§18 - NHỮNG ĐƯỜNG HƯỚNG MỤC VỤ CẦN XÂY DỰNG LẠI
"Nhân danh Thầy họ sẽ trừ quỷ" (Mc 16,17). Lời khẳng định đơn giản kết thúc Phúc Âm Marcô này đã đủ để dùng làm nên đường hướng mục vụ hoàn hảo cho việc giải thoát trong suốt những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo. Justin, Tertulianô, và Origênê đều nói cho chúng ta rằng mỗi Kitô hữu là một nhà trừ quỷ, tức là có quyền trừ quỷ, quyền đó được thành lập trên đức tin và nhân danh Chúa Giêsu. Rồi các công thức trừ quỷ bắt đầu nhân rộng và được hệ thống lại. Trong khi ấy những người có thẩm quyền trong Giáo Hội bắt đầu điều chỉnh các việc trừ quỷ, ủy thác hầu hết các trường hợp nghiêm trọng chỉ cho các cá nhân có khả năng. Đồng thời Giáo Hội thêm nhiều các á bí tích, cho phép mọi người dùng chúng trong những tình huống nhẹ.
Bắt đầu vào thế kỷ mười bảy, khi hầu hết các cuộc trừ quỷ hết sức nghiêm trọng đã được dành cho các giám mục hoặc cho các linh mục được giám mục ủy cho, như trong trường hợp ngày nay, mỗi giáo phận đều có đầy đủ các nhà trừ quỷ. Cơn khủng hoảng hiện nay của sự vô tín trong thực hành đã khiến cho các giám mục tránh đối mặt với một vấn đề vốn là một phần của mọi thực hành mục vụ thông thường của mỗi giáo phận. Hậu quả là các linh mục không được chuẩn bị cũng không sẵn lòng chấp nhận chức vụ này. Giáo luật khuyên riêng các linh mục coi xứ hãy đặc biệt gần gũi các gia đình và các cá nhân đang đau khổ; hãy giúp đỡ người nghèo, người bệnh tật, túng thiếu, và những ai đang chịu những thử thách nghiêm trọng (điều 529). Chắc chắn rằng những chỉ dẫn này bao gồm những nhu cầu đặc biệt của những người đang là nạn nhân của ma quỷ. Nhưng còn ai tin những nạn nhân này?
Kết quả là, việc chạy đến với các phù thủy, thày cúng, kẻ bói bài, những người bỏ bùa ngải ngày càng gia tăng; có rất ít các nạn nhân chạy đến cùng các nhà trừ quỷ trước khi đã chịu đau khổ dưới tay những người khác. Chúng ta đang chứng kiến sự ứng nghiệm những lời trong Kinh Thánh liên quan đến Vua Ahaziah. Trong lúc vua bị bệnh nặng, ông đã sai sứ giả đi cầu vấn Baalzebub (vua các loài quỷ!), thần của dân Ekron, để hỏi cho biết tương lai. Tiên tri Êlia đã chặn các sứ giả này và hỏi họ: "Ở Israel không có Thiên Chúa hay sao mà các ngươi đi hỏi thần Baalzebub?" (2Vua 1, l-4). Ngày nay, Giáo Hội Công Giáo đã quá lơ là với sứ mạng đặc biệt này, và con cái Giáo Hội không chạy lại với Thiên Chúa nữa nhưng là tìm đến với Satan.
"Nhu cầu lớn lao nhất của Giáo Hội ngày nay là gì? Đừng có nghĩ rằng câu trả lời của chúng tôi là quá giản dị hoặc mê tín và không thực tế: một trong những nhu cầu lớn nhất ngày nay là bảo vệ cho khỏi sự dữ mà chúng ta gọi là ma quỷ" (Paul VI, 15.11.1972). Trong khi những lời của Đức Thánh Cha nhằm nhắm đến những lãnh vực rộng lớn hơn nhiều, thì hiển nhiên là những việc trừ quỷ cũng được bao gồm.
Uỷ ban chuyên trách đang duyệt lại sách Nghi thức phải đối phó với nhiều công việc rất phức tạp. Thêm vào với việc duyệt lại kinh nguyện và các qui tắc trừ quỷ, cũng phải bàn đến toàn thể đường lối mục vụ về vấn đề.
Hiện nay, sách Nghi Thức trực tiếp đề cập đến chỉ trường hợp quỷ nhập, là trường hợp nghiêm trọng nhất và hiếm có nhất trong tất cả các hoạt động của ma quỷ. Trong thực tế, các nhà trừ quỷ phải quan tâm đến mọi kiểu can thiệp của ma quỷ: quỷ hành (nhiều hơn trường hợp quỷ ám hoàn toàn), quỷ ám ảnh, quỷ quấy phá nhà cửa, và đến hoạt động khác xem ra có lợi từ các lời cầu nguyện của chúng ta. Câu ngạn ngữ cổ: "natura non facit saltus" (thiên nhiên không nhảy vọt, nhưng tiến từ từ, qua dòng tiến hoá) cũng có giá trị cho hoạt động Satan. Chẳng hạn, không có sự phân biệt rõ ràng giữa trường hợp quỷ hành và quỷ nhập, cũng như đường ranh giữa quỷ hành và các sự dữ khác cũng không rõ ràng. Một số những bệnh nạn thể lý có thể bị gây ra bởi ma quỷ, cũng như chắc chắn nó gây ảnh hưởng trên một số hình thức bệnh tinh thần (tình trạng thường xuyên sống trong tội trọng, đặc biệt trong những trường hợp hết sức nghiêm trọng). Tôi đã nhìn thấy những lợi ích của việc làm một cuộc trừ quỷ vắn tắt, bên cạnh kinh nguyện bình thường cầu cho bệnh nhân, khi tôi nghi ngờ căn bệnh có nguồn gốc ma quỷ. Thỉnh thoảng tôi đã làm một cuộc trừ quỷ vắn tắt trong khi giải tội khi tôi phải đối mạt với tội đặc biệt ương bướng, như tội dâm dục đồng phái. Thánh Alphongsô Liguori, Tiến sĩ Giáo Hội về thần học luân lý, đã nói với các nhà giải tội rằng linh mục, trước hết mọi sự, phải trừ quỷ cách kín đáo bất cứ khi nào nghi có ma quỷ quấy phá.
Theo lối giải thích ngạt cuốn Nghi Thức hiện hành, nhà trừ quỷ chỉ được phép can thiệp khi hồ nghi có quỷ nhập. Tất cả những trường hợp có ảnh hưởng sự dữ khác có thể được giải quyết qua những biện pháp thông thường để nhận được ân sủng: cầu nguyện, lãnh các bí tích, á bí tích, cầu nguyện nhóm cho sự giải thoát... Đây là một lãnh vực quá rộng bị bỏ rơi cho sáng kiến riêng tư mà không có bất cứ qui tắc đặc biệt nào. Cuối chương này có lá thư của thánh bộ Giáo lý Đức tin gửi cho tất cả các giám mục vào ngày 29.9.1985. Thư này nhắc nhở cho các giám mục về những qui tắc hiện hành, mà không nói đến những vấn đề phức tạp mà ủy ban xét duyệt sách Nghi thức đang phải đối phó. Tôi không biết các giám mục có gửi những bài bình luận và những đề nghị cho uỷ ban đó không, nhưng tôi hồ nghi rất nhiều, vì sự thiếu quan tâm hiện nay đến vấn đề. Đức Hồng y Suenens chắc chắn là một vị nhạy cảm nhất trong các giám mục trước vấn đề trừ quỷ. Ngài biết rất rõ những thực tế hiện nay bởi vì ngài sống nó qua những lời cầu nguyện giải thoát được thực hành bởi các nhóm canh tân. Trong cuốn sách của ngài, cuốn mà tôi đã nêu trên, ngài viết: "Cần phải bàn giải để xác định ranh giới rõ ràng cho những việc giải thoát khỏi ma quỉ được phép thực hiện mà không cần đến sự uỷ quyền hay việc trù quỉ. Vì thoạt
|