MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Dặc Sủng Của Đời Linh Mục: 36. “con Sẽ Trở Thành Nên Người Chinh Phục Người Khác”
Chủ Nhật, Ngày 15 tháng 2-2009

36. “CON SẼ TRỞ THÀNH NÊN NGƯỜI CHINH PHỤC NGƯỜI KHÁC” (Luca 5, 10)

 

“Khi nào ta được nâng lên cao trên mặt đất, ta sẽ kéo mọi sự lên cùng ta” (Ga 12, 32).

“Này đây, Ta đứng ở ngoài cửa và Ta gõ. Nếu ai nghe thấy Ta và mở cửa cho Ta, thì Ta sẽ vào nhà người ấy” (K.H. 2, 20)

“Như gà mẹ ấp ủ gà con dưới cánh, cũng thế Ta cũng đã muốn quy tụ các con cái Ta, hỡi Giê-ru-sa-lem” (Mt 23, 37)

 

Ðấy là những lời của Ðấng Cứu Thế tỏ lộ ra sự quyến rũ và chinh phục của ơn gọi của Ðấng Mê-si-a, và vì thế cũng là ơn gọi làm tông đồ chính nhằm vào sứ vụ: “Con sẽ trở nên người chinh phục những người khác”, nghĩa là con sẽ lôi kéo họ và con sẽ chinh phục được họ bằng cách lấy được lòng họ – mà tất cả tác vụ thiêng liêng của việc rao giảng phải hướng đến. Cũng nhằm vào sứ vụ đó, mà các quan hệ cũng như các cuộc thăm viếng các gia đình, sự quảng bá các sách vở, tài liệu in ấn, - các nhóm, hội, và đặc biệt là việc ban phép Bí tích Hòa giải, bởi vì chính lúc đó mà thường thường các linh hồn đã được chuẩn bị sẵn sàng để lãnh nhận một lời nói cuốn hút và chinh phục.

Vì thế mà vị linh mục có bổn phận phải nghiên cứu và học hỏi luôn mỗi ngày nhờ qua các kinh nghiệm của mình mà có được những phương tiện chuẩn bị những con đường để ơn Chúa có thể hoạt động được. Những lời khuyên răn trong tòa giải tội, những bài giảng về những ân huệ của Bí tích Hòa giải cần phải đem lại một sức mạnh cuốn hút thật sự. Ta phải hết sức tỏ ra lòng yêu mến nhiệt tình để ca tụng lòng nhân hậu mà qua đó Chúa Giê-su đã trao ban cho ta phương tiện cứu rỗi, như là hoa trái hoa trái quý giá nhất do cái chết của Chúa trên thập giá đã mang lại. Chúng ta phải làm sao cho các giáo dân hiểu được những lợi ích thiêng liêng do sự năng xưng tội cách đều đặn, rồi đến ảnh hưởng quý giá mà Chúa Thánh Thần mang lại trong Bí tích Hòa giải có liên quan đến việc giáo dục luân lý, đến việc an bình của trái tim, đến gia đình, đến việc giáo dục, đến việc giáo dân làm tông đồ, đến thời gian và vĩnh cửu.

Hạnh phúc thay cho chúng ta biết bao vì ta có được Bí tích Hòa giải! Chính niềm hạnh phúc này làm cho trái tim người công giáo nức lòng hơn. Thái độ của vị linh mục tại tòa giải tội là thái độ lôi cuốn. Lời khuyên của ngài phải luôn đúng đắn, xứng đáng, dễ mến, thân tình; hơn thế nữa, còn phải đơn sơ và tự nhiên, tỏ ra sự khiêm tốn tế nhị, tránh mọi kiểu cách kẻ cả, cha anh. Tất cả lòng mong ước chỉ là phục vụ mà thôi.  Ngài tỏ luôn ra trân trọng đối với các hối nhân. Ngài luôn sẵn sàng nhận ra thiện chí, ngay cả khi hối nhân dọn mình chưa đủ. Ngài tỏ ta có thái độ ân cần đối với những người đàn ông, vì đôi khi họ cảm thấy rất ngại đi xưng tội được; cha giải tội có đủ mọi lý do để tỏ ra trân trọng những hi sinh to lớn đó mà họ đã phải chấp nhận để đi xưng tội.

Khi ta hỏi hối nhân này nọ, ta phải hết sức cẩn thận, nhất là vào thời đại của ta, ta phải cố tránh tất cả những gì có thể làm tổn thương hoặc làm họ phải xỉ nhục. Cho dù hành động của con người có thế nào đi nữa, thì cũng luôn có cách để phát biểu ý kiến. Kinh nghiệm dạy ta cần phải khôn khéo và ý thức đến độ nào trong những vấn đề liên quan đến tính dục. Và ta phải luôn dè dặt đối với các trẻ em và phái nữ. Lời khuyên trong tòa giải tội không nên dùng những kiểu nói quá chung chung. Ta phải khuyên bảo tùy theo đấng bậc và tuổi tác của hối nhân, lời nhắc bảo dịp các lễ chính theo các mùa trong năm phụng vụ; hơn nữa, những hoa trái thiêng liêng mà vị linh mục rút tỉa ra từ suy niệm hằng ngày, nhờ vào các điều trên đây, ta có thể đưa ra những lời khuyên thích hợp và phong phú.

Rất tiếc vì có rất nhiều cha giải tội đã không soạn trước những lời khuyên nhủ mà các ngài phải đưa ra; nhiều khi những lời khuyên đó thiếu điểm hợp thời, nhờ đó mà hối nhân  giữ được lâu lời khuyên đó trong trí khôn và trong trái tim của mình luôn mãi. Ðối với những chàng trai trẻ, vì yếu đuối, hay sa đi ngã lại về các tội đáng xấu hổ, thì cha giải tội cần khuyến khích họ để họ thêm can đảm, để họ luôn có được thiện chí và sự cố gắng sửa mình của họ, cho dù nhỏ bé đến đâu, cũng sẽ không ra vô ích. Còn phải dạy cho họ biết ăn năn sám hối, sau những khi sa đi ngã lại, chỉ cho họ thấy giá trị tẩy sạch của các tâm tình, rồi nói cho họ biết ích lợi vô song của việc trở lại xưng tội ngay không trì hoãn. Tại sao lại để họ chìm đắm trong trạng thái khó xử và chán nản bởi vì những điều này có thể gây ra nhiều hậu quả còn tai hại hơn cả chính tội đã phạm.

Khi ta phải tiếp xúc với phái nữ, ta phải xử sự cách gọn nhẹ và nghiêm chỉnh, tránh  gây tổn thương hoặc làm mất lòng. Không bao giờ cho phép các bà các cô xưng tội tại một nơi riêng, trừ khi có nhu cầu tuyệt đối. Nếu họ đến xưng tội tại nhà thờ vào giờ bất thường, thì ta phải tỏ ra khôn ngoan và luôn liệu sao cho có ai đó cũng ở trong nhà thờ. Sau cùng khi có các bà các cô thường xuyên xưng tội với cha, thì cha không nên tỏ ra thân mật hơn trong cách đón tiếp họ. Nếu quanh tòa giải tội có vài người đàn ông trong số đông các bà đang xếp hàng chờ xưng tội thì có lẽ tốt hơn là ta nên dành ưu tiên cho mấy ông này, và nói với các bà các cô: “Xin vui lòng nhường cho quý ông  được xưng tội trước, bởi vì có lẽ các ông không nhiều giờ để chờ đợi”.

Trong tòa giải tội, ta nên tránh đề cập đến những vấn đề chính trị. Ðiều quan trọng là nên tránh bàn về những vấn đề có thể giống như làm áp lực chính trị trong phạm vi trần thế. Ta cứ bảo họ làm theo chỉ thị của  Hội Ðồng Giám Mục.  Các  linh mục cần phải coi đây như là một trong những bổn phận thiêng liêng nhất: đó là tạo điều kiện thường xuyên cho giáo dân được xưng tội vào những lúc thuận tiện hơn đối với họ. Tôi nhớ tôi được hạnh phúc được biết một cha xứ, mà mọi người có thể gặp ngài để xưng tội hàng ngày, tại tòa giải tội của ngài, mùa đông cũng như mùa hè, bắt đầu từ  5 giờ sáng. Trên đây tôi đã nhắc tới gương kiên nhẫn đến độ anh hùng mà Thánh Gio-an Vian¬ney đã để lại.

Trái lại, thật tai hại biết bao nếu cha giải tội lại để lộ ra dấu hiệu mất kiên nhẫn, cho dù chỉ một chút thôi, làm cho người đến xưng tội phải khó chịu, ngay vào lúc mà có biết bao điều đang tùy thuộc vào thái độ của linh hồn đau yếu bệnh tật. Ta cũng nên sắp xếp thế nào để giáo dân thỉnh thoảng có thể xưng tội với một cha khách và tạo mọi điều kiện để họ có thể dễ đến với ngài.

Việc năng xưng tội cũng cần như là việc năng rước lễ và việc rước lễ hàng ngày. Xưng tội hàng tuần như đã được Giáo hội khuyên làm từ bao thế kỷ vẫn luôn là một trong những phương thế chính yếu để nên thánh. Mỗi lần xưng tội là một lần ta được thêm ơn do Bí tích này đem lại, đó là: lương tâm được soi sáng mỗi ngày một thêm tế nhị hơn, ta được niềm vui và được thêm lòng sốt sắng. Ðấy là chưa kể đến những khía cạnh khác của đời sống nội tâm – điều này lại thuộc lãnh vực hướng dẫn huyền nhiệm thần bí.

Trước khi bước vào tòa giải tội, vị linh mục nên đọc một kinh ngắn và sốt sắng cầu xin Chúa Thánh Thần, xin ơn Trái Tim của Ðấng chăn chiên lành, và một lời kinh Ðức Maria, Mẹ từ bi nhân hậu. Và sau khi đã ngồi tòa xong, ngài nên giữ thinh lặng hoàn toàn về những chuyện đã xảy ra, ngay cả về sự  ích lợi mà ngài đã có được kinh nghiệm nhờ qua tòa giải tội. Nhưng ngài phải phó thác tự đáy lòng vào Thiên Chúa, trong những trường hợp, cho dù không phải lỗi tại mình mà công việc giải tội không được suôn sẻ. Ngài sẽ được an ủi khi biết hoạt động thầm lặng của Chúa Thánh Linh luôn hướng dẫn các linh hồn; chắc chắn Người sẽ nâng đỡ sự nhiệt tình của Cha để thực hiện lời hứa: con sẽ trở thành nên người chinh phục được những người khác.

 

VIỆC ĂN NĂN CÓ HIỆU QUẢ

 

Cha giải tội làm thế nào để biến Bí tích Hòa giải trở thành không những là một việc đạo đức đơn độc, mà còn làm nó trở thành nên nguồn mạch các hoa trái thiêng liêng ?

“Sám hối có hiệu quả”.

Một hôm tối, vào dịp tuần đại phúc nọ, tôi được nghe một cha thừa sai giảng tuần đại phúc : ngài đã mời gọi mọi người làm việc xưng tội cho thật tốt, bằng cách cắt nghĩa cho họ việc mà hối nhân phải làm. Ngài không chỉ kể ra năm việc phải làm, nhưng ngài đã trình bày vấn đề dưới hình thức minh giáo, nên đã cuốn hút được sự chú ý của thính giả. Tôi nhận thấy phương pháp này rất thực tiễn, thực hành – và tôi xin giới thiệu với các cha ý tưởng chủ yếu của bài giảng là :

Vì lẽ người ta thường cho là việc xưng tội chỉ là việc bên ngoài và không mấy ảnh hưởng đến việc làm cho cuộc sống được hoàn hảo; vì thế mà cha giảng tuần đại phúc muốn chứng minh rằng: việc xưng tội là một việc chủ yếu thuộc nội tâm, nó có ảnh hưởng trên toàn bộ đời sống luân lý và có một ảnh hưởng rất tốt trên toàn bộ cuộc sống của mọi người, nếu ta dọn mình kỹ lưỡng bằng cách ý thức được tư tưởng này. “Fructuosa poenitentia” !

Việc xét mình là một việc thuộc nội tâm. Khi xét mình ta quan sát tình trạng linh hồn ta một cách cẩn thận và thành thật, không một chút bao dung cho bản thân. Như thế, ta nhận biết tội mình đã phạm, những sa đà trong tư tưởng, lời nói và việc làm. Ta cũng không giấu những nguồn mạch, gốc rễ của tội lỗi, và tìm xem mình có niềm đam mê nổi bật nào. Nào  liệu ta có tìm ra được điều gì có tính cách nội tâm hơn là cái nhìn thầm lặng, bình tĩnh và suy nghĩ chín chắn mà con người nhìn vào tình trạng linh hồn mình, dưới sự hiện diện của Thiên Chúa, Ðấng thông suốt mọi sự.

Việc ăn năn tội cũng cần có tính cách nội tâm, và không đơn thuần chỉ là hối tiếc vì đã không làm khác cái điều mình đã làm. Vì nếu làm như thế thì không phải là ăn năn tội thực sự, mà chỉ là một chuyện làm giống như ăn năn tội mà thôi. Nhưng, ở đây là vấn đề thực sự ăn năn, một sự đổi mới các cảm tình, đứng trước điều mình đã gây ra bất công và vi phạm đến quyền lợi của Thiên Chúa – và việc ăn năn là do lòng mến Chúa mà ra. Tính cách nội tâm của sự ăn năn tội quả là điểm chính của bài giảng; người nghe có cảm giác là đối với vị thừa sai này, tất cả đều tùy thuộc vào một sự trở lại thực sự và chân thành của trái tim.

Ðến việc dốc lòng cũng thế. Cần có tính cách nội tâm và có một ý chí cương quyết dốc lòng, sẵn sàng dấn thân nắm lấy tất cả các phương tiện cần để thực hiện việc trở lại này.

Rồi đến việc xưng thú tội lỗi cũng vậy. Sự xưng tội ra là phát xuất từ  một sự khiêm tốn sâu xa, hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa và vào vị đại diện của Người.

Sau cùng, việc đền tội cũng cần có tính cách nội tâm, như chủ trương của linh mục Giám đốc và sáng lập chủng viện Paderborn đã viết trong cuốn sách Giáo Lý của ngài :

“Làm việc đền tội còn vượt xa ý chí muốn làm cho xong việc đền tội khi lãnh Bí tích giải tội. Nói tóm lại, đó là: ta cần phải đem tinh thần ăn năn sám hối vào sâu trong lòng các người tín hữu”...

Tất cả những điều nói trên đây làm nổi bật tính cách nội tâm của việc xưng tội dưới hình thức một bài minh giáo trình bày ý tưởng chủ yếu nối liền các phần của bài giảng lại với nhau và đồng thời cũng giúp giáo dân biết dọn mình tốt hơn khi đi xưng tội lần sau. Tôi xin giới thiệu với các cha giảng thuyết, các giáo lý viên, các cha giải tội để các ngài đào sâu nghiên cứu phương pháp này như là một mẫu mực nhằm vào việc chuẩn bị cho những con đường dẫn đến sự ao ước này, đó là: không gian và thời gian của việc ăn năn sám hối có hiệu quả. “Spatium fructuosae poenitentiae”

  

CHA GIẢI TỘI, VỊ TRUNG GIAN BẰNG LỜI CẦU NGUYỆN VÀ LỜI CẦU THAY NGUYỆN GIÚP

 

Khi ta thấy được sự quan tâm của Chúa Giê-su đối với Thánh Phê-rô sau khi ngài sa ngã. Vào đêm tối hôm đó, chúng ta đã có được một cái nhìn sâu sắc vào tận trái tim của Chúa Giê-su – Phê-rô đã chối Chúa, vì đã không chuẩn bị và vì yếu đuối. Nhưng dịp này không phải là dịp để ngài rơi vào chỗ tuyệt vọng – thối chí hoàn toàn. Ðó là mục tiêu của sự chính Chúa Giê-su quan tâm. Ðiều này cho thấy là Chúa Giê-su đã muốn cảnh cáo Phê-rô buổi chiều hôm trước rồi; nhưng vì Chúa đã có được một cái nhìn trực cảm tâm lý tuyệt vời, nên khi báo trước cho Phê-rô biết là ông sẽ sa ngã. Người đã thêm vào đó một lời hứa an ủi: “Phê-rô, Thầy đã cầu cho con, để, dù sao, đức tin con không suy yếu đi” (Lc.22, 32) – Rồi đến đêm đen tối tại vườn Ghét-sê-ma-ni; sau đó là lời thề: mình không biết người ấy là ai! Và đây lúc lương tâm đã tan rã hoàn toàn. Nhưng đồng thời, đây cũng là thời gian mà tất cả đều thay đổi: Khi đi ngang qua chỗ Phê-rô đứng, Chúa Giê-su đã đưa mắt nhìn ông, một cái nhìn nặng trĩu đớn đau và yêu thương. Ðó lại là một dấu hiệu mới của tình yêu cứu chuộc của Chúa Giê-su – Sự ăn năn đã để trào ra một nguồn nước mắt đắng cay. Và ngày thứ sáu chịu nạn lại là lúc tâm hồn của Phê-rô lại càng bị giao động. Không ai có thể tưởng tượng ra được những day dứt nội tâm mà Phê-rô đã cảm thấy trong hai đêm liên tiếp đó.

Còn Chúa Giê-su? Vào buổi sáng phục sinh, một trong những điều Chúa truyền làm, đó là: Hãy đi báo tin cho Phê-rô! Và khi Phê-rô được biết điều này, thì một cơn bão xúc cảm đã trổi lên trong tâm hồn ông! Chúa Giê-su đã nghĩ đến tôi! Người đã nghĩ đến tôi để tỏ ra cho tôi biết Người yêu tôi đến độ nào! – Với sứ điệp hoan lạc đó, Người đã đem lại cho tôi một niềm vui khôn tả! – Và ngay sau đó, Chúa Giê-su đã dành cho Phê-rô lần hiện ra đầu tiên. “Người đã hiện ra với Xi-mon” (Lc. 24, 34).

Một sự thinh lặng bí nhiệm đã bao trùm việc gặp gỡ đầu tiên ấy, không ai đã biết được những lời trao đổi giữa Phê-rô  với Thày mình. Phê-rô đã trở lại. Ðiều chắc chắn, như Thánh Kinh gợi ý, là một ngọn lửa yêu thương và một sự sốt sắng muốn đền bù đã lớn dần lên trong linh hồn của Phê-rô trong 40 đêm ngày ấy; và trong thời gian này, Chúa Giê-su còn hiện ra với ông và còn trò chuyện với ông về Vương quốc Thiên Chúa, về tương lai của Giáo Hội, mãi cho đến khi Người ba lần hỏi cùng một câu: “Phê-rô, con có yêu mến Thầy không?” và rồi Người cũng đã ba lần trao sứ mạng này cho Phê-rô: “Con hãy chăn chiên con, chăn chiên mẹ của Thầy”. Tất cả những điều đó dạy ta điều gì? Ðấng Chăn Chiên lành quan tâm lo lắng cho Phê-rô, làm cho Phê-rô thêm can đảm, và đem lại cho ông một đà tiến và một sức mạnh để sau khi đã té ngã, vì muốn đền bù tội lỗi, ông đã can đảm đến độ có thể chịu tử đạo trên đồi Va-ti-ca-nô.

Gương sáng của Ðấng Chăn Chiên lành dạy cho các vị chủ chăn là các linh mục cũng biết quan tâm lo lắng cho các người giáo dân và các hối nhân đã đi lầm đường lạc lối, hoặc có nguy cơ mất linh hồn, và các ngài còn phải cầu nguyện cho họ. Sự quan tâm lo lắng đó, vừa êm ái, vừa lo lắng; tự nó lại không phải là một ơn Chúa sao? Ai đã gợi cho Thánh Mô-ni-ca một tình yêu nồng cháy, những cố gắng không mệt mỏi và những lời cầu nguyện kèm theo bao nước mắt để cầu cho Âu-tinh, con của bà được ơn cứu thoát? Ai đã làm cho những hi sinh và những lời van xin mà bà đã dâng lên trước Tòa Con Chiên với tất cả sự đau đớn đến độ đã có thể tranh thủ được ơn cứu rỗi cho vị thánh này?  Ôi! Mầu nhiệm của ơn thánh !

Ta cũng nên xin Chúa ban cho ta có được một sự quan tâm lo lắng như thế, để những lời nguyện xin mà chúng ta dâng lên Chúa cầu cho những con chiên của ta được trái tim Chúa chấp nhận. Khi vị linh mục cầu nguyện cho các linh hồn đang lâm nguy, thì ngài không được kém lòng sốt sắng của Thánh nữ Mo-ni-ca.

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
63 Đền Thánh Quốc Tế Và Quốc Gia Ở Hoa Kỳ. (2/20/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 39 (chương 344-349) (2/19/2009)
Những Hạt Châu Ngọc (22) (2/19/2009)
Những Hạt Châu Ngọc (21) (2/19/2009)
Đoàn Quân Trung Thành Của Mẹ (2/17/2009)
Tin/Bài khác
Thị Nhân Vicka Của Medjugorje Nói Chuyện Với Các Khách Hành Hương #30. (2/14/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 38 (chương 337-343) (2/14/2009)
Ngày Hành Hương Dành Cho Liên Tu Sĩ Trong Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao (2/13/2009)
Cn270: Cuối Cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Của Mẹ Sẽ Toàn Thắng (2/12/2009)
Sự Bí Nhiệm Của Chuỗi Mân Côi (2/12/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768