CN 155: NẠN NHÂN CUỘC KHỦNG BỐ 9/11 ĐƯỢC THỊ KIẾN CHÚA GIÊSU
Anh Will Jimeno nói rằng:
”Tôi thật sự thấy Chúa Giêsu đến với tôi.”
Anh Will là một trong số rất ít những người được sống sót sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, tại hai toà nhà Mâïu Dịch Quốc Tế ở New York. Lời tuyên bố của anh đã làm cho các phóng viên báo chí im lặng.
Câu chuyện cảm động của anh và người bạn sống sót khác là anh John McLoughlin được nhà Giám Ðốc và Ðạo Diễn Olive Stone kể trong phim “World Trade Center” (Toà Nhà Mậu Dịch Quốc Tế). Lúc ấy, anh Will và anh John là các cảnh sát viên của Port Authority đến để cấp cứu các nạn nhân bị chôn trong hai toà nhà ấy, nhưng cũng như các cảnh sát viên khác, hai anh bị kẹt trong khi hai tòa nhà sụp đổ. Cả hai thoát chết cách kỳ diệu, dù đã bị chôn vùi dưới hàng tấn gạch đá, xà bần.
Hai anh là những người cuối cùng được cứu thoát. Tuổi của họ là 33 và 48. Hai người bị chôn sâu 20 feet dưới lớp gạnh đá và kim loại. Có một cựu quân nhân Thủy Quân Lục Chiến tên Dave Karnes đóng vai trò quan trọng trong việc cứu sống hai người này.
Khi nhìn thấy bi kịch trong TV, anh Dave vốn là một kế toán viên ở Connecticut, vội rời sở làm. Anh mặc quân phục Thủy Quân Lục Chiến, vào nhà thờ, rồi đi cắt tóc và lái xe đến nơi xẩy ra khủng bố, gọi là “Vùng Số Không”.
Khi ấy, một người tên là Trung sĩ Thomas, sau đó không ai còn thấy ông ta nữa, đưa anh Dave vào để tìm những người sống sót, cho dù những người đi cứu cũng được lệnh phải ra khỏi khu vực đó vì không an toàn.
Chỉ có 20 người sống sót trong số hơn 2 ngàn người bị kẹt trong khi hai tòa nhà ấy bị sụp đổ. Anh Will bị chôn suốt 13 giờ, còn anh John bị chôn lâu hơn, suốt 22 giờ. Bi kịch sống thực này được thu vào ống kính của nhà đạo diễn Oliver.
Khi được phỏng vấn ở New York, anh Will và anh John xuất hiện trước các phóng viên khi thâu hình ở một khách sạn. Cả hai người có đời sống khác nhau, và tính tình khác nhau. Anh Will được sinh ra ở Colombia, có vẻ vui tính và thích chia sẻ, còn anh John, có tên là” Ðôi Mắt Ái Nhĩ Lan” thì có vẻ nghiêm trang, đôi mắt anh thường nhìn xuống. Nhưng anh John phải cố gắng dằn cơn xúc động nhiều lần trong cuộc họp báo, đăïc biệt là khi anh kể lại bằng cách nào mà anh gửi lời nhắn nhủ trên radio vì anh nghĩ rằng đó là những lời trăn trối sau cùng gửi cho hai gia đình.
Sau đây là một phần của cuộc phỏng vấn dành cho hai người:
1. Các anh có cảm thấy nhu cầu cần chia sẻ cảm nghiệm của mình khi được mời để kể lại trong cuốn phim này không?
Anh John: Cảm nghiệm không nhiều, nhưng chúng tôi cảm thấy mình cần phải kể lại câu chuyện về những người anh em đã mất trong ngày hôm ấy, về câu chuyện của những người đi cấp cứu, sự can đảm và anh hùng của họ khi cứu chúng tôi ra. Chúng tôi là những người sau cùng nhì n thấy một số được sống sót, vì thế chúng tôi có thể kể câu chuyện về những ai không thể được cứu sống.
2. Những điểm thấp nhất và cao nhất khi các anh bị chôn vùi ở dưới đám gạch dá?
Anh John: Tôi xuống tinh thần thấp nhất khi anh Will nhờ tôi chuyển trong máy radio rằng anh ta muốn đăït tên Olivia cho con gái sắp được sinh ra của anh ấy. Vợ anh ấy tên là Allison đang có thai. Tôi cảm thấy lý do mà anh ấy nhờ tôi vì anh chấp nhận số phận rằng hai chúng tôi sẽ chết. Tôi cũng nhắn tin à rằng tôi yêu vợ tôi là Donna và các con của tôi. Tôi có cảm tưởng đó là những lời trăn trối cuối cùng của mình.
Tôi lên tình thần cao nhất khi nghe các nhân viên cấp cứu trèo ở trên và anh Paddy McGee, sĩ quan cảnh sát New York, gọi tên tôi và nói:
”Nè, Ðôi Mắt Ái Nhĩ Lan, anh ở dưới đó có khỏe không? Chúng tôi sẽ cứu các anh ra.”
Anh Will: Tôi xuống tinh thần thấp nhất khi anh John nói:
“Tôi đã làm hòa với Chúa.” Và tôi xin anh ấy nhắn trên radio rằng tôi muốn đăït tên con gái tôi là Olivia. Tôi cũng đã làm hoà với Chúa, và lúc ấy, tôi muốn đi ngủ. Tôi lên tình thần cao nhất là khi họ kéo tôi ra khỏi cái hố.
3. Anh có cảm thấy các thị kiến cứu sống như được kể trong phim không?
Anh Will: Một số người xem phim và bảo tôi: “Cái đoạn có Chúa Giêsu có vẻ làm sao ấy.”
Nhưng đó là điều thực sự xẩy ra. Tôi là người Công giáo. Tôi không ngoan đạo nhưng tôi mất ý chí để sống khi tôi làm hòa với Chúa. Khi tôi nhắm mắt lại, tôi không biết là mình bị xỉu hay không, tôi thấy Chúa Giêsu tiến đến với tôi. Lúc ấy tôi cảm thấy rất khát nước. Khi tôi nhìn thấy Chúa Giêsu, thì tôi biết đó chính là Ngài. Tôi không thấy được mặt của Ngài, nhưng Ngài có một chai nước trong tay.
Tôi không còn thị kiến khi tôi hét lên với anh John rằng: “Chúng ta sẽ thoát khỏi nơi này.”
Tôi không thể giải thích cho mọi người biết được nỗi hãi hùng khi tôi ở dưới ấy. Ðối với nhừng ai cảm thấy cuốn phim kỳ cục làm sao ấy, thì đó là những sự thật đã xẩy ra với tôi.
4. Các anh có thật sự cầu nguyện Kinh Lạy Cha khi lâm cảnh đau khổ ấy không?
John: Trong cuốn phim chỉ chiếu có một lần mà tôi đọc kinh Lạy Cha, nhưng trong thực tế, tôi đọc kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng rất nhiều lần cho đến khi nhóm cấp cứu đến.
Will: Chúng tôi cầu nguyện chung nhiều lần.
5. Trong phim, anh có xin nhóm cấp cứu cắt chân anh ra để anh thoát khỏi các đống xi măng, và để họ có thể đến với anh John, vì anh ấy bị chôn sâu hơn. Bây giờ anh còn liên lạc với người đã cứu anh không?
Will: Tên người ấy là anh Scott Strauss, anh ta nói rằng anh sẽ không cắt chân của tôi. Anh ta là một cảnh sát viên cấp cứu. Tôi rất thân với anh ấy.
6. Các anh có biết gì về anh Dave Karnes không? Anh ta là cựu quân nhân Thủy Quân Lục Chiến, anh ta quyết định mặc quân phục cũ, lái xe đến nơi xẩy ra tai nạn và tìm ra các anh.
John: Anh ta có thật. Anh ấy có leo lên các đống gạch vụn và tì m thấy chúng tôi. Chúng tôi rất vui mừng khi thấy anh ta làm như thế, anh dám hy sinh và chấp nhận cái chết.
7. Biến cố này có làm đời sống các anh thay đổi không?
Will: Nếu ai trải qua biến cố bi kịch này mà không thay đổi thì phí phạm cơ hội thứ hai để sống còn. Ngày nay chúng tôi trở nên người tốt hơn. Chúng tôi quý tình thương yêu của gia đình, của bạn bè. Chúng tôi dùng thì giờ để thụ hưởng những giây phút quý báu này vì thì giờ đi qua nhanh lắm. Tôi hy vọng rằng khi người xem ra khỏi rạp hát và về nhà với gia đình thì họ sẽ ôm hôn nhau chặt hơn.
John: Tôi muốn sống một cuộc đời sung mãn nhất. Tôi không cho phép những gì làm cản trở đời sống thường nhật của gia đình tôi. Bi kịch ấy thay đổi đời sống tôi. Tôi sống thân mật hơn với vợ tôi và các con tôi.
8. Các anh phản ứng thế nào khi xem cuốn phim ấy?
Will: Tôi rất hài lòng. Ông Olive và mọi người đều diễn tả đúng.
John: Ðó là một cảm nghiệm xúc động. Thật là khó khăn cho tôi khi xem toàn bộ cuốn phim. Cuốân phim tốt lắm vì đã diễn tả trung thực câu chuyện xẩy ra.
9. Ngày nay các anh cảm thấy thể xác và tinh thần ra sao? Các anh có thấy ác mộâng không?
John: Ðôi chân tôi không được tốt như trước. Tôi phải đeo nạng ở phía đùi dưới, còn phần đùi trên thì thiếu. Tôi đi đứng khó khăn hơn, nhưng tôi vẫn đi bộ. Người ta nói tôi sẽ không đi được nhưng tôi cảm tạ Chúa vì những gì mà tôi có.
Will: Tôi có thể làm những gì mà tôi nghĩ mình sẽ không thể làm được. Tôi mang nạng nơi chân trái bởi vì bàn chân tôi không đi được. Tôi có tham dự các buổi khải đạo để giảm sự khủng hoảng. Tôi không còn có thể chơi túc cầu được nữa. Nhưng tôi vẫn cố gắng đi và tôi có thể chơi với các con của tôi.
10. Các anh có cảm thấy an toàn không? Các anh có lo lắng gì về tình trạng hiện nay của thế giới không?
John: Ai cũng lo âu về tình trạng của thế giới ngày nay, mà lo là đúng, làm sao mà không lo được? Thế giới có nhiều sự biến động. Tôi cảm thấy an toàn và an ninh khi tôi ở và khi tôi đi. Tôi không thể sống trong lo sợ và tôi không muốn như vậy.
Will: Chúng tôi biết là khủng bố không chiến thắng. Hãy nhìn cảnh bom nổ ở Tây Ban Nha, những gì đã xẩy ra ở New York trong ngày 11 tháng 9, ở Ấn Ðộ. Người ta thu lượm các chi tiết vì chúng ta không ngừng sống. Chúng ta sẽ thắng các biến cố này để con cháu chúng ta có thể sống trong hòa bình.
11. Các anh có nổi giận với người ta không? Các anh có lên án một chủng tộc nào không?
Will: Tôi đã sống ở vùng Clifton, New Jersey, ở nơi có đông dảo người Ả Rập. Tôi nghĩ là mình không nên oán thù nhau. Nhiều người Ả Rập đến với tôi và họ lên án bọn khủng bố. Chúng ta cần phán đoán người ta trên căn bản từng người một. Chúng ta cần phải hiểu rằng tất cả mọi người không xấu, rằng ở mỗi nền văn hóa đều có một nhóm người không tốt.
John: Tôi không oán ghét ai cả. Nếu mình có oán ghét ai thì điều ấy sẽ làm cho mình mệt mỏi thôi, và đặt mình vào nơi xấu. Tôi cố gắng nhìn các điều tốt nơi con người. Ðó là cách thức tôi luôn đối xử với người ta và cách thức tôi tiếp tục đối xử với họ
Kim Hà 24/7/2006
|