nhìn, làn ranh có vẻ rõ ràng: trường hợp nghi có quỷ nhập thực sự thì chỉ đức giám mục và những người mà ngài ủy nhiệm mới được giải quyết. Còn các trường hợp khác đều là lãnh vực bỏ ngỏ và không có luật nào ràng buộc, do đó, ai làm cũng được."
Tuy nhiên, Đức Hồng Y biết rất rõ ràng những trường hợp quỷ ám thực sự thì ít và đòi hỏi một sự chẩn đoán chuyên môn và đặc biệt trước khi chúng có thể được xác định. Do đó, ngài thêm: "Mọi sự ở ngoài trường hợp quỷ ám thực sự thì giống như một lãnh vực mà các ranh giới của nó lờ mờ khó xác định, nơi còn nhiều lẫn lộn nhập nhằng. Sự quá phức tạp về thuật ngữ không giúp cho đơn giản hoá vấn đề; không có định nghĩa nào thống nhất cả, và chúng ta tìm thấy nhiều vấn đề khác nhau dưới cùng một nhãn hiệu (Rinnovamento e potenza delle tenebre,p.95).
Trong những trang kế tiếp, đức Hồng y cho những gợi ý thực tế: "Sẽ rất hữu ích nếu, trong số những cách khác, chúng ta giải thích rõ ràng thuật ngữ và xác định rõ ràng và chính xác sự khác nhau giữa cầu nguyện giải thoát và trừ quỷ giải thoát, với sự nhấn mạnh đến ma quỷ. Sự trừ quỷ giải thoát trong trường hợp có quỷ nhập, được dành riêng cho giám mục phân định. Tuy nhiên, khi xảy ra những cuộc trừ quỷ được thực thi ngoài những trường hợp quỷ ám hoàn toàn, thì không có ranh giới rõ ràng" (sđd. tr. 119-120). Nói cho ngay, tôi có thể nhìn thấy một đường phân ranh rõ ràng theo những tiêu chuẩn sau đây: một cuộc trừ quỷ đích thực được dành cho một giám mục hoặc người đại diện ngài là một á bí tích, và như thế nó có sự cầu bầu của Giáo Hội làm bảo chứng; tất cả những cuộc trừ quỷ khác là một hình thức cầu nguyện riêng tư, ngay cả khi được thực hiện bởi một nhóm. Tôi không biết tại sao Đức Hồng y Suenens đã không nói về những cuộc trừ quỷ như một á bí tích và như hình thức giải thoát độc nhất có thể được gọi đúng là trừ quỷ. Mặc dù ngài dành vài chương trong sách của ngài về á bí tích và kể ra một số ví dụ, nhưng ngài không liệt kê sự trừ quỷ vào trong số đó; theo ý kiến của tôi, việc gộp nó vào số các á bí tích sẽ định nghĩa nó cách rõ ràng, ít nhất về điểm này. Tôi chắc rằng Đức Hồng y sẽ tha thứ cho tôi về nhận xét này.
Đức Hồng y Suenens có những gợi ý đề nghị thực tiễn như sau: "Tôi đề nghị dành riêng cho giám mục không chỉ những trường hợp quỷ nhập, theo những qui tắc cũ, nhưng hãy để cho ngài quyền phán quyết trên tất cả các trường hợp nghi có ảnh hưởng của ma quỷ. Mặc dù chức vụ trừ quỷ đã biến mất, ít nhất như một chức nhỏ, thì bất cứ hội đồng giám mục nào cũng có thể xin Roma cho tái lập lại nó" (Sđd. tr. 121-122). Đức Hồng Y đề nghị cho phép giáo dân được lãnh phận vụ của nhà trừ quỷ trong những trường hợp ít nghiêm trọng.
Cha Grua trong cuốn sách tuyệt vời mà tôi đã trích dẫn, đưa ra những đề nghị khác. Ngài đề cập đến lời khuyên của Hồng y Suenens và thêm một số lời khuyên có thể theo được tạm thời trong khi chờ đợi những quyết định chính thức. Những đề nghị này rất thực tiễn và nếu được thi hành, có thể cung cấp chất liệu tốt cho uỷ ban duyệt xét phần Nghi thức trừ quỷ.
Trong mỗi giáo phận, đức giám mục nên bổ nhiệm một nhóm người sáng suốt, gồm ba hay bốn người, để làm việc cận kề với mỗi nhà trừ quỷ, mỗi nhóm nên có một nhà tâm lý học và một bác sĩ. Mỗi trường hợp được nghi có hoạt động của ma quỷ nên đem tới nhóm này, để sau cuộc nghiên cứu thích hợp, sẽ đưa bệnh nhân đến đúng chỗ: một bác sĩ, một nhà trừ quỷ, hoặc một nhóm cầu nguyện. Tất cả các sự cố nhẹ hơn nên đưa tới nhóm cầu nguyện, hoặc các nhóm tuỳ theo sự cần thiết, và nhà trừ quỷ sẽ chỉ được giới thiệu cho các biến cố nghiêm trọng. Một linh mục nên luôn luôn có mặt tại các nhóm cầu nguyện.
Do đó, sự giải thoát luôn luôn nên là một phần của sự chăm sóc mục vụ dành cho bệnh nhân. Một liệu pháp đúng nghĩa nên bao gồm những việc sau: Phúc Âm hoá, thực hành bí tích thống hối và Thánh Thể, các việc thiêng liêng, gia nhập các nhóm cầu nguyện. Khỏi phải nói, trong các biến cố nhẹ, một nhóm cầu nguyện không được phép trừ quỷ nhưng chỉ cầu nguyện trên bệnh nhân, trừ khi có sự có mặt của một linh mục có đủ thẩm quyền (Sđd. tr. 113- 114).
Việc tăng thêm các nhà trừ quỷ và huấn luyện họ biết thi hành tác vụ của mình cho đúng không chỉ là những thách đố duy nhất. Có nhiều vấn đề khác còn bỏ ngỏ cần phải được giải quyết trước khi điều này sẽ không còn là một chương trong sách của Giáo Hội bị niêm phong với hàng chữ "Công trình đang tiến hành". Ma quỷ không bao giờ ngưng hoạt động, trong khi các đầy tớ Chúa đang ngủ, y như trong dụ ngôn lúa mì và cỏ lùng kể lại. Bước đầu tiên, bước cơ bản, là đánh thức sự hiểu biết của các giám mục và các linh mục, theo đúng âm điệu học thuyết mà Kinh Thánh, Truyền Thống, và Huấn quyền đã luôn luôn truyền đạt, cả qua Công Đồng Vaticanô II, các giáo huấn của các Đức Thánh Cha gần đây, và mới đây nhất là cuốn giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, mà tôi đã trích dẫn trong các chương đầu. Mục đích chính của cuốn sách của tôi là góp phần cho việc đánh thức này, và tôi sẽ cho là thành công nếu tôi đạt được mục tiêu này, không quan tâm đến bất cứ lời khen ngợi, chỉ trích hoặc số lượng cuốn được bán ra lớn thế nào.
o0o
PHỤ CHƯƠNG MỘT TÀI LIỆU CỦA BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN
Đây là một lá thư đã được gửi cho tất cả mọi đấng bản quyền trên thế giới để nhắc nhớ cho họ về những chỉ dẫn hiện hành đối với việc trừ quỷ. Tôi không biết tại sao một số tạp chí lại nói về "những hạn chế mới". Không có gì mới mẻ, nhưng lời khuyên sau cùng là quan trọng. Cái mới mẻ có lẽ nằm ở đoạn thứ hai, bởi vì nó nhắc lại rằng người tín hữu không thể dùng cách trừ quỷ của Đức Lêô XIII, nhưng lá thư không lưu ý rằng các linh mục cần có phép của giám mục. Tôi không chắc sự thay đổi này có do thánh bộ định hay không. Tôi có một số hoài nghi về đoạn thứ ba. Lá thư được đề ngày 29.9.1985. Đây là bản dịch của tôi:
Vài năm nay thấy có sự gia tăng con số những cuộc nhóm họp đạo đức nhằm giải thoát khỏi những ảnh hưởng của ma quỷ, cho dù đó không phải là những cuộc trừ quỷ thực sự và đúng nghĩa. Những nhóm này, dù khi có linh mục hiện diện, thì vẫn do người giáo dân đứng đầu.
Do đó, người ta đã hỏi thánh bộ Giáo lý Đức tin nên nghĩ về điều này như thế nào. Đề nghị tất cả các đấng bản quyền khác nên trả lời như sau: 1. Điều 1172 của bộ Giáo luật tuyên bố rằng không ai có thể thi hành việc trừ quỷ hợp pháp trừ khi có phép riêng và rõ ràng do đấng bản quyền địa phương ban (§1.). Giáo luật cũng thiết định rằng phép này bản quyền địa
|