MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Dặc Sủng Của Đời Linh Mục: 37. “ðạt Tới Sự Thông Hiểu Phong Phú Và Ðầy Ðủ”
Chủ Nhật, Ngày 15 tháng 2-2009

37. “ÐẠT TỚI SỰ THÔNG HIỂU PHONG PHÚ VÀ ÐẦY ÐỦ” (Cl.2,2)

 

“Divitiae plenitudinis intellectus” (Cl.2,2)

Thánh Phao-lô đã tỏ ra một sự quan tâm to lớn đối với những tín hữu mà ngài không có thể tiếp xúc trực tiếp với họ. Ðối với những cộng đoàn sống xa xôi, rải rác, cũng như đối với những cộng đoàn khác, Ngài luôn cố gắng tỏ ra mình là vị thầy dạy và là vị hướng đạo. Ngài cảm thấy có một sức mạnh thôi thúc ngài phải gởi đến họ những lời khuyên răn, khuyến cáo, để họ được dạy dỗ để có được đức mến và họ có thể tới được sự hiểu biết rõ và sâu sắc hơn về những mầu nhiệm của Thiên Chúa. Ta hãy nghe Thánh Tông Ðồ dạy dỗ trong thư gởi cho người Cô-lô-sê :

Anh em hãy đem lại cho những người tín hữu – ta có thể thêm về phía các cha giải tội: anh em hãy đem lại cho các hối nhân – những tư tưởng cao quý, trình bày một cách ngắn gọn và đơn giản, nhưng đầy tràn thân tình và khẩn trương, những tư tưởng và những lời khuyên sẽ hướng dẫn họ trong cuộc đời và khi họ gặp những giờ phút tối tăm, thì họ được khuyến khích, an ủi, có được ánh sáng; những tư tưởng có khả năng tạo nên trong trái tim họ trọn vẹn một thế giới các tâm tình đẹp đẽ và cao quý. Không phải là một thế giới đầy giấc mơ với những lời hoa mỹ chóng qua, nhưng, theo lời của Thánh Tông Ðồ, trình bày một cái nhìn đúng đắn về những sự phong phú các mầu nhiệm của Thiên Chúa. Ðó là ý nghĩa của đề tài mà tôi đã  đặt ra dưới nhan đề là: “Divitiae plenitudinis  intellectus” .

Thế giới nột tâm đó quả là lãnh vực chuyên môn của chúng ta, thế giới này to lớn và an ủi cho người nghèo cũng như cho người giàu. Vị linh mục lại còn có khả năng đem lại cách riêng sức mạnh và niềm vui cho các linh hồn đơn sơ bình dân, vì họ thường là những người ít lãng quên, lo ra hơn những người khác, trên bình diện thinh lặng của đời sống nội tâm.

Vậy quả là một bổn phận thật cao đẹp đối với cha giải tội, khi nghĩ đến việc phải truyền đạt, chia sẻ một cách dồi dào  cho các hối nhân của mình, tất cả những kho tàng đó; ngài cố nghiên cứu, suy tư và quan sát tâm hồn bình dân, để tìm ra được những phương tiện đạt được mục tiêu đó.

Ỏ đây, có một bài thuốc rất hữu hiệu đó là : những tư tưởng và những gợi hứng cao quý là những phương tiện tốt nhất để chống lại những tư tưởng cám dỗ  quyến rũ. Ta cũng có thể nói như thế về cuộc tranh đấu trong đời sống tình dục – những cơn cám dỗ dâm dục, nó lẫn vào mà mà ta không biết, xuyên qua con đường tưởng tượng. Ai cũng biết các trò chơi của trí tưởng tượng thì nguy hiểm hơn là những thúc đẩy của đời sống cảm giác bội phần. Vậy, bài thuốc chữa lành : tránh xa những trò chơi đó bằng những tư tưởng cao thượng.

 

Và đây là những điểm chính của những tư tưởng lớn đó:

1/ Chúa yêu tôi. Tôi sống trong tình yêu của người. Tình yêu của Chúa bao bọc tôi và đồng hành với tôi. Sự quan phòng của Chúa luôn bao bọc tôi, ngay cả tới những biến cố nhỏ bé của cuộc đời tôi. Những tư tưởng này đem lại sự tín nhiệm, sự can đảm và sự an bình nội tâm cho người hối nhân đang bị các cơn cám dỗ quấy nhiễu.

2/ Các Thiên Thần Chúa cùng đồng hành với tôi, nói chuyện với tôi và che chở tôi.

3/ Mỗi ngày trong đời tôi là một trang trong cuốn sách đời đời của tôi. Các Thiên Thần Chúa mang mỗi một hi sinh của tôi lên trước tòa của Con Chiên. Thật là một ân huệ cho tôi khi có thể dâng lên những hi sinh như thế! – Những tư tưởng này đem lại sự can đảm cho những ai đang bị khổ cực dưới sức nặng của công việc, cho các bà mẹ các gia đình đang phải chịu bao nhiêu lo lắng.

4/ Chớ gì mọi nỗ lực của ta đều nhằm tới: Magis cre¬dere, magis in Te spem habere, magis  Te diligere (Tin mạnh hơn, trông cậy Chúa nhiều hơn và yêu Chúa nhiều hơn). Lời kinh “Adoro Te devote” của Thánh Tô-ma A-qui-nô   không dễ một ngày nào qua đi mà lại không thêm niềm tin, lòng trông cậy và lòng kính mến, lòng mến tận hiến cho Chúa. Ba nhân đức đối thần đều là ánh sáng và sự nâng đỡ của mọi người tín hữu.

5/ Linh hồn tôi và thân xác của tôi đều là Ðền Thờ của Thiên Chúa, trái tim của tôi là bàn thờ của Chúa, là nhà tạm của Chúa. Vào những giờ đen tối, những tư tưởng này gợi cho chúng ta biết tự trọng.

6/ Có phải tôi đã phạm một điều lỗi phạm hoặc một sự liều lĩnh (không khôn ngoan)? Ngay cả trong trường hợp này, tôi cũng phải rút tỉa được ích lợi và có được một bài học.

7/ Thomas a Kempis, nhà tâm lý học sâu sắc cũng đã đề nghị cho các cha giải tội một số những lời khuyên dạy quý hóa: Esto humilis et pacificus, et erit tecum Jesus. Sis devotus et quietus et manebit tecum Jesus (Imitatio, II, 8). Ðó là bản tóm của cả một chương trình cuộc sống cho những ai đi tìm sự bình an.

8/ Vào những giờ đen tối, hãy nhớ điều này: Chính lúc mà linh hồn bị rơi vào chỗ đen tối, thì chính lúc đó bạn phải nghĩ đến niềm vui ở trên trời. Chỉ những ai đã gieo trong lệ sầu mới có thể gặt trong  vui sướng .

9/ Nếu bạn siêng năng rước lễ thì bạn hãy nghĩ đến việc đưa vào lòng đạo đức của bạn, một tình yêu ngày một lớn hơn cho tha nhân. Bạn hãy chăm lo nhiều hơn cho gia đình bạn, làm việc nghề nghiệp lương tâm hơn, và sẵn sàng giúp đỡ người khác trong các quan hệ xã hội của bạn.

Trên đây chỉ là một vài gợi ý trong muôn vàn gợi ý khác. Cha giải tội có thể tìm ra được nhiều ý khác từ kinh nghiệm đời sống nội tâm của mình nếu quả ngài có được sự quan tâm cũng giống như điều đã tỏ hiện trong thư của Thánh Phaolô gởi giáo đoàn Cô-lô-sê.

  

“ÐÔI MẮT CỦA VỊ LINH MỤC”

 

Tất cả những gì thuộc lãnh vực dẫn dắt các linh hồn, việc xây dựng và mở rộng vương quốc của Thiên Chúa đều đòi hỏi rất nhiều kiến thức và một kho tàng kinh nghiệm. Vậy, chỉ thêm vào đây một lời khuyên gởi đến các tân chức, đó là: khi các bạn bước vào làm mục vụ, các bạn đừng từ bỏ việc học các môn đạo, các môn về Giáo hội. Nói theo kiểu Thánh Phan-xi-cô đờ-Xan thì: sự hiểu biết và lòng đạo đức là đôi mắt của vị linh mục.

Tuy nhiên, xem ra là có một số linh mục, vì quá bận rộn với công việc, nên không đánh giá cho đủ nhu cầu phải tiếp tục việc nghiên cứu các môn học về đạo, về Giáo Hội. Vậy tôi xin phép để trích dẫn ra đây lời nhận xét của một linh mục có nhiều kinh nghiệm mục vụ, về tầm quan trọng của việc nghiên cứu học hỏi này.

Việc học hỏi là khí giới của ta. Nhờ vũ khí này mà ta có thể bảo vệ linh hồn ta chống lại những kẻ thù đe dọa linh hồn ta, và chủ yếu là chống lại sự nhàn rỗi, sự nhẹ dạ, tính hời hợt, thiếu chiều sâu. Và cũng chính nhờ vũ khí này mà chúng ta phải dùng để bảo vệ các linh hồn đã được trao phó cho ta, cho dù họ ở bất cứ đâu, vì ngày nay, ngay cả tại một ngôi làng rất hẻo lánh, thì cũng là một nơi diễn ra những đấu tranh về trí tuệ.

Trong những điều kiện như thế này, điều vô cùng quan trọng cho các linh mục là các ngài phải hiểu biết, để có thể tranh luận một cách mạnh mẽ và có được sức mạnh của chân lý. Người lính của Chúa Giê-su Kitô lại có thể đến với một kẻ địch mà trong tay lại không có vũ khí sao ?

Việc học hành, nghiên cứu đối với linh mục phải là nguồn vui trong sáng nhất. Nếu trên tòa giảng mà mình không có được sự tự tin, hoặc tại tòa giải tội, hoặc trong các quan hệ với giáo dân hoặc với các nhóm khác, thì quả điều này sẽ gây nên một cảm giác thật suy sút. Việc học hành đến nơi đến chốn, thì điều này bảo đảm là ta làm việc đúng hướng, thêm vào đó, có được niềm vui nội tâm, một cái nhìn chính xác về thế giới bên ngoài và một niềm phấn khởi thực sự có tính cách linh mục.

Việc học hành đem lại cho nhân phẩm của ta dấu ấn của một sự quý phái cao thượng, không phải là để vị linh mục, vì học hành giỏi giang mà lên mặt kẻ cả, nhưng tất cả những tư tưởng, lời nói và hành động của ngài phải để lộ ra một sự huấn luyện vững chắc, và đồng thời càng pha trộn một sự khiêm tốn  hoàn toàn. Hơn nữa, việc học vấn cũng là một sự nâng đỡ cho sự hoàn thiện linh mục. Lịch sử Giáo Hội đã làm chứng cho điều này một cách rõ rệt. Khi một linh mục nào đó không yêu mến các môn học thánh, không trung thành trong việc học hằng  ngày, thì người ta cũng không thấy nơi ngài tập quán suy tư vững chắc và có kết quả; ngài cũng không có được các tư tưởng cao quý và một sự tu luyện khổ hạnh được thể hiện dưới ánh sáng của Chúa.

Tất cả những điều này cho ta thấy được tầm quan trọng của việc chăm lo học hành nghiên cứu. Vậy ta nên đặt vào số những quan tâm nghiêm chỉnh nhất, việc lo hi sinh vài giờ yên tĩnh để học các môn đạo. Ngày nào cũng đều đặn và trung thành như thế. Trong trường hợp chúng ta quá bận vì công việc, thì ít ra cũng được một nửa giờ hay năm phút. Ta học không phải là tùy hứng, hoặc không có chủ đích, nhưng là do một chương trình làm việc đã được hoạch định một cách rất cẩn thận, chín chắn và cũng giữ một thời khóa biểu được hoạch định một cách khôn ngoan .

“Custos, quid de nocte?”. Hỡi người lính canh, chuyện gì đã xảy ra ban đêm ?

Chính bạn hãy trả lời câu hỏi này.

Ngày nay, có nhiều vấn đề quan trọng đang làm xáo trộn xã hội hôm nay. Và vị linh mục, người đã lãnh nhận từ Thiên Chúa nhiệm vụ phải hướng dẫn dân chúng, liệu ngài mang lại giải pháp nào đây ?

Bên cạnh môn học thần học luân lý, các vị giáo sĩ còn cần yêu mến môn Kinh Thánh, cuốn Tổng Hợp Thần Học của Thánh To-ma A-qui-nô, các thông điệp của Ðức Giáo hoàng, tài liệu Công Ðồng Va-ti-ca-nô II và những vấn đề thuộc lãnh vực luân lý xã hội đang khuấy động thế giới ngày nay.

Nếu vị linh mục có được những kiến thức vững vàng đó, nếu ngài tiếp tục việc học hành của mình thì, ngay tại giáo xứ  và vượt luôn qua ranh giới giáo xứ, ngài có thể tiếp tục công việc mà Ðấng Chăn Chiên nhân lành đang chờ đợi từ ngài, vào thời đại đang xảy ra bao cuộc tranh đấu này.

 

KẾT SÁCH NHỎ NÀY

 

Khi giới thiệu với các linh mục và các ứng viên lên chức linh mục, những bài viết của Thánh Bê-na-đô mô tả hình ảnh lý tưởng của linh mục, thì tác giả cuốn sách: “Lý tưởng của linh mục theo Thánh Bênađô”, đã viết thêm như sau :

“Vị linh mục triều, thì chính ngài phải đặt ra cho mình một cách hết sức nghiêm chỉnh câu hỏi:“Ad quid huc venisti?”. (“Con đến đây để làm gì?”) . Câu trả lời là: ngài đã được đặt lên để dẫn dắt người ta về với Chúa Kitô, không những bằng lời nói, nhưng còn phải bằng các việc làm, các gương sáng của tất cả con người và đời sống linh mục của mình. Sức mạnh của gương sáng của ngài là rất lớn. Chắc chắn là: vào thời đại ta đang sống đây, thời đại mà người ta không những quan tâm đến những vấn đề luân lý, mà  còn quan tâm cả đến những vấn đề kỹ thuật nữa.

Tuy nhiên, điều này cũng đúng không kém, đó là con người thời nay vẫn giữ được ý nghĩa của các giá trị luân lý của bản thân cá nhân con người. Và ngay cả ngày nay, cũng xem ra rằng: những người có nhân cách và có đời sống luân lý cao thì vẫn gây được trên những người khác một ảnh hưởng sâu sắc hơn là các bậc thầy về phương diện khoa học hay phương diện lời nói. Các giáo dân thường được nghe giảng là phải bắt chước Chúa Kitô, cần ao ước sự hoàn thiện, và vẻ đẹp cuốn hút của các nhân đức. Chớ gì họ cũng thấy tất cả những điều đó được thể hiện trong con người của vị linh mục !

 Nếu Chúa Kitô, nếu sự trong sạch và lòng tốt, sự vô tư   và sự khiêm tốn của Thầy chí thánh tỏa sáng suốt cuộc đời của vị linh mục, đời sống ngoài xã hội, cũng như đời sống riêng tư , thì hoạt động của vị linh mục này trong giáo xứ sẽ đi từ thắng lợi này đến thắng lợi kia. Bài giảng đối với mỗi vị linh mục là một phương tiện hữu hiệu nhất để có thể có ảnh hưởng đến  giáo dân của mình. Những người giáo dân ngày nay cũng còn cảm thấy có một sự đói khát thật sự đối với lời Chúa; họ ao ước được soi sáng và phát triển đời sống thiêng liêng của họ theo những lời giảng dạy của Ðức Kitô.

Thời gian của vị linh mục được chia ra cho tác vụ thuần túy thuộc lãnh vực linh mục một bên, và bên kia là những việc mục vụ gián tiếp của nhiều nhóm khác nhau. Những nhóm này đều nhằm mục đích là thực hiện đời sống đạo đức, thực thi bác ái hoặc làm việc tông đồ ngoài xã hội; tất cả những nhóm này đều có vai trò rất quan trọng cho đời sống đạo đức của giáo xứ. Chính thông qua họ mà ảnh hưởng của vị linh mục, thông qua các nguồn mạch khác nhau, có thể thấm nhập vào các linh hồn và làm cho các linh

 

giáo dân thường được nghe giảng là phải bắt chước Chúa Kitô, cần ao ước sự hoàn thiện, và vẻ đẹp cuốn hút của các nhân đức. Chớ gì họ cũng thấy tất cả những điều đó được thể hiện trong con người của vị linh mục !

 Nếu Chúa Kitô, nếu sự trong sạch và lòng tốt, sự vô tư   và sự khiêm tốn của Thầy chí thánh tỏa sáng suốt cuộc đời của vị linh mục, đời sống ngoài xã hội, cũng như đời sống riêng tư , thì hoạt động của vị linh mục này trong giáo xứ sẽ đi từ thắng lợi này đến thắng lợi kia. Bài giảng đối với mỗi vị linh mục là một phương tiện hữu hiệu nhất để có thể có ảnh hưởng đến  giáo dân của mình. Những người giáo dân ngày nay cũng còn cảm thấy có một sự đói khát thật sự đối với lời Chúa; họ ao ước được soi sáng và phát triển đời sống thiêng liêng của họ theo những lời giảng dạy của Ðức Kitô.

Thời gian của vị linh mục được chia ra cho tác vụ thuần túy thuộc lãnh vực linh mục một bên, và bên kia là những việc mục vụ gián tiếp của nhiều nhóm khác nhau. Những nhóm này đều nhằm mục đích là thực hiện đời sống đạo đức, thực thi bác ái hoặc làm việc tông đồ ngoài xã hội; tất cả những nhóm này đều có vai trò rất quan trọng cho đời sống đạo đức của giáo xứ. Chính thông qua họ mà ảnh hưởng của vị linh mục, thông qua các nguồn mạch khác nhau, có thể thấm nhập vào các linh hồn và làm cho các linh hồn thấm nhuần tinh thần và các cảm tình Kitô. Trong tất cả những việc này, cần quan tâm bồi dưỡng gốc rễ của ảnh hưởng mà vị linh mục có thể có, đồng thời cũng phải phòng ngừa tất cả các nguyên nhân có khả năng làm phai nhạt đời sống nội tâm của linh mục.

Những tư tưởng và những nguyên tắc trên đây, được trích ra từ những lời dạy bảo tuyệt vời của Thánh Bê-na-đô, thì cũng chính là những điều cơ bản mà tôi đã sử dụng khi giảng giải cho các tân chức. Những giờ phút mà tôi đã dành ra cho những bài giảng thuyết này – những giờ phút mà tôi đã sử dụng để cắt nghĩa, theo tinh thần của Thánh Phaolô, những “Charismata meliora” (những đặc sủng trội hơn), những giây phút đó, đối với tôi, quả là những giờ phút quý giá nhất của đời tôi. Vào dịp tôi kỷ niệm ngân khánh giám mục, tôi xin tóm tắt những điều đó và gom lại trong cuốn sách này, để tặng các linh mục mà tôi đã đặt tay truyền chức cho, và tôi muốn kết thúc bằng lời cầu xin, lời cầu xin cuối cùng sau mỗi nghi lễ truyền chức: “Et om¬nipotentem Deum etiam pro me orate”. (“Và cũng xin anh em cầu nguyện Thiên Chúa toàn năng cho tôi.”).

 

Cuốn sách này được viết ra trong tâm tình mến thương thân hữu và được ví như là một cuộc đi dạo với tác giả, vừa đi vừa trao đổi một cách cởi mở và chân thành. Tôi rất thích thú mỗi khi nghe thấy hai bạn đồng nghiệp, sau khi cùng đi dạo và trao đổi những tư tưởng, cuối cùng, hai bạn chia tay nhau rất tình nghĩa. “Và bây giờ, xin từ  biệt bạn!”. Sau khi cùng đi một vòng, tác giả và độïc giả đã cùng đồng hành, còn có biết bao điều hai người muốn trao đổi dài dài. Nhưng, viết dài thêm nữa liệu có ích gì không? Những kinh nghiệm đời sống nội tâm và việc mục vụ của cha lại không phải là một cuốn sách có nội dung phong phú hơn ư ?

Vì thế, trước khi chia tay, tôi chỉ xin thêm một vài lời với bạn thôi. Tôi không có một lời chúc nào tốt đẹp gởi đến cha hơn là ước nguyện được thực hiện nơi cha lời trích trong sách nguyện vào dịp lễ Thánh Bo-na-ven-tu-ra: “Illa morum suavi¬tas, gratia sermonis et caritas in omnes diffusa, qua singulorum animos sibis arctissime devinciebat”. Cần cố gắng để tìm ra được các “từ” có khả năng bày tỏ một cách tàm tạm điều mà tiếng La-tinh cổ điển diễn tả :

“- Sự quyến rũ trong cách cư xử của ngài

  - Lời nói nhẹ nhàng dễ thương

  - Và đức ái mà ngài tỏ ra cho mọi người.

Tất cả những điều này chinh phục và liên kết chặt chẽ trái tim của bất cứ ai tiếp xúc với ngài. Vậy lời chia tay của tôi với độc giả, chắc chắn là xin chúc quý độc giả tính cách độc đáo của Thánh Bo-na-ven-tu-ra, đó là: “Sự quan hệ và các cách đối xử  nhã nhặn của vị linh mục thật có sức chinh phục biết bao !”. Ôi! Ðiều này thật quan trọng cho việc tông đồ của cha, đó là: chớ gì, cha có một lòng đạo đức dễ mến, dễ thương, nhã nhặn. Nếu đạo đức mà lại không dễ thương thì người đời không ưa đạo của ta đâu. Cứ xem Chúa Giê-su, Người đã tỏ lộ lòng đạo đức của Người ra bên ngoài như thế nào! Chính bản thân tôi, rất nhiều lần tôi thật ngạc nhiên nhìn thấy tỏ hiện sáng ngời trên khuôn mặt của các cha dòng khổ tu một sự nhã nhặn vui tươi và cử chỉ thật vô cùng dễ thương.

Ðối với mọi người và đối với từng người một, ta  hãy biết nói một lời dễ thương, một lời đơn sơ, tự nhiên và chân thành, một lời phát ra từ tâm hồn và trái tim. Ðó chính là dấu ấn của một sự huấn luyện nội tâm đích thực, và nếu thiếu điều này, thì cho dù ta có nhiều bằng cấp đến đâu cũng thì cũng không có giá trị gì nhiều. Ai có tính tình dễ yêu thì người ấy có được một sự hấp dẫn chinh phục. Các Giáo Phụ thường tự hỏi tại sao những người đã được Chúa Giê-su kêu gọi lần đầu tiên lại đã bỏ tất cả mọi sự  để đi theo Người ngay.  Ðó chính là vì ơn nội tâm đã được ban cho họ – gratia antecedens et concomitans –  và còn phải kể đến sự dễ mến cuốn hút của Ðấng Cứu Thế Sự cuốn hút chinh phục đó là một nhân đức xứng đáng để ta hi sinh để đạt được.

Chiến thắng chính bản thân trong những quan hệ với người khác, đó là cuộc chiến thắng tốt đẹp nhất của nền tu đức. Ðức mến chinh phục mà được đưa ra thực hành một cách đơn sơ, tự nhiên, lúc nào cũng tỏ ra bình tĩnh, ngay cả khi thần kinh ta căng thẳng, luôn nhìn xem khía cạnh tốt của mọi vấn đề, quan tâm đến những nỗi lo âu của tha nhân, cũng như những kỳ vọng và số phận của họ, luôn sẵn sàng giúp họ hết sức mình – luôn tỏ ra tín nhiệm, đồng thời cũng phải khôn ngoan trong khi nhận những lời tâm sự – vực những kẻ sa ngã lên, trong mọi hoàn cảnh, luôn khao khát đưa những người ta gặp đến với Trái Tim Chúa Giê-su. Ðó là gương sáng ngời mà Vị Tông Ðồ các dân ngoại để lại cho ta. Ðó cũng là điều mà Thánh Bo-na-ven-tu-ra mô tả: “caritas in omnes effusa”. (Ðức ái đổ tràn đầy trên tất cả mọi người).

Trong mọi hoàn cảnh luôn giữ bình tĩnh vui vẻ, ngay cả trong những tình huống đau xót, điều này đòi hỏi một tinh thần từ bỏ đặc biệt. Sự từ bỏ này quả là một việc thực tập tu đức thực sự, và sự từ bỏ này ở tại điểm: ta nhìn cuộc sống từ góc độ siêu nhiên, và ta phải thích ứng một cách siêu nhiên với mọi tình huống.

Về điểm “thích ứng” này, tôi nhớ tới trường hợp của một bạn đồng nghiệp, vào dịp ban thưởng trong Giáo Hội, vị này đã bị bỏ quên, không ai để ý tới, và điều này xảy ta trong những điều kiện mà sự “bị gạt ra rìa” này chắc chắn sẽ gây thương tích cho bạn đó. Có người đã nhận xét :

“Bạn đó sẽ cảm thấy chua xót trong nhiều năm về chuyện này”.

“Nhưng không đâu!” – một người bạn thân của vị đó, mà tôi được biết, đã nói – “vị đó chỉ cần suy niệm một lần là đã có thể tìm được sự ứng xử thích hợp rồi!”. Lời nhận xét này quả là hoàn toàn đáp ứng với tinh thần rất siêu nhiên của tác giả cuốn “Theo Gương Chúa Giê-su”, dễ dàng và nhanh chóng tìm được sự thích ứng xứng hợp. Ðó chính là dấu ấn của một cá tính  cao thượng và trưởng thành.

Lời “từ giã” của tôi còn muốn nói với bạn điều này nữa, đó là: Cha hãy khôn ngoan và can đảm trong việc tổ chức chương trình làm việc hàng ngày của cha”. Vậy, điều cần phải làm là: cân nhắc, sắp xếp, phân chia một cách cẩn thận tất cả những việc phải làm trong ngày, những tiên liệu này lại không thể là thành phần của bài nguyện ngắm mỗi buổi sáng của ta hay sao? Ta hãy nghe lời sách “Theo Gương Chúa Giê-su” về điểm này như sau (II, 3, 3): “Người tốt và đạo đức sắp xếp công việc bên trong của mình trước khi làm những công việc bên ngoài”. Những lời chỉ dẫn này không những chỉ áp dụng cho nhiều công việc của ta trong ngày, mà ta còn áp dụng cho cả những lúc ta được thong thả. Những lúc ta được tự do như thế, thì ta lại càng cần phải có một thời khóa biểu nghiêm ngặt hơn nữa, bởi lẽ vấn đề sống riêng biệt một mình được đặt ra, nên tôi không thể không chia sẻ với các linh mục điều sau đây: Sự tương phản giữa cuộc sống vui tươi trong cộng đoàn nhiều năm khi còn đi học, sánh với căn phòng thinh lặng, đơn độc riêng tư một mình của một cha phó, điều này tự nhiên tạo ra một cảm giác đơn độc, lẻ loi !

Vậy cha phó phải phản ứng như thế nào đây? Cha phó phải chuẩn bị sẵn sàng đối phó với cảm giác lẻ loi đó. Ðừng chịu thua nó, nhưng cách tốt nhất để đối phó lại là bằng cách nào? Trước hết là bằng quan hệ tín nhiệm mật thiết với Chúa Cứu Thế ngự trong Bí Tích Thánh Thể. Thứ đến, là tìm làm bạn với sách vở, đó là những người bạn tốt nhất của cha! Rồi đến “Hiệp hội tông đồ”, liên kết các linh mục lại với nhau.

“Prius intus disponere”, Thomas a Kempis đã khuyên như thế.

Ta không nên quên là ta phải tổ chức sắp xếp một cách khôn ngoan không những các giờ làm việc, mà còn phải sắp xếp những giờ nghĩ ngơi thư giãn nữa. Ta phải chọn cách thư giãn cho hợp lý và ích lợi. Không phải ai cũng có thể leo núi; thời gian nghỉ ngơi tắm biển không hợp với tất cả mọi người; và tại những nơi ăn chơi phù phiếm, levis vivendi ratio, quả không phù hợp cho việc giữ được tinh thần linh mục. Ta phải nghĩ đến những điều đó trước đã. Prius intus disponere !

Những thời gian nghỉ ngơi có thể dùng để làm việc có ích.

Một hôm, tôi hỏi một nhà bác học mà tôi quen biết, hỏi ông định đi nghỉ hè ở đâu. Ông trả lời: đối với bản thân, sự kiện thay đổi việc làm, đó là cách tốt nhất và thú vị nhất để tôi được nghỉ ngơi !

Có một vị linh mục rất bận công việc, và còn phải lo nhiều việc bác ái xã hội khác, thì vị linh mục này đã sử dụng thời gian nghỉ hè bằng cách đi thăm các cựu học viên của các cơ sở bác ái tại các miền quê. Ðó lại không phải là cách khéo léo và thú vị để sử dụng mấy tuần nghỉ hè đó sao? Vị linh mục cũng nên hiểu rằng: vào thời buổi kinh tế khó khăn, mình  cũng nên từ bỏ những cuộc du lịch vui chơi, tốn kém, ít ra cũng vì lý do tôn trọng dư luận quần chúng.

Tổ chức khôn khéo việc sử dụng thời gian theo kiểu của Thomas a Kempis mời gọi mỗi người nên sắp xếp một cách cẩn thận hết sức các công việc của mình, ngay cả những công  việc không ai biết tới.

Xin đưa ra một sự so sánh : các nhà hâm mộ nghệ thuật nhiều lần đã nhận ra được sự tinh tế và tài nghệ tuyệt vời mà các nhà xây cất các nhà thờ chính tòa thời Trung Cổ. Các chi tiết kiến trúc, các nhân vật được tạc bằng đá và được đặt ở những đỉnh rất cao, mà không có mắt người phàm nào trông thấy, nơi mà chỉ có các thiên thần và các chim trời mới có thể quan chiêm. Ta có thể đọc được những lời khen ngợi như trên của bá tước  Podewils, khi vị này viết về các hành lang, các hình mũi tên, các chóp đỉnh của nhà thờ chính tòa thành Chartres.

Ðó là gương mẫu của tác vụ linh mục, ngay trong những việc kín đáo nhất mà không con mắt người trần thế nào trông thấy.

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
63 Đền Thánh Quốc Tế Và Quốc Gia Ở Hoa Kỳ. (2/20/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 39 (chương 344-349) (2/19/2009)
Những Hạt Châu Ngọc (22) (2/19/2009)
Những Hạt Châu Ngọc (21) (2/19/2009)
Đoàn Quân Trung Thành Của Mẹ (2/17/2009)
Tin/Bài khác
Thị Nhân Vicka Của Medjugorje Nói Chuyện Với Các Khách Hành Hương #30. (2/14/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 38 (chương 337-343) (2/14/2009)
Ngày Hành Hương Dành Cho Liên Tu Sĩ Trong Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao (2/13/2009)
Cn270: Cuối Cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Của Mẹ Sẽ Toàn Thắng (2/12/2009)
Sự Bí Nhiệm Của Chuỗi Mân Côi (2/12/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768