MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Suy Tư Mùa Chay
Thứ Sáu, Ngày 27 tháng 2-2009

SUY TƯ MÙA CHAY


Hãy nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về bụi tro. Rồi ai cũng CHẾT, dù già hay trẻ.

Vẫn biết “sinh ký, tử qui” (sống là GỬI, chết là VỀ), nhưng con người đôi khi khó tránh những lúc xao xuyến. Có ai lại không muốn “về” sau những ngày tháng “lưu vong”? Nhưng có lẽ nhiều người vẫn ngần ngại khi đến lượt “lên đường về quê”. Đó là lẽ thường của nhân sinh. Cố NS Trịnh Công Sơn đã trăn trở: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi để một mai tôi trở về cát bụi…?”. Và hạt bụi đó cũng cảm thấy “mệt nhoài”, khó hiểu, vì không biết “tiếng động nào gõ nhịp trong tôi”.

Bất kỳ ai cũng có lúc phải đối diện Tử thần, Công giáo gọi là “trình diện Chúa”, Phật giáo gọi là “viên tịch”. Cái gì có khởi đầu thì cũng có kết thúc, có sinh ắt có tử, đó là quy luật muôn thuở. Giáo hội Công giáo có Tháng Mười Một và Mùa Chay để mời gọi chúng ta suy tư về sự chết, nhìn lại thân phận bất túc, nhỏ nhoi, yếu đuối và mỏng dòn của mình mà cố gắng “toàn thiện như Cha trên trời là Đấng toàn thiện”, không được quên “mình là bụi cát và sẽ trở về cát bụi”.

Cuộc sống không nên tính bằng chiều dài mà nên tính bằng chiều sâu. Có cái chết vô ích và có cái chết ý nghĩa. Có người chết trẻ mà được khâm phục và được nhớ mãi, nhưng có người chết già mà không được ai quan tâm hoặc nhắc đến. Thánh Phaolô nói: “Chết là một mối lợi”. Nhưng phải sống tốt thì cái chết mới thực sự ích lợi. Nói thì dễ, làm thì khó. Sống tốt không chỉ là tránh điều ác mà còn phải tích cực làm điều thiện. Thật không hề đơn giản!

Linh mục M. Kolbe đã sẵn sàng chết thay một bạn tù ở Đức, vì ngài thương anh ta còn vợ và con. Chính cựu tù nhân đó đã đến dự lễ phong thánh cho ngài do cố GH Gioan-Phaolô cử hành.

Ngày 26/8/2007, ở thôn Phú Lương (xã An Ninh Đông, Tuy An, Phú Yên), em Bùi Vương (11 tuổi, HS trường THCS Ngô Mây) đã xả thân lao mình xuống dòng nước xoáy cứu sống 2 bé trai (5 và 7 tuổi), còn Vương bị dòng nước cuốn chìm… Chỉ 11 năm sống ở đời nhưng em đã làm được điều mà không phải ai cũng làm được – ngay cả người lớn.

Những thiện cử như vậy thật đáng khâm phục. Chính Đức Kitô đã xác nhận: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người dám liều mạng sống mình vì người mình yêu”. Yêu đến liều mạng sống, người ta không hiểu nên cho đó là ngu dại hoặc điên khùng. Đức Kitô đã là “người điên khùng” như vậy và cũng bị người ta phê phán.

Có những người không tham sống, không phải vì họ bi quan, yếm thế hay không còn gì để mất, nhưng họ sống có chiều sâu nên khả dĩ thấy được điều mà người khác không thấy. Trong thư gửi cho người cha, nhà soạn nhạc thiên tài Mozart đã viết: “Con không bao giờ đi ngủ mà không nghĩ rằng có thể con không còn thấy ngày mai nữa. Sự chết là mục đích thực sự của cuộc đời chúng ta. Từ vài năm qua, con đã quen với người-bạn-tuyệt-vời đó của con người. Hình ảnh người bạn đó không làm con sợ mà còn cảm thấy người bạn đó hiền lành và cởi mở”.

Là con người, hẳn là ai cũng đã hơn một lần khắc khoải về thân phận con người của mình. Thánh Augustinô có kinh nghiệm: “Hồn con luôn bồi hồi xao xuyến cho đến khi được an nghỉ trong Chúa”. Thánh Catharina so sánh: “Cuộc đời là cây cầu, hãy đi qua chứ đừng dừng lại trên đó”. Cuộc đời là tạm bợ, Nước Trời mới là Quê Thật của những ai theo Chúa, thuộc về Chúa và thực thi Ý Chúa. Thật vậy, không có Ngài thì con không làm được gì! Bỏ Ngài thì con biết theo ai?

Ai cũng muốn về hưởng Tôn Nhan Chúa nhưng khi có người qua đời thì chúng ta lại “phân ưu”. Dĩ nhiên đó là xã giao theo cách nhìn phàm tục. Là Kitô hữu mà chúng ta có vẻ mâu thuẫn khi ghi cáo phó. Bên trên ghi là “phân ưu” nhưng bên dưới lại ghi là “…được về Nhà Chúa” hoặc “…được Chúa gọi về”. Chúa gọi về mà buồn? Xét về phương diện Công giáo, thiết tưởng nên ghi là Hân Hoan Về Nhà Cha mới hợp lý.
Cọp chết để da, người ta chết để tiếng – dù là tiếng tốt hay xấu. Cái “tiếng” sau khi chết quan trọng hơn lúc sinh thời, vì “trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”.

Suy tư về sự chết, tôi thấy mình đang chết. Mỗi lần xưng tội là một lần trình diện Chúa. Mỗi đêm trước khi ngủ cũng phải sám hối vì có thể không còn thức dậy vào sáng hôm sau nữa. Tôi bất toàn và bất túc nên phải tập chết hằng ngày, nhất là hơn 10 năm qua, từ khi tôi tự nguyện hiến xác cho khoa học. Hình như tôi đã và đang quen với sự chết, luôn ghi nhớ lời của Phithagore: “Đừng thấy bóng mình lớn mà tưởng mình vĩ đại”.

Là con người sống giữa trần gian, với đầy đủ thất tình (hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục), nên khó tránh khỏi những phút xao lòng mà tham-sân-si. Con người thật yếu đuối, điều muốn thì không làm, điều không muốn lại làm. Có những lúc gặp khó khăn, không biết tâm sự với ai hoặc bám víu vào đâu, vả lại chưa chắc người khác tin mình đang gặp khó khăn. Có lúc tôi thấy kiệt sức và chơi vơi như chiếc thuyền nan giữa dòng nước cuồn cuộn, không biết về đâu. Tôi chỉ biết lặng câm, cố gắng bắt chước thánh Phaolô “dù thất vọng nhưng không tuyệt vọng”, tin rằng “Chúa đày xuống âm phủ rồi Chúa lại kéo lên”, và mong đợi như “chó con chờ những miếng bánh vụn rơi xuống từ bàn chủ nhân”.

Thấy phận mình vô duyên, lận đận và luân lạc mãi, có lúc tôi đã xin được chết và thắc mắc: “Chúa ơi, sao Chúa bỏ con? Chúa muốn con làm gì cho hợp Ý Ngài?”. Tôi gượng đứng lên rồi chợt nhớ chuyện kể rằng… Những lúc vui sống, linh hồn thấy hai dấu chân, một của Chúa và một của mình. Nhưng lúc cô đơn và đau khổ, linh hồn chỉ thấy một dấu chân. Linh hồn thắc mắc thì Chúa giải thích: “Khi con vui, Ta song hành với con nên con thấy hai dấu chân. Khi con lo buồn, Ta vác con trên vai nên con chỉ thấy một dấu chân. Đó là dấu chân của Ta”. Lòng tôi lắng xuống. Xin Chúa thương xót, tha thứ và độ trì!

Thật vậy, Chúa luôn mời gọi: “Hỡi ai vất vả lao nhọc! Hãy đến với Tôi, Tôi sẽ tăng sức cho. Hãy mang lấy Ách của Tôi, vì Ách của tôi êm ái và Gánh của tôi nhẹ nhàng”. Tôi vẫn luôn hy vọng rất nhiều vào Chúa. Dù tội tôi có đỏ như son, thắm như máu, tôi tin Ngài sẽ tẩy sạch trắng như bông, như tuyết.

TRẦM THIÊN THU
Mùa Chay 2009

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Vấn Đề Tượng Đức Mẹ Tại Tòa Khâm Sứ Cũ (3/12/2009)
Người Mẹ Và Người Thầy (3/7/2009)
Trái Tim Người Mẹ (3/7/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 42 (chương 362-370) (3/6/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 41 (chương 358-361) (3/1/2009)
Tin/Bài khác
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 40 (chương 350-357) (2/26/2009)
Sức Mạnh Của Việc Ăn Chay (2/26/2009)
63 Đền Thánh Quốc Tế Và Quốc Gia Ở Hoa Kỳ. (2/20/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 39 (chương 344-349) (2/19/2009)
Những Hạt Châu Ngọc (22) (2/19/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768