Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Truyện Hay Về Thánh Cả Giuse, Người Coi Vườn # 2
|
|
Thứ Hai, Ngày 19 tháng 3-2018
|
Truyện Hay Về Thánh Cả Giuse
http://www.annagiusehien.net/D.SONGDAO/6.truyenthanhca/truyenthanhca_content.htm
Người Coi Vườn
Ðồng quê duyên hải miền Bắc Việt Nam nói chung là nghèo, vì đất hẹp mà người đông, nhất là ở tỉnh Thái Bình. Những năm mùa màng thất bát, dân cư một số người phải xiêu bạt tha phương; ai ở lại bám lấy lũy tre làng thì thường lâm cơ cận và bị nạn trộm cướp khổ sở.
* * *
Tại một giáo xứ nọ thuộc tỉnh Thái Bình, vào những năm đầu của thập niên 40, có gia đình một giáo hữu nghèo, người trong xứ quen gọi là gia đình ông Quản. Ông Quản tuổi chừng ngoài bốn mươi, người hiền lành, chất phác; nhưng việc giữ đạo xem ra cũng không được siêng năng lắm; một phần cũng vì phải đầu tắt mặt tối ngày đêm, để lo cái thực mà vực cái đạo, theo lời dân quê thường nói. Ông có bốn người con trai, mà duy người con cả là có thể giúp ông được chút việc đồng áng thì lại theo chúng bạn đi tập nghề thợ nề ở xa. Gia tài ông chỉ có chừng hai sào ruộng (mỗi sào 360 mét vuông), đất dở cao dở thấp, cấy lúa thì thiếu nước mà trồng màu thì lại hơi trũng. Hai ông bà và ba người con trai chỉ trông vào có miếng đất nhỏ ấy để mưu hồ khẩu độ nhật.
* * *
Hồi đó, người Nhật đang ngang dọc ở Ðông Dương. Nhiều nơi trong tỉnh Thái Bình, ruộng đất đã cấy lúa hay trồng mầu rồi, cũng bị họ bắt phá đi để trồng đay cho họ dùng vào kỹ nghệ. Vùng ông Quản ở chưa bị rơi vào cái nạn ấy. Nhưng ai cũng lo sợ phải là nạn nhân trồng đay cho Nhật, thành ra việc trồng cấy thường chậm lại, không đúng vào thời tiết canh nông ở miền Bắc: nhỡ ra trồng cấy rồi mà bị phá bỏ thì mất hết vốn liếng và công lao khó nhọc. Hai sào đất nhỏ của ông Quản cũng sa vào tình trạng ấy.
Song chả nhẻ cứ ngồi đấy mà đợi đất trổ lúa trổ ngô. Ông Quản cũng đánh liều với số phận người dân bị trị, rồi ra sao thì ra. Năm 1942, ông trồng ngô (bắp) hai sào đất sở hữu. Nhờ sức cố gắng của ông bà, vườn ngô lên mơn mởn, hứa hẹn một mùa thu hoạch ngon lành. Một bất lợi cho ông bà là chỉ có một mình ông trồng bắp, còn các ruộng của người ta chung quanh thì hoặc trồng khoai lang hoặc cấy lúa. Mảnh ngô của ông vì thế mà là mục tiêu thường xuyên của bọn ăn sương khi hạt vừa đông sữa.
Ông Quản cũng biết thế, nên ông đã cố công bớt ngủ để đêm đêm xách đèn ra canh phòng ngoài ruộng. Nhưng sức ông có hạn mà bọn trộm cắp thì lại khôn mưu. Ðêm nào thấy ông canh coi, chúng về nhà nằm tréo khoeo mà ngủ, thành ra ruộng ngô của ông Quản vẫn kết quả đều đều. Khi ngô đã có thể bẻ được thì ông đã mệt nhoài vì thiếu ngủ. Vả nữa, những đêm đi canh coi, ông chẳng gặp một kẻ trộm nào đến thăm. Vì hiền lành nên ông cũng ngỡ là chẳng ai nỡ phạm đến công lao mồ hôi nước mắt của ông. Họ cũng còn có tình thương kẻ nghèo như ông chứ. Và ông tạm ngưng việc canh đêm để dưỡng sức.
Không nói thì ta cũng biết là vườn ngô của ông Quản bị mất trộm. Trộm đã bẻ mất gần một sào ngô của ông ngay vào đêm thứ hai ông không ra kiểm soát. Ông chỉ buồn chứ không tức giận. Và tất nhiên là phần ngô còn lại, ông phải vội bẻ lúc chưa già hẳn. Bẻ như vậy đối với người dân quê thật là vứt đi. Phần đông họ chỉ dùng ngô hạt già để bung, để độn cơm, chứ nghèo thì làm gì có mà nấu chè ngô hay luộc ngô non ăn chơi.
* * *
Ðương đầu với gian nan, ông Quản không nói không rằng. Ông vui lòng chấp nhận số phận của mình, chẳng dám trách mắng ai. Và ông cũng nhận ra sự bất lực của mình. Từ chỗ nhận ra sự bất lực đó, ông nghĩ đến việc phải tìm một vị thánh nào đó để trao phó gia sản và mồ hôi nước mắt ông. Ông không dám nghĩ đến Chúa và Ðức Mẹ, mà chỉ nghĩ đến một vị thánh nào đó thôi. Một đêm nọ, ông cố nhẩm lại kinh cầu các thánh xem có vị nào ông dám cậy nhờ không. Ông dừng lại nơi Thánh Giuse. À, phải rồi, Thánh Giuse vừa có kinh đọc mà lại là bổn mạng ông. Nghĩ đến kinh đọc, ông nhẩm lại kinh cầu Thánh Cả. Nhẩm tới câu: “Thánh Giuse là Ðấng mọi nhà phải cậy nhờ cho được vững vàng”, ông giật mình. Thì ra đây mà sao từ trước ông không nghĩ đến: mọi nhà phải cậy nhờ chứ có phải riêng cho nhà nào đâu. Ông hắng giọng gọi sang giường vợ mà hỏi:
-Này, nhà này, có mẫu ảnh ông Thánh Giuse nào không, hử?
Vừa mới chợp ngủ, bị gọi giật dậy, bà càu nhàu:
-Gì mà đang đêm hôm thế này, lại hỏi ảnh với tượng? Nhà mê ngủ đấy à?
-Không, đang thức đây. Ta nghĩ rồi: phải trao cái ruộng ngô cho ông Thánh Giuse coi sóc mới được.
-Ông chỉ nói dại! Thánh nào lại đi coi ngô cho mình?
-Thế nhà không đọc kinh cầu à? “Ông Thánh Giuse là Ðấng mọi nhà phải cậy nhờ cho được vững vàng” là gì đấy! Mình cậy nhờ ông Thánh cho được vững vàng, chứ có bắt ông Thánh làm tuần đinh cho mình đâu mà nói dại.
Nhưng vợ ông cũng chẳng có mẫu ảnh nào như ông mong. Thôi thì tỏ ra lòng trông cậy theo cách của con nhà nghèo vậy. Ông tìm đến nhà một cậu học trò, năn nỉ xin cậu một mảnh giấy nhỏ và nhờ cậu viết hộ câu:
ÔngThánh Giuse là Ðấng mọi nhà phải cậy nhờ cho được vững vàng - cầu cho chúng tôi, rồi đem dán ở dưới ảnh Trái Tim Chúa trên bàn thờ gia đình. Ông nói: để khi đi qua đi lại trông thấy thì đọc mà cầu xinThánh Giuse coi sóc cho mình (ông Quản chỉ biết đọc chứ không biết viết).
Mùa ngô năm sau, ruộng ngô của ông còn tốt hơn năm trước. Khi ngô trổ bắp, mỗi buổi tối ông đều cầm đèn đi vòng quanh ruộng ngô một lượt, vừa đi vừa đọc kinh cầu ông Thánh Giuse, rồi về nhà ngủ cho đến sáng, phó thác vườn ngô cho ông Thánh. Khi ngô già, gia đình ông vui vẻ thu họach. Kết quả thập phần mĩ mãn.
Tới ngày phiên chợ, ông bà gánh ngô đi bán. Ông quyết định trích một số tiền mua bao nến đem đến nhà thờ tạ ơn Thánh Cả Giuse. Trên đường tới chợ, ông gặp lão T người bên lương trong xã. Lão hất hàm hỏi thăm.
-Ông quản năm nay mạnh khỏe nhỉ! mấy tháng nay, đêm nào cũng thức canh ngô suốt đêm mà không mệt à?
Ông Quản rất sửng sốt. Nhưng rồi ông cũng đoán ra là ai đã coi ngô cho ông. Thật không ngờ! Thế mà vợ ông lại bảo ông nói dại!
* * *
Truyện trên đây tôi viết theo lời kể của thân phụ tôi, trong một buổi tối sau khi gia đình đã làm việc Kính Thánh Cả Giuse nhân tháng kính người. Thân phụ tôi quả quyết là đã nghe chính miệng ông Quản kể lại. Ông Quản muốn cho mọi người đều biết để thêm lòng cậy trông Thánh Cả Giuse.
Mới đây tôi lại được nghe thầy tu sĩ của một dòng tu ở Việt Nam kể cho nghe câu chuyện của chính bản thân thầy sau đây:
Hồi thầy còn là tập sinh, Bề trên tập viện trao cho thầy và một số tập sinh bạn canh tác một khu vườn, sản xuất rau, cung cấp cho nhu cầu cho tập viện, theo chiều hướng của xã hội chủ nghĩa. Bấy giờ là cuối năm 1986 sang đầu năm 1987. Vườn rau diếp (xà lách) của thầy và các bạn tốt tươi mơn mở, lá nào cũng ánh lên những sinh tố béo mỡ nõn nà. Một buổi sáng thầy ra thăm vườn, thấy rau đã có thể thu hoạch được. Thầy định bụng hôm sau sẽ cho thu hái hoa mầu. Nhưng chiều hôm ấy ra thăm lại, thầy rất thất vọng sững sờ vì không biết bao nhiêu là sâu, nở từ bao giờ, đang bám cắn lá. Thật nguy hiểm, nếu bây giờ lấy thuốc trừ sâu mà phun, sâu có thể chết, nhưng chất độc của thuốc bám lại lá rau sẽ gây nguy hại cho anh em dùng bữa. Nếu để cả sâu mà nhổ rau, thì sẽ phải mất lắm công sức bắt giết sâu khi rửa rau. Lưỡng lự đôi đàng. Nhưng cầm trí lại, thầy quyết định trao phó cho Thánh Cả Giuse việc trừ sâu đó. Thầy đơn thành và khẩn thiết kêu xin, rồi để mặc Thánh Cả lo liệu.
Sáng hôm sau, kinh lễ vừa xong, thầy ra thăm vườn. Thật là một hiện tượng lạ không ngờ đến bao giờ. Một niềm vui đầy ngập tâm hồn. Hằng cơ man là kiến đang thi nhau trèo rau bắt sâu. Sâu nhỏ, mỗi kiến tha một con. Sâu lớn, hai ba kiến lệnh khệnh khiêng đi một. Thầy cúi xem từng lá rau, thấy sâu đã hết sạch sành sanh. Thường thì kiến chỉ thu dọn xác chết, chứ có bao giờ bắt mồi sống. Trước “sự lạ” bất ngờ đó, thầy cao tiếng gọi anh em tập sinh bạn ra xem vườn. Mọi người đều vui sướng tạ ơn Thánh Cả.
Trong bữa ăn cơm trưa hôm ấy, các tập sinh chỉ bàn luận về ơn lạ Thánh Cha ban: gắp lá rau lên mà tâm hồn tràn ngập niềm kính phục, tạ ơn, mến yêu Thánh Cả. Sáng kiến xua kiến bắt sâu rau thật là sáng kiến độc đáo của Thánh Cả Giuse. Sáng kiến ra, rồi lại thực hiện sáng kiến, việc đó không người trần nào làm được.
|
|
Tin/Bài khác
|
|