34. NHỮNG BÀI ÐIẾU VĂN
Những lời ca ngợi trong bài điếu văn đều bị cấm, vì việc tôn vinh người quá cố là điều không thích hợp trước vẻ uy nghiêm của chân lý đời đời và cũng không hợp với vẻ trang nghiêm của sự chết và của cuộc sống vĩnh cửu. Cũng bị cấm những bài diễn văn không đúng sự thật nhằm phục vụ cho lòng tham vọng của thính giả, những bài diễn văn bỏ qua những điều tệ hại nhất dường như để bào chữa cho người quá cố - và điều này cũng chẳng phù hợp với các kinh nguyện tuyệt vời trong thánh lễ an táng. Ðó không phải là việc của vị giảng thuyết. Ngài phải nói như Thánh Phao-lô Tông đồ :
“Tôi chỉ biết có Ðức Ki-tô và Ðức Ki-tô bị đóng đinh”
Nhưng lại có một thứ bài diễn văn khác. Ðó là bài ngỏ lời lấy gợi hứng từ tinh thần ki-tô, được trình bày trong lúc an táng khi mà vị linh mục ngỏ lời với một cử tọa khác với cử tọa mà ngài thường có trước mặt khi ngài đứng trên bục giảng. Vậy, thật là một điều tốt biết bao nếu những người này có dịp được nghe vài lời nghiêm túc phát ra từ đáy lòng về ý nghĩa của sự chết, của nấm mồ, của việc phán xét và của cõi vĩnh hằng;
- một vài lời nghiêm túc về sự quan trọng của thời giờ nhất là thời giờ bị lãng phí, về giá trị của các việc ta làm mà ta ghi chép vào trong các trang của cuộc đời;
- một vài lời từ đáy lòng về bổn phận của ta đối với những người quá cố, với các bà vợ mất chồng, với những người con mất cha, mất mẹ;
- và đồng thời cũng là lời mời gọi mỗi người tự vấn lương tâm mình những giây phút nào mà linh hồn người quá cố lúc này đang suy nghĩ với niềm vui hay với sự buồn phiền khổ đau.
Chính nhờ những dịp này mà người quá cố có thể chính mình gởi gắm các tư tưởng thầm kín từ ngôi mộ, và họ còn có thể nói to hơn là lúc họ còn sống. Khi đứng trước quan tài của một người nào đó mà suốt cuộc đời họ, trong cuộc sống xã hội, đã sáng chói ở giữa cộng đoàn giáo dân, thì đôi khi ta có thể nhân dịp này, ngỏ ý kêu gọi trực tiếp các tín hữu khác để họ nhớ lại những nhiệm vụ lớn và lãnh trách nhiệm về tương lai của Giáo hội, của Tổ quốc, xây dựng hạnh phúc cho nhân dân và đem lại an ninh hài hòa cho xã hội. Rồi ta có thể thêm một kinh Lạy Cha, một kinh Kính mừng cho người nào đang hiện diện nhưng sẽ là ngườiø đầu tiên được gọi về với Chúa.
BÀI GIẢNG TUYỆT DIỆU NHẤT
Một nhà phê bình lịch sử của Dòng Phan-sinh đã viết về Thánh Phan-xi-cô At-xi-di như sau :
(Thánh Phan-xi-cô) “đã không nghĩ rằng việc sửû dụng chỉ trích và bút chiến là những phương tiện có thể mang lại sự đổi mới cho Giáo hội; trái lại, phương tiện tốt nhất có khả năng đem lại chiến thắng cho sự thật, đối với ngài, không phải là việc tranh đấu chống lại những lạm dụng, nhưng chính là gương sáng của bản thân: sống Tin Mừng một cách trọn vẹn trước mặt người dân của mình.”
Ðó quả là gương mẫu có giá trị mọi thời đại, gương mẫu có giá trị cho tất cả các vị giảng thuyết. Khi cha bước chân lên tòa giảng, xin cha hãy biết rằng: ở ngay bên cạnh cha, có một người nóiù một thứ ngôn ngữ mạnh hơn và thúc giục hơn là ngôn ngữ của cha, đó là: gương sáng đời sống của cha, cách cư xử của cha và các đức tính luân lý của cha. Và khi cha bước xuống khỏi tòa giảng, cha hãy cầu xin trong thinh lặng, cầu xin một cách khiêm tốn, xin Chúa Thánh Linh vì chỉ có một mình Người mới có thể- làm cho lời của cha sinh hoa kết trái, bởi lẽ, Người hoạt động một cách bí nhiệm trong các linh hồn như là “Deus absconditus” (Thiên Chúa ẩn mình). Rồi cha hãy thêm một lời cầu xin Thiên thần Bản mệnh của những người nghe cha giảng để nhờ sự hoạt động âm thầm của các Ngài -dù không có mắt nào nhìn thấy- xin các Ngài nhắc lại lời cha đã giảng cho thính giả và làm hoàn thành những lời đó và ước gì lời cầu thay nguyện giúp của các Ngài mà lời của cha mang lại nhiều hoa trái. Xin Cha hãy cầu nguyện trong thinh lặng như người đi gieo giống. Một khi đã gieo xong, họ mở mũ, hạ nón, rồi ngước mắt lên trời thầm cầu cho các hạt giống đã được gieo xuống đất được phép lành của Cha trên trời, Ðấng là ánh sáng và là nguồn mạch mọi ơn lành.
|