MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Lợi Ích Của Ăn Chay, Bài 15: Bước Theo Chúa Giêsu Vào Trong Sa Mạc
Thứ Tư, Ngày 25 tháng 3-2009

BÀI 15: BƯỚC THEO CHÚA GIÊSU VÀO TRONG SA MẠC.

.. để sống kinh nghiệm cầu nguyện, chay tịnh và chiến đấu chống lại các chước cám dỗ. (Trích Tác phẩm Với Mẹ Maria của LM Hoàng Minh Thắng.)

Sau khi lãnh phép rửa sám hối như mọi người, Đức Giêsu được Thánh Thần thúc đẩy và hướng dẫn đi vào trong hoang địa ăn chay bốn mươi đêm ngày và chịu ma qủy cám dỗ.

Trình thuật Đức Giêsu bị cám dỗ trong sa mạc được cả ba thánh sử Nhất Lãm ghi lại. Văn bản của hai Thánh sử Luca và Mátthêu nhiều chi tiết hơn là văn bản của thánh sử Mạccô. Văn bản của thánh Luca cũng khác văn bản của thánh Mátthêu.

Học giả A. Feuillet nhận xét rằng trình thuật của thánh sử Mátthêu nhìn về qúa khứ của dân Do thái, trong khi trình thuật của thánh sử Luca thì nhìn về tương lai, nghĩa là hướng tới các biến cố vượt qua thành toàn chương trình cứu độ bao gồm cả sự kiện ma qủy trở lại để tấn công Đức Giêsu.

Quả thế, trình thuật của thánh sử Mátthêu nêu bật sự kiện Đức Giêsu cũng chịu cùng các cám dỗ như dân Do thái trong sa mạc Sinai xưa kia. Trước cảnh đói khát trong sa mạc, dân Do thái thèm khát kiếm tìm của ăn vật chất, lẩm bẩm kêu trách, thách thức quyền năng của Giavê Thiên Chúa và nổi loạn chống lại Ngài. Họ muốn trở về kiếp sống nô lệ bên Ai Cập và sẵn sàng đánh đổi sự tự do với “củ hành củ tỏi, miếng dưa hấu, nồi thịt bung”.

Và sau cùng họ đã khước từ Giavê Thiên Chúa để qùy lậy thần giả là con bò vàng. Chúa Giêsu đã chiến thắng các chước cám đỗ của tâm thức duy vật, dùng quyền bính thiên linh để phục vụ cho các nhu cầu riêng tư, tôn thờ thần giả và chủ trương cứu thế hiếu chiến, ngoạn mục. Chúa Giêsu chiến thắng các các cám dỗ với sức mạnh Lời Chúa và các giáo huấn của Kinh Thánh, là thần lương dưỡng nuôi cuộc sống tâm linh của con người, là quyền năng giúp con người trung thành với Thiên Chúa trên con đường lòng tin.

Các trình thuật của thánh sử Luca, trái lại, gắn liền kinh nghiệm thử thách trong sa mạc với phép rửa, sự tràn đầy Thánh Thần và đặc biệt là với cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu.

** Thật thế, trước hết thánh Luca nêu bật tương quan giữa các cám dỗ và phép rửa của Chúa Giêsu bằng cách ghi thêm hai chi tiết : “Đức Giêsu được đầy Thánh Thần” và “Từ sông Giọcđan trở về”. Xa hơn trong câu 14 khi nhắc tới biến cố Đức Giêsu bắt đầu rao giảng thánh sử lại nhấn mạnh sự kiện Ngài trở về miền Galilê với quyền năng của Thần Khí, cũng để nói rằng biến cố bắt đầu rao giảng theo sau biến cố lãnh nhận phép rửa. Thứ hai, thánh sử cho thấy liên hệ giữa các cám đỗ và cuộc khổ nạn của Đức Giêsu. Trong câu 13 thánh sử ghi nhận rằng:

“Sau khi đã xoay hết cách để cám dỗ Người, qủy rời xa Người một thời gian”. Nghĩa là cho tới cuộc khổ nạn của Đức Giêsu khi Satan nhập vào Tông Đồ Giuđa Iscariốt (Lc 22,3) và hướng dẫn cuộc mưu phản, đưa tới chỗ Đức Giêsu bị bắt và bị kết án tử hình đóng đanh trên thập giá (Lc 23).

Trong cảnh đối chất với giới thượng tế và lãnh binh Đền Thờ cầm gươm giáo gậy gộc tới bắt Ngài trong vườn Cây Dầu như bắt một tên cướp Đức Giêsu nói : “Đây là giờ của các ông và quyền lực của tối tăm” (Lc 22,53). Thánh sử Luca nhấn mạnh trên sự hiện diện của Satan trong giai đoạn này của cuộc đời Đức Giêsu, trong khi trình thuật của thánh sử Mátthêu lại nêu bật sắc thái kitô học.

Giờ đây Satan tạm rút lui để sẽ trở lại vào giai đoạn quyết liệt định đoạt hơn, tức trong cuộc khổ nạn. Nhưng trong khi chờ đợi giờ phút quyết liệt đó, Satan tác động trên các môn đệ Ngài. Nó tìm mọi cách cản ngăn không để cho con người được ơn cứu rỗi. Chẳng hạn trong dụ ngôn người gieo giống, Lời Chúa rơi bên vệ đường là những kẻ đã nghe nhưng rồi qủy đến cất Lời ra khỏi lòng họ, kẻo họ tin mà được cứu độ” (Lc 8,13).

Trong Kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu cũng dậy tín hữu cầu xin Thiên Chúa Cha cứu họ khỏi “Kẻ Dữ” là Satan (Lc 11,4). Và trong vườn Cây Dầu Ngài dặn ba Tông Đồ thân tín là Phêrô, Giacôbê và Gioan thức tỉnh cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ (Lc 22,40.46). Từ “akhri kairou” “trong một thời gian nào đó” mang nhiều ý nghĩa.

Thánh sử Luca coi các cám dỗ là những điểm diễn tả trước cuộc khổ nạn và minh giải cho thảm cảnh của ngày thứ Sáu Tuần Thánh, đồng thời chứng minh cho thấy Chúa Giêsu không chỉ xung khắc với các người thù nghịch với Ngài, mà cũng chiến đấu với Satan, là “ông hoàng của thế giới tối tăm” nữa.

Đặc điểm thứ ba đó là trật tự của các cám dỗ cũng khác với trình thuật của thánh sử Mátthêu. Ở đây cũng như trong toàn Phúc Âm, thánh sử Luca để Giêrusalem làm trọng tâm sinh hoạt trong cuộc đời Đức Giêsu. Cám dỗ tại Giêrusalem là cám dỗ sau cùng vì Thành Thánh là nơi Đức Giêsu cử hành và sống lễ Vượt Qua trong cuộc đời mình, nơi các lời tiên tri về cuộc thử thách và vinh quang của Ngài đươc hiện thực.

Do đó, Giêrusalem phải là nơi kết thúc các cám dỗ. Tại đây qủy phải rút lui, vì cũng chính tại đây nó trở lại để tấn công và tạo ra thử thách cuối cùng trong cuộc đời Đức Giêsu, mà các cám dỗ chỉ là điểm khai mào.

** Đặc điểm thứ bốn trong trình thuật của thánh sử Luca là nội dung các cám dỗ. Các cám dỗ xảy ra sau thời gian Đức Giêsu chay tịnh và cầu nguyện 40 đêm ngày trong sa mạc. Vì trong suốt thời gian đó Đức Giêsu đã không ăn gì cả nên Ngài cảm thấy đói. Và qủy lợi dụng ngay nhu cầu vật chất cấp thiết đầu tiên đó để cám dỗ Đức Giêsu.

Vấn đề không phải là thỏa mãn cái đói với vài cái bánh cho bằng dùng quyền năng là Con Thiên Chúa để biến các hòn đá thành bánh mà ăn cho hết đói. Trong biến cố lãnh nhân phép rửa Đức Giêsu đã được tuyên bố Là Con Thiên Chúa. Satan cám dỗ Ngài dùng quyền năng làm phép lạ để thỏa mãn các nhu cầu vật chất của thân xác, để có, để chiếm hữu. Và Đức Giêsu đã dùng lời sách Đệ Nhị Luật chương 8 câu 3 để đánh bại cám dỗ đó:

“Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, mà còn sống nhờ mọi lời miệng Giavê Thiên Chúa phán ra nữa”.

Trong cám dỗ thứ hai thánh sử Luca nêu bật việc thi hành quyền bính. Đó là quyền bính chính trị và thánh sử nhấn mạnh rằng loại quyền bính này phát xuất trực tiếp từ “ông hoàng của thế giới này” là qủy dữ. Tiếp đến qủy đem Đức Giêsu lên cao và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thiên hạ. Nó cám dỗ Người qùy lậy nó thì nó sẽ cho Người toàn quyền cai trị cùng với vinh hoa lợi lộc của các nước đó. Đức Giêsu đã dùng sách Đệ Nhị Luật chương 6 câu 13 để chống lại kiểu quan niệm và cách dùng quyền bính này:

“Ngươi phải bái lậy Giavê là Thiên Chúa của ngươi và phải thờ phượng một mình Người mà thôi”.

Cám dỗ này chứng minh cho thấy qủy dữ có thể nắm giữ các quyền bính chính trị cai quản thế giới loài người. Qủy dữ xử dụng mọi thứ quyền lực chính trị, dưới mọi tên gọi và chiêu bài hay đẹp để xích hóa, hạ nhục, và tiêu diệt phẩm gía con người, gây ra biết bao nhiêu chiến tranh, chết chóc, bạo lực, bất công và đổ vỡ tang thương tàn phá cuộc sống và hạnh phúc của con người. Đây là thực tại có thể kiểm chứng được trong lịch sử thế giới hiện nay cũng như trong thế kỷ XX vừa qua, trên khắp năm châu, kể cả trên đất nước Việt Nam.

Sau cùng qủy đem Đức Giêsu đến Giêrusalem và đặt Người trên nóc Đền Thờ rồi nói với Người : “Nếu ông là Con Thiên Chúa thì hãy gieo mình xuống đi, vì đã có lời chép rằng : “Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ giữ gìn bạn. Lại còn chép rằng : “Thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng cho bạn khỏi vấp chân vào đá”.

Đức Giêsu đã dùng sách Đệ Nhị Luật chương 6 câu 16 để mạnh mẽ đẩy lui cám dỗ của qủy, yêu sách có được một dấu lạ từ chính Thiên Chúa bằng cách thử thách và lèo lái xử dụng sự can thiệp của Chúa cho một mục đích hoàn toàn trần tục, cá nhân và tạm bợ. Ngài đáp lại : “Ngươi chớ thử thách Giavê là Thiên Chúa của ngươi”.

** Đức Giêsu đã mạnh mẽ phản ứng chống lại ba chước cám dỗ này, mà tựu trung chỉ là một, bởi vì qua đó qủy dữ muốn rằng Đức Giêsu từ bỏ lựa chọn nền tảng hướng dẫn toàn cuộc sống của Ngài và toàn Tin Mừng: đó là lựa chọn cứu rỗi nhân loại tội lỗi, không phải bằng các phương thế giầu sang, một quyền bính tối cao không thể tranh luận, sự thành công chiến thắng rực rỡ với các trợ giúp đặc biệt, nhưng qua con đường thập giá, với các kinh nghiệm khổ đau cay đắng của một cuộc xuất hành bất ổn, của một cuộc khổ nạn kinh khiếp, của một cái chết đen tối, tất tưởi, nhục nhã, bất công.

Đặc điểm thứ năm trong trình thuật các cám dỗ của thánh sử Luca là khía cạnh khuyến dụ. Qua hình ảnh Đức Giêsu bị cám dỗ và chiến thắng các cám dỗ, xem ra thánh sử giới thiệu với chúng ta một mẫu gương để noi theo. Cũng như chúng ta, trong cuộc sống dương thế của Ngài, Đức Giêsu cũng phải sống sự thử thách của tự do, phải quyết định và lựa chọn mỗi ngày.

Trên con đường lòng tin chúng ta cũng gặp chước cám dỗ, mà dân Do thái đã sống trong sa mạc Sinai xưa kia. Nó là lược đồ bao gồm ba đường nét làm thành cuộc sống của chúng ta : có của cải vật chất, có quyền bính và được gía trị, uy tín, nổi danh. Lịch sử của từng cá nhân và cuộc găp gỡ của nó với tha nhân được xây dựng trên ba đam mê đó của loài người.

Chúng ta nhận ra lược đồ đó qua các lệch lạc của nó là tính hà tiện, óc độc tài chuyên chế, và háo danh...Con người của Tin Mừng sống giữa Thần Khí và Satan : sự lựa chọn của nó nằm trong ba đường nét kể trên, và nó là một sự lựa chọn chứ không phải là một gia tài. Tôi là người vì thế tôi có gía trị, chiếm hữu và có khả thể. Tôi phải xây dựng chính tôi, không phải từ số không, mà là từ một tư thế bị tha hóa, sa đọa và sự lựa chọn của tôi cần có sắc thái của một cuộc giải phóng.

Con người mới nảy sinh từ tiến trình giải phóng đó, nghĩa là thoát khỏi xích xiềng của sự chiếm hữu của cải vật chất, say mê quyền bính, và ham danh hám lợi.. Đức Giêsu Kitô, Đấng đã chiến thắng các cám dỗ đó sẽ trợ lực và giải thoát chúng ta khỏi nô lệ sự dữ. Nhưng để được như thế, cần phải tỉnh thức, cầu nguyện, chay tịnh như Ngài, và nhất là noi gương Chúa Giêsu chấp nhận mọi thập gía khổ đau với tâm tình “yêu thay, đền thay”, nghĩa là biến cuộc đời mình thành hiến tế tình yêu.

Lm Hoàng Minh Thắng  

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Đức Tin Dẫn Dắt: Trỗi Dậy Từ Tro Tàn Của Diệt Chủng Rwanda (3/28/2009)
Đức Mẹ Kibeho: Đức Maria Nói Với Thế Giới Từ Trung Tâm Của Châu Phi (3/28/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 47, (chương 400-405) (3/27/2009)
Audio Sự Lạ Fatima # 3 (của 6 Chương Trình) (3/26/2009)
Trinh Nữ Maria, Biểu Tượng Đoàn Kết Quốc Gia Của Người Hồi Giáo Và Kitô Giáo (3/26/2009)
Tin/Bài khác
Đức Khiêm Nhường Của Thiên Chúa (3/23/2009)
Audio Sự Lạ Fatima # 2 (của 6 Chương Trình) (3/22/2009)
Audio Sự Lạ Fatima # 1 (của 6 Chương Trình) (3/22/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 46, (chương 393-399) (3/22/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 45 (chương 386-392) (3/22/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768