng.
Tôi tiếp tục cầu nguyện và nói nhiều
lời trí tri khác, được xác
minh bởi những chứng tá. Nhưng ngay
lúc đó, không ai xác minh lời trí tri
đầu tiên này cả.
Hôm sau, có một phụ nữ đến
trước máy phóng thanh và nói
với mọi người:
- Có lẽ các bạn lấy làm ngạc nhiên
khi thấy tôi đến đây. Tôi là một kẻ tội
lỗi, một gái điếm. Từ nhiều
năm nay, tôi đã hành nghề mãi dâm. Hôm qua,
tôi có đến đây dự lễ cầu
nguyện cho bệnh nhân, nhưng không dám vào
nhà thờ vì xấu hổ; tôi bèn
đứng ở sau hàng rào. Tôi bị ung
thư, đã 2 lần mổ, nhưng không chặn
được bệnh. Đến khi linh mục lên
tiếng báo có một người đang
được chữa bệnh ung thư, tôi
liền nghĩ đó chính là tôi.
Chúa Yêsu đã chữa chị không chỉ
khỏi ung thư thể xác, mà còn cả ung
thư linh hồn. Chị ta đã hối cải,
và ngày hôm sau chị đến rước
lễ.
Khi thấy chị rước lễ với
niềm vui khôn tả và khuôn mặt đầm
đìa nước mắt vì hạnh
phúc, tôi liên tưởng ngày trở về
của đứa con hoang đàng
được cha thết đãi tiệc béo.
Chị ấy rước Chiên Thiên Chúa –
Đấng xóa tội lỗi trần gian – đến
tẩy sạch linh hồn và đổi mới
đời sống chị. Sau đó, chị trở
về nhà chứa, khóc lóc vui mừng
kể lại cho các bạn biết về việc
Chúa đã làm cho chị:
- Tôi không đến để bảo các bạn
từ bỏ lối sống này, tôi chỉ muốn
nói cho các bạn biết về Người
Bạn Yêsu của tôi: Ngài đã chuộc mạng
tôi và biến đổi đời tôi.
Chị kể lại việc Chúa chữa chị
lành bệnh và việc chị ăn năn
trở lại. Sau đó, chị ta xin phép
lập một nhóm cầu nguyện tại nhà
chứa, và cứ mỗi thứ hai, họ
đóng cửa không tiếp khách, để
mở tâm hồn ra đón Chúa Yêsu. Ở
đây, họ cầu nguyện, đọc Lời
Chúa và ca hát.
Chúa chưa kết thúc công việc của Ngài
ở đấy. Năm sau, một cuộc tĩnh tâm
được tổ chức cho 47 cô gái
điếm trong thành phố. Chính ở
đấy, tôi thấy Chúa Yêsu biểu lộ tình
thương xót của Ngài: người ta
hối cải, ăn năn trở lại và
xưng thú tội lỗi. 27 cô gái đã bỏ
đường cũ, và theo tin tức
mới đây, 21 cô vẫn bền đỗ trong
đường lối Chúa, vài cô đã
trở thành giáo lý viên, mấy cô khác
thành người hướng dẫn
những nhóm cầu nguyện, làm chứng
về Tình yêu hay thương xót của Chúa
đã biến đổi họ.
Trong số 21 nhà chứa tại
đường Mariano-Perez, chỉ có 4 nhà
còn hoạt động. Các chị em trong nhóm
cầu nguyện đã đến đó, và
Chúa đã hoán cải những nhà
đó.
Cũng phải nhắc lại đây trường
hợp của một cô gái trong số các
phụ nữ ấy, mà Chúa Yêsu đã
bảo là họ sẽ vào Nước Thiên
Chúa trước các ký lục và
biệt phái.
Cô Diane đã được tình Chúa
thúc bách, và cô đã dâng cả cuộc
đời cho Chúa. Tuy vậy, cuộc hoán
cải của cô rất chậm và chua xót. Cô
đã có lần tái phạm vì cần
tiền. Khi lìa xa Chúa, Chúa đã nói
với cô:
- Diane, ai theo Ta sẽ đi trong ánh sáng và
sẽ không thiếu thốn gì.
Cô ấy đã hối cải và trở lại
với Chúa. Cô trở thành giáo lý
viên, và ngày nay, trong các buổi tĩnh tâm, cô
làm chứng cách hăng say về lòng
thương xót của Chúa. Cô trở thành
đoàn viên của nhóm Rao giảng Tin Mừng,
và nhiều linh mục mong muốn có một
sức mạnh như cô, để cao rao sức
sống mới trong Đức Yêsu Kitô.
Thống kê chính thức cho biết, tại Nagua,
trong số 500 nhà chứa, có hơn 80%
đã đóng cửa. Dù chưa trở
lại hết, nhưng tất cả các cô đã
thấm nhiễm sứ điệp
“Chúa-Yêsu-đang-sống”. Nhiều nhà chứa
trước kia đã phục vụ cho tội
lỗi và ích kỷ, thì nay đã
trở thành nhà của nhóm cầu
nguyện. Sự thay đổi rõ rệt đến
nỗi người ta phải nói:
- Nagua trước kia là thành phố mãi dâm,
nay là thành phố cầu nguyện.
Hiện nay, không con đường nào ở
Nagua lại không có nhóm cầu nguyện. Đó
là những nhóm Rao giảng Tin Mừng,
đem mỗi cá nhân đến gặp gỡ
Chúa-Yêsu-đang-sống.
Trường hợp thành phố Nagua cho
chúng ta hiểu thế nào là Đặc
sủng Rao giảng Tin Mừng. Đặc sủng
không phải là đồ trang trí tình
cờ, nhưng thực sự là máng
chuyển lời rao giảng.
Đối với những người phủ
nhận đặc sủng và cho là không cần
thiết,(*) tôi chỉ xin nhắc lại là
thành phố Nagua đã được Phúc
Âm hóa, và đã rửa sạch tiếng
xấu là “thành phố mãi dâm”, nhờ
một buổi tĩnh tâm dành cho gái điếm.
Buổi tĩnh tâm này đã mang lại kết
quả nhờ một phụ nữ, như Madalena
đã theo Chúa Yêsu và sau đó đã nên
chứng tá. Tại sao? Thưa vì cô ta
đã được chữa lành bệnh
ung thư (nhờ đặc sủng chữa
bệnh).
Một việc lành bệnh thể lý tầm
thường đã dẫn đến một
biến đổi xã hội. Cũng vậy,
Nước Thiên Chúa được thiết
lập qua những biến cố nhỏ mọn,
tầm thường như hạt cải; nhưng
một khi đâm chồi nảy lộc, sẽ mang lại
hoa trái dồi dào.
Hỡi bạn, chúng ta là ai mà dám khinh
thường đường lối của Thiên
Chúa?
II. PIMENTEL
Tại Nagua, tôi đang sung sướng công tác
với các nhóm cầu nguyện, nhưng
Thánh Thần lại chuẩn bị cho tôi một
bất ngờ lớn. Quả thật,
đường lối Thiên Chúa khác với
đường lối chúng ta (Is 55,8), nhưng
tốt đẹp trổi xa điều chúng ta có
thể cầu xin hay tưởng nghĩ (Eph 3,20).
Cha Giám Tỉnh xin tôi tạm thay cho một linh mục
đi nghỉ hè. Phải bỏ Nagua đi nơi
khác, thực thà mà nói, đó
là một điều đau xót cho tôi. Chúng ta
luôn muốn được an phận với
những gì mình đang có. Nhưng
đó là điều làm cản trở
tác động bất ngờ của Thần
Khí khi Ngài muốn ra uy. Sống trong Thánh
Thần là từ bỏ mình, không chiếm
hữu cho mình những gì Thiên Chúa
đã khấng ban cho ta, ngay cả điều mà
chúng ta gọi là “Thừa tác vụ”.
Chúng ta được gọi sống
đời lữ khách dưới các
lều tạm, luôn sẵn sàng dấn
bước vào cuộc hành trình không
hẹn ngày về. Chính lúc chúng ta không
có gì cả, lại là lúc chúng ta
có khả năng được tất cả.
Ngày 10-06-1974, tôi đến nhiệm sở
mới: Pimentel, một làng dễ thương
ở ngay trung tâm đất nước, xung quanh
có đồng bằng, dồi dào thóc
lúa, khoai tây, ca cao và cam, nhờ nguồn nước
sông Cuaba. Chỉ có một con đường
đất băng ngang qua làng, lừa ngựa
thường xuyên qua lại, thỉnh thoảng
mới có một chiếc xe hi hoặc xe
buýt. Lá quốc kỳ phất phới trên
tòa nhà thị chính, quanh đó là công
viên với những vòm cây chà là và
xiêm gai. Phía bên kia tòa thị chính là
xứ đạo Thánh Gioan Tẩy Giả – một
cái tên gợi lên sứ vụ của tôi
cũng như bất cứ ai đi rao giảng Tin
Mừng: đó là vai trò tiền hô
dọn đường cho Chúa Cứu Thế.
Thần Khí Chúa đã dẫn tôi đến
đó, để làm chứng cho ánh
sáng của Chúa Yêsu Kitô Phục Sinh.
Vừa tới nơi, tôi vào nhà cha
sở, ngài đã sẵn sàng vali
để lên đường. Tôi chỉ xin cha cho
phép tổ chức một nhóm Canh Tân nhỏ.
Chuyện này làm cha sở bực mình,
ngài sợ! Không dám từ chối,
bởi lẽ tôi đến đây là để
thế chân cho ngài đi nghỉ hè, nhưng ngài
nói:
- Thôi được, cha cứ lập nhóm,
nhưng đừng có bày chuyện
đặc sủng.
- Vâng! Nhưng, thưa cha, đặc sủng không do tôi
ban, mà là do Thánh Thần. Nếu Thánh
Thần muốn ban đặc sủng cho giáo dân
của cha, tôi làm gì được nào?
Cha sở
đáp và chào từ giã:
- Thôi, cha muốn làm gì thì làm!
Hè năm ấy nóng bức, nhưng một
điềm báo Thần Khí Chúa sẽ
đổ xuống trên chúng tôi. Ai không tin
Chúa-Yêsu-đang-sống hiện ở cùng
chúng tôi, và ngày nay, Ngài còn làm
những việc lạ lùng, thì đừng
đọc những chuyện sau đây, vì
với họ, đó là chuyện khó tin.
1. Buổi họp đầu
tiên:
Trong Thánh Lễ Chúa Nhật đầu tiên, tôi
mời mọi người đến dự
buổi giảng về Canh Tân Đặc Sủng,
và hứa sẽ kể lại việc lành
bệnh của tôi. Hôm ấy, có 200 người
đến dự. Với lòng tin, họ
đã mang đến một người bại
liệt nằm trên băng ca. Bệnh nhân này bị
gãy xương sống và đã nằm
liệt 5 năm rưỡi.
Khi thấy họ mang bệnh nhân đến, tôi phải
nhận là họ bạo gan thật. Hành
động này nhắc tôi nhớ chuyện 4
người đã khiêng người bạn
bất toại đến với Chúa Yêsu (Mc 2,1-12).
Chúng tôi cầu nguyện cho anh ta, và kêu xin Chúa
– cậy vì quyền lực các dấu đinh
của Ngài – hãy chữa lành
người bại liệt này. Người
bệnh bắt đầu toát mồ hôi và run
rẩy. Tôi liền nhớ lại, khi
được Chúa chữa, tôi cũng thấy
nóng ran cả người. Tôi nói với
anh:
- Chúa đang chữa anh, nhân danh Chúa Yêsu,
hãy đứng lên!
Tôi cầm lấy tay anh và anh nhìn tôi sững
sờ. Anh ta cố gắng đứng dậy
và bắt đầu bước đi chầm
chậm. Tôi nói:
- Nhân danh Chúa Yêsu, hãy tiếp tục
bước đi! Chúa đang chữa anh.
Anh ta bước từng bước một
đến gần Thánh Thể, rồi òa khóc
mà tạ ơn Chúa. Mọi người
ngợi khen Chúa, trong khi người
được chữa lành bước ra
giữa cộng đoàn, vác băng ca của
mình. Ngày hôm đó, có 10 người
khác được Chúa Yêsu Kitô thương
chữa lành.
Quả thực, người ta khao khát cầu
nguyện dường nào! Họ đến gần
chúng tôi và yêu cầu dạy họ cầu
nguyện. Như Chúa Yêsu, chúng tôi phải dạy
họ bằng cách cùng cầu nguyện
với họ. Chúng tôi không thể bỏ lỡ
một cơ hội tuyệt diệu như thế! Nếu
ta nói về Chúa ít hơn và nói
với Ngài nhiều hơn, thì trần gian
sẽ được thay đổi mau biết
mấy! Đúng thế! Chúa thích chúng ta
nói về Ngài, nhưng hơn thế nữa,
Ngài thích chúng ta nói với Ngài.
2. Buổi họp thứ
hai:
Thứ tư sau, có 3.000 người kéo
đến; bởi đó, chúng tôi phải
họp ngoài đường, vì nhà
thờ không đủ chỗ chứa. Do quá
đông như vậy, chúng tôi không thể tụ
thành một nhóm cầu nguyện
được, tôi liền giảng nửa
giờ trước khi dâng Thánh Lễ cầu
cho bệnh nhân.
Trong giờ cầu nguyện, một phụ nữ
tên Mercedes Dominguez, mù đã 10 năm, cảm
thấy lạnh buốt ở đôi mắt.
Dominguez trở về nhà, rất xúc
động nói cho mọi người biết
là bà đã thấy được một
chút. Hôm sau, lúc thức dậy, bà
được hoàn toàn sáng mắt.
Chúa đã mở mắt cho bà, và
bà đã mở miệng để làm
chứng khắp nơi, về việc bà
được lành bệnh một cách kỳ
diệu, làm cho dân làng xúc động mãnh
liệt.
3. Buổi họp thứ
ba:
Các bạn thử tưởng tượng
xem sự gì đã xảy ra trong tuần lễ
thứ ba này? Chúng tôi ra công viên, ngay giữa
trời, để ngợi khen vinh quang Chúa.
Như thuở xưa, Chúa Yêsu –
Đấng-đang-sống – cũng đến trong
làng chúng tôi. Công viên trở nên giống hồ
Bêthesđa xưa: “với đầy bệnh nhân
mù, què và bại liệt, đang chờ
được chữa lành” (Ga 5,1-2).
Bêthesđa có nghĩa là “Nhà xót
thương”. Pimentel – một làng nhỏ nhất – đã
trở nên nơi Chúa chọn, để tỏ
bày lòng thương xót của Ngài. Tác
vụ chữa bệnh là tác vụ của
lòng thương xót của Thiên Chúa. Đêm hôm
đó, có hơn 7.000 người dự.
Như tuần trước, chúng tôi rao giảng
tình yêu của Chúa Yêsu, Ngài đang sống trong
Giáo Hội, và tiếp tục hành động
qua những dấu lạ và kỳ công. Chúng tôi
dâng Thánh Lễ và Chúa lại chữa
lành các bệnh nhân. Thật là ngoài
sức tưởng tượng! Như xưa
tại tiệc cưới Cana, Chúa đã
biến nước thành rượu, nhiều
đến nỗi còn có thể tổ chức
thêm những tiệc cưới khác. Khi
chúng ta xin Chúa điều gì, thì Ngài
cũng ban cho, vì quyền năng cũng như
tình yêu của Ngài không có giới hạn.
Ngài không chỉ chữa lành cho 2, 3 người,
nhưng cho một số đông vô kể.
Cảnh sát rất bực bội, vì phải
làm việc ngoài giờ để giữ
trật tự cho số đông dân chúng đi
lại, trong một làng quá bé nhỏ như
thế. Cảnh sát đã xin Trưởng ty
dẹp các cuộc hội họp này đi, ông ta
giang đôi tay ra, cười và trả lời:
- Tôi cũng vậy, cũng đã muốn dẹp
chúng đi. Nhưng khốn nỗi, chính vợ
tôi đã được lành bệnh,
từ một trong những buổi nhóm họp
này.
Bà vợ ông ta bị bệnh đã 12 năm.
Tình yêu Chúa đã chạm đến bà.
Vài ngày sau, hai ông bà đã đến
chịu phép Hôn phối.
Chúa đã tiên liệu tất cả, thay vì
cấm họp, cảnh sát đã tăng
cường cho chúng tôi 18 nhân viên, để ổn
định trật tự lưu thông trong buổi
họp kỳ tới.
4. Buổi họp thứ
tư:
Ngày 9 tháng 7, kỷ niệm ngày tôi trở
về Cộng Hòa Đôminicana, sau khi
được Chúa chữa bệnh. Từ
9 giờ sáng, dân chúng khắp nơi trong
nước tuôn đến bằng xe lớn, xe
nhỏ. Ngay cả mấy bác tài xế taxi cũng
quảng cáo giùm chúng tôi, vì trong vụ
này, họ cũng có lợi. Chiều hôm
đó, có khoảng 20.000 người
đến họp cầu nguyện. Số người
quá đông, đến nỗi chúng tôi phải leo
lên mái nhà đặt bàn thờ và
loa phóng thanh trên đó.
Các bạn có biết Chúa đã “trả
thù” cách nào đối với những
cảnh sát định dẹp cuộc nhóm họp
không? Chính đêm hôm đó, Chúa chữa
lành cho một nhân viên bị xuất huyết mạch
máu não, nên bị bán thân bất toại.
Bắt đầu từ lúc đó, tất
cả nhân viên cảnh sát đều đứng
về phía chúng tôi. Quả thật, Chúa
giải quyết các vấn đề cách êm
đẹp hơn chúng ta biết bao!
Một bà nọ, trong làng ai cũng biết là
bị điếc từ 16 năm, nay bà
được khỏi hẳn. Thoạt
đầu, bà nghe ù ù trong tai, liền
đó, bà mới nhận ra là đã
nghe rõ bài giảng. Hôm sau, gặp bà ấy
đi chợ, một người làm công
nói với bạn:
- Bà điếc đến đấy, chúng ta
thử nhép miệng nhưng không phát âm,
để trêu bà ấy chơi!
Nhưng bà đã nghe họ nói và
tươi cười đáp:
- Không, thưa các anh, tôi không còn điếc đâu!
Chúa Kitô đã chữa tôi chiều hôm qua.
Như thế, bà ta không chỉ minh chứng là
được lành bệnh, nhưng còn làm
chứng cho quyền năng Thiên Chúa nữa.
Một người đàn ông chỉ bò đi
bằng tứ chi cũng được
chữa khỏi ngày hôm đó. Quá nhiều
sự lạ và ơn lành bệnh đã
xảy ra! Chúng tôi được chứng
kiến mọi sự. Mắt thấy, tai nghe
trực tiếp và sống động những
điều được kể trong Phúc Âm.
Chính Chúa-Yêsu-Phục-Sinh đang đi
đứng giữa chúng ta và đang
cứu thoát dân Ngài.
Đêm hôm đó, theo các lời chứng
được ghi nhận, đã có hơn 100
người được chữa lành.
5. Buổi họp thứ
năm:
Đến buổi nhóm họp thứ năm,
thiết bị âm thanh của chúng tôi không thể
đủ mạnh để nghe. Cảnh sát làm
một bài tính số người trên mét
vuông: có đến 42.000 người, đến
từ Puerto Rico, Haiti và từ tất cả
các xứ đạo trong nước. Các
mái nhà đông nghẹt người, xe buýt,
xa tải, xe con choán chật con đường
làng.
Sở dĩ người ta đến đông
như vậy, chỉ vì Chúa Yêsu chưa thay
đổi phương pháp làm việc. Đơn
giản thế thôi! Phần chúng ta, chúng ta hãy
lo tìm phương phápp phục vụ hữu
hiệu hơn, phù hợp với thời
đại hơn. Còn Chúa, Ngài cứ
tiếp tục lối làm việc của Ngài:
Ngài đi khắp vùng Galilê, chữa
lành mọi bệnh tật, đoàn lũ dân
chúng theo Ngài và được Ngài rao
giảng Lời Cứu Rỗi (Lc 6,17-18). Ngày
nay, vẫn vậy: Chúa chữa người
bệnh tật, và hằng ngàn, hằng
vạn người tụ đến, và chúng
tôi rao truyền Nước Thiên Chúa cho họ.
Đơn giản, đó là Phúc Âm đang
được tái diễn.
Tôi bắt đầu hoảng sợ, vì
những người khốn khổ này
cứ muốn chạm đến tôi và xin tôi
cầu nguyện cho. Tối hôm đó, họ giật
hết nút áo tôi, và sém chút nữa
thì đè tôi chết bẹp. Tôi cũng lo
lắng cho những người đã
đi đường cả ngày trời
đến đây, mà lại không kiếm được
thức ăn trong làng, và đành ra về
bụng đói, nhưng lòng đầy tình
thương của Chúa.
Do đó, chúng tôi cầu xin Chúa soi sáng cho
biết phải làm gì cho đám dân đông
đảo này. Chính Chúa đã
đặt chúng tôi vào thế kẹt, thì
cũng chính Ngài phải giải quyết cho
chúng tôi thôi! Trong lúc cầu nguyện, Chúa
chỉ giáo cho chúng tôi qua tiếng lạ của
Evarsto Guzman. Để không còn chút nghi ngờ
nào, thì Chúa cho tôi ơn giải thích thông
điệp ấy:
- Hãy loan báo Tin Mừng cho dân Ta! Ta muốn
có một đoàn dân ca ngợi.
Không nên sợ những đoàn tụ đông
đảo Chúa đưa đến với
chúng ta, để họ được nghe rao
truyền Lời Cứu Độ. Ai sợ
những kỳ công của Chúa, tức là
sợ luôn “Vị Chúa của các kỳ công”.
Một số người ngạc nhiên, vì Chúa
đáp lời cầu nguyện của họ
quá mau lẹ. Tôi nói với họ rằng:
nếu Chúa là Đấng tốt lành
dường nào, mà không đáp lời
cầu của họ, mới là điều
đáng ngạc nhiên hơn:
“Trước khi chúng kêu cầu, Ta đã
đáp lại; khi chúng còn đang nói, Ta
đã nhận lời” (Is 65,24).
“Hãy xin
sẽ được, hãy tìm sẽ
gặp, hãy gõ cửa sẽ mở cho!”
(Lc 11,9-13).
Đức cha Antonio Flores, Giám Mục La Vega,
nghĩ sao về tất cả vụ này? Ngài
rất cởi mở, nhưng lại rất
ngại khi thấy báo chí, phát thanh, truyền
hình làm rùm beng. Tôi đến thăm ngài
và tìm thấy ngài trong nhà nguyện.
Chúng tôi cùng cầu nguyện, sau đó
đã đồng ý phân chia đám đông
thành nhiều nhóm nhỏ, nhưng chúng tôi
đã từng làm trước kia tại
Nagua. Tôi trở về vui mừng, vì nhờ
Thánh Thần, Giám Mục và tôi hoàn toàn
đồng ý với nhau.
Ngay sau đó, chúng tôi nhờ phát thanh
và truyền hình, để thông báo
rằng: Các cuộc tụ họp quy mô, đông
đảo từ nay tạm đình lại, và
yêu cầu mỗi người về nhóm họp
tại nhà thờ xứ đạo mình
mà cầu nguyện.
Chúa có chương trình cho những
biến cố tại Pimentel: thức tỉnh dân
Ngài, lay chuyển Giáo Hội, đồng
thời cho thấy rằng Ngài đang sống,
và ban sự sống dồi dào cho những
ai tin vào danh Ngài.
Từ đây, bắt đầu một cách
làm việc mới, sâu hơn và tế nhị
hơn; huấn luyện người phụ trách
những nhóm cầu nguyện nhỏ. Cuối
tuần, chúng tôi có một buổi tĩnh tâm cho
những người tình nguyện dấn thân
nhiệt tình nhất. Chúng tôi dẫn giải cho
họ hiểu thế nào là nhóm họp cầu
nguyện, là Canh Tân Đặc Sủng, Thanh Tẩy
trong Thánh Thần và các đặc sủng
là gì, và “Chúng tôi đã trao phó
họ cho ơn sủng của Thiên Chúa” (Cv 20,32). Ba
ngày sau, họ đã đảm trách việc
hướng dẫn 45 nhóm cầu nguyện rải
rác nhiều nơi trong xứ đạo. Có
nhóm họp nhau dưới lùm cây, nhóm trong
nhà thờ, nhóm tại các nhà tư
và đây đó khắp nơi. Tất cả
thành phố trở nên nhà cầu nguyện.
Để cho mọi người dán mắt
nhìn vào Chúa Yêsu, chứ không phải vào
một người phàm nào; thì đêm hôm
đó, tôi rời xứ đạo. Chúa
ở lại với họ và tiếp tục
chữa lành bệnh nhân.
Năm 1984, trong một dịp viếng thăm nhằm
ấn hành quyển sách này, người ta
tặng cho tôi một cuốn vở ghi 244
chứng từ được chữa
lành, do một trong những nhóm đã
họp tại nhà của Guara Rosario,
đường Colomb. Chỉ trong đêm 13-11-1985,
đã có 22 chứng từ về ơn
lành bệnh. Sau đó ít lâu, bởi số
chứng từ quá đông, người ta thôi
ghi chép. Chúng tôi có hỏi là Chúa
còn tỏ uy quyền ra như trước không,
thì họ trả lời cách đơn sơ
hết sức:
- Không, bởi bây giờ không còn có các
bệnh nhân như trước nữa.
6. Chúa Nhật Lễ
Lá:
Chúa ngự đến khải hoàn, không
những trong thành Pimentel, mà còn trong cả
xứ và vượt qua biên giới
nữa. Mọi sự đều diễn ra lạ
lùng như mơ. Chưa bao giờ đời
truyền giáo của tôi lại trở nên hấp
dẫn và đẹp đến thế!
Cả phương tiện truyền thông, Chúa cũng
dùng để chữa lành bà mẹ của
một nhân viên giới thiệu chương trình
truyền hình. Và chính anh ta đảm nhận
việc làm chứng cho Chúa trước
ống kính thu hình.
Chúa cũng vào Hạ nghị viện, để
chữa lành một nữ dân biểu bị
đau cổ.
Sau này, tôi được biết là nhà
xuất bản tạp chí Pháp “Ngài vẫn
sống”, đã biên thư hỏi Đức
Giám Mục về sự xác thực của
những việc xảy ra tại Pimentel. Ngày
15-10-1975, Đức Giám Mục đã phúc
đáp ngyên văn như sau: “Lời chứng
của cha Tardif là xác thực”. Thư của
Ngài được đăng trên báo số 6-7
của tập san.
Trong những ngày đó, chúng tôi – như
các Tông đồ trên núi Taborê –
được nhìn ngắm vinh quang của
Chúa. Chúng tôi chia sẻ với Chúa Yêsu
điều mà Cha Ngài đã phán:
“Đây là Con Ta rất yêu dấu, Người
được Ta sủng ái” (Mt 17,5).
Ngày 16 tháng 7, Chúa tiên báo, qua một
lời tiên tri, cho biết là chúng tôi sẽ
bị tấn công, chế giễu; nhưng chúng tôi không
phải hoảng sợ, vì Chúa đã
thắng thế gian.
Ba tháng sau, cha sở nghỉ hè về. Ngài
rất ngạc nhiên về những gì ngài
thấy và nghe dân chúng kể lại. Tất cả
đều quá kỳ diệu, khiến ngài không
thể tin nổi.
Chúa đã viếng thăm dân Ngài, khơi
dậy một mãnh lực cứu độ
trong xứ đạo của Ngài, xót
thương người nhà của Ngài,
thắp lên một tia sáng giữa bóng
tối, để một khi được giải
thoát khỏi mọi nỗi lo sợ, chúng ta
có thể phụng sự Chúa cách thánh
thiện và chính trực mọi ngày trong
đời sống chúng ta (Kinh Benedictus).
Chúa đã chữa lành đàn ông và
đàn bà, từ nhân viên cảnh sát
đến trẻ con, những người
từ xa đến và những bệnh nhân nan
y. Chúa rao giảng Tin Mừng, loan báo Nước
Trời cho dân Ngài, sử dụng các
phương tiện truyền thông như báo chí,
truyền hình. Quả thực, đó là
một ngày Chúa Nhật Lễ Lá: Chúa
ngự vào thành cách khải hoàn.
Khi tôi rời Pimentel để trở về Nagua,
con đường đất vắng tanh. Gió
lay nhẹ những cành lá chà là, và
mơn trớn lá cờ đã từng
chứng kiến những việc lạ lùng
Chúa làm. Lòng tôi luyến tiếc nhớ
đến những đám đông đã
từng thấy. Lúc bấy giờ, có
một chú lừa con đi qua, nhảy nhót vui
vẻ, nhìn tôi với đôi mắt to, rồi
nhô cả hàm răng, như cười nói
với tôi:
- Ông chỉ là con lừa đã mang Chúa Yêsu
đến làng này, và bây giờ ông phải
quay về Betfagê thôi! Vinh dự, cành lá vạn
tuế và lòng tri ân chỉ dành cho Đấng
được ông chở trên lưng, chứ
không phải cho ông. Phần ông, như Gioan Tẩy Giả,
hãy nhỏ đi để Ngài lớn lên!
Emiliano Tardif phải chết, để Chúa Kitô sống
trong ông. Vinh dự của ông là Chúa Kitô
được hiển vinh, đặc ân của ông
là rao giảng Tin Mừng.
Con lừa vẫy đuôi, như nói với tôi:
“Chào tạm biệt nhé!’, rồi nó xa dần.
Còn tôi trở về Nagua, lòng đầy hân
hoan, phấn khởi.
7. Tuần Thánh:
Mọi sự đã xảy ra như buổi
hoàng hôn muôn sắc màu rực rỡ,
và Chúa đã tỏ ra thật tuyệt
vời hơn chúng tôi có thể
tưởng. Khi cơn say tình Chúa chưa qua,
thì đã có những áng mây đen
ập đến che kín bầu trời. Đột
nhiên, mọi sự tối sầm lại, mặt
trời ẩn khuất đâu mất, cuồng phong,
bão táp bắt đầu ào thổi
dữ dội, nhưng tôi vẫn tin là Chúa
đang ở với tôi.
Ông Bộ Trưởng Y tế tố cáo trên
truyền hình là: tôi đã lạm dụng
sự ngu dốt của dân chúng, làm cho họ
tưởng đã lành bệnh. Ông ta nói tôi
là một tên lang băm, lừa gạt dân chúng.
Ông hỏi tại sao tôi không đi làm như vậy
ở một nước đang phát triển
như Canada.
Kẻ khác tấn công, bảo tôi là
người ngoại quốc nên không hiểu gì
về dân chúng ở đây, các phép lạ
và việc chữa bệnh này sẽ đưa
dân chúng đến sự phù phép, mê
tín. Tôi đã trả lời rằng:
- Chắc chắn là tôi không biết dân chúng
bằng họ, nhưng tôi biết rõ Chúa Yêsu,
và Ngài không bao giờ đem đến mê
tín, dị đoan. Trái lại, khi Chúa hành
động, Ngài luôn làm tốt mọi sự,
chúng ta không phải sợ.
Đài phát thanh, báo chí, đài
truyền hình tấn công tôi dữ dội… Chỉ
sau mấy hôm, tôi đã thành tay phù thủy
và tên lừa bịp, bởi tôi tin và rao truyền
Chúa Yêsu đang sống, đang cứu thoát
và đang chữa lành dân Ngài, mà
người ta cho tôi là điên khùng, là
cuồng tín, v.v…
Các tờ báo trước kia đã
thán phục tôi, thì nay – sau 24 giờ
đồng hồ – đã trở mặt
chống lại tôi. Nhờ đó, tôi học
biết được một điều: vinh quang
mà thế gian ban tặng quả là mong manh,
chóng tàn, và lo nghe ngóng dự luận
người đời cũng là một
việc điên rồ. Chỉ trong vòng mấy tiếng
đồng hồ, mọi hào quang, vinh hiển
đều bị quét sạch. Phần tôi, tôi tin
cậy vào Chúa Yêsu – Đấng hôm qua, hôm nay,
ngày mai và mãi mãi là một, không
đổi thay. Vì tôi không bận tâm đến
lời họ khen tụng tôi, nên khi bị chỉ
trích, tôi cũng chẳng mảy may giao
động. Lòng tôi thật sự an bình.
Một số người tự xưng là tâm
lý gia đến nói với tôi: những
bệnh được chữa lành là do
tác động của đám đông, hoặc
do năng động cuồng loạn của tập
thể; vì thế, đó là điều rất
bình thường, không có gì là phép
lạ cả. Tôi đáp lại họ cách
đơn giản:
- Thế là các ông rất bất công; vì khi
biết được cách chữa bệnh
như vậy, mà các ông lại không tổ
chức những cuộc tụ họp như
thế mỗi buổi chiều, để chữa bệnh
cho dân chúng trong xứ.
Những người khác cho chúng tôi
thuộc loại duy cảm xúc. Tôi nói với
họ là thuyết duy cảm xúc chỉ cố
tìm cảm xúc vì cảm xúc; còn
chúng tôi, chúng tôi tìm Chúa. Điều
này mới thật là cảm động!
Tìm thấy một kho tàng chôn giấu, là
điều cảm động và hào hứng.
Khi sự mừng rỡ tỏ hiện trên
mặt một người, thì đó
là dấu cho biết người đó
đã tìm được kho báu.
Người khác đả kích sự
“ấu trĩ” của dân chúng rằng:
- Đoàn lũ này chỉ đến vì
tọc mạch và cũng vì các việc
chữa bệnh.
- Không cần biết vì lý do nào mà họ
đến! Điều đáng quan tâm là họ
đã có mặt, để chúng tôi rao
giảng Phúc Âm. Chắc chắn là Giakêu
không leo lên cây sung để lần hạt, nhưng chỉ
do tọc mạch, “muốn thấy Chúa Yêsu” (Lc 19,3).
Đôi vị linh mục bắt đầu châm chọc
chua cay:
- Cha Emiliano được khỏi bệnh lao, nhưng
mắc phải chứng loạn óc.
Bởi tôi cầu nguyện bằng tiếng lạ,
và tôi tin vào quyền phép chữa lành
của Chúa Yêsu Kitô, nên họ tưởng tôi
hóa điên, đến nỗi họ đến hỏi
là tôi có điên không. Tôi trả lời:
- Chính tôi, tôi cũng đang tự hỏi mình
như thế, vì bây giờ, tôi chỉ nói
về Chúa mà thôi!
Những linh mục lân cận ganh với tôi.
Một số đề nghị Cha Giám Tỉnh Hội
dòng của tôi trục xuất tôi ra khỏi xứ,
vì theo họ nghĩ: với tất cả việc
tào lao kia, tôi sẽ phá hỏng mọi cơ
cấu mục vụ. Tôi trả lời:
- Chúa Yêsu không đến để cứu cơ
cấu mục vụ, nhưng để cứu dân
Ngài, và đó là việc duy nhất mà
Chúa đang làm giữa chúng ta.
Họ tố cáo rằng tôi lôi cuốn giáo dân
bỏ xứ đạo, nhưng tôi có mời
ai đâu, tôi chỉ rao giảng Tin Mừng thôi.
Một vị linh mục nói là chúng tôi thổi
phồng quá trớn, trong khi cần phải làm
chậm rãi hơn. Ông ta lý luận:
- Nếu cha kể cho tôi về một vài phép
lạ, thì tôi có thể bắt đầu tin.
Nhưng khổ nỗi, nhóm Canh Tân Đặc
Sủng các người điên rồi, chỉ
biết nói phép lạ với phép lạ…!
Tôi trả lời:
- Chỉ vì cha chưa biết Chúa Yêsu thật
sự là ai đó thôi!
Linh mục ấy đáp:
- Có chứ! Nhưng cứ xem ở Lộ
Đức! Tại đấy có một văn
phòng xét nghiệm Y khoa, nghiên cứu các
trường hợp được chữa
lành, và người ta bảo là có
rất ít trường hợp lành bệnh
bởi phép lạ. Còn cha thì
ngược lại…!
Tôi đáp:
- Nhưng, thưa cha, tiêu chuẩn đức tin của
chúng ta không phải là văn phòng xét
nghiệm Y khoa Lộ Đức, song là Phúc Âm;
mà Phúc Âm nói đến bao nhiêu là phép
lạ. Thánh Marcô – vị Thánh Sử đầu
hết trong 4 vị – đã thuật 18 phép lạ
và chữa bệnh của Chúa Yêsu, trong 16
đoạn Phúc Âm. Nếu chúng ta bỏ
những đoạn kể lại những dấu
lạ và quyền năng
Tác giả: Emiliano Tardif
|