33. MỤC ÐÍCH CỦA BÀI GIẢNG VÀ PHẦN KẾT
Nếu bài giảng chỉ nhằm mang lại một niềm vui nghệ thuật chóng qua, hoặc những trạng thái rồi ra cũng dễ biến ngay sau đó, thì bài giảng như thế là chưa đạt. Ta biết việc rao giảng là phương tiện duy nhất để làm việc tông đồ, chính vì thế mà vị giảng thuyết phải luôn đặt ra cho mình câu hỏi này, đó là: các giáo dân có được ích lợi thiêng liêng nào hoặc được khuyến khích luân lý gì từ bàn tiệc Lời Chúa?
Chính việc nhằm vào mục đích này sẽ hướng dẫn cách trình bày các tư tưởng trong một bài giảng và đặc biệt nó phải hướng dẫn phần kết của bài giảng. Ta biết toàn bộ bài giảng hướng về đoạn kết. Ðoạn kết của bài giảng phải mang lại một sự khích lệ, một niềm an ủi, một sự đoan chắc tràn ngập niềm vui. Nếu làn gió và giọng điệu của đoạn kết làm rung động trái tim người nghe, thì lúc đó, những lời nhắc nhủ, răn đe của chúng ta mới có kết quả. Chính vì thế mà ta cần phải chú ý đến điều có khả năng đánh động tâm hồn người nghe nhất. Những tâm tình, tình cảm (cảm thấy mình được yêu) đưa giáo dân đến sự yêu chuộng bí tích Bàn thờ, đến cuộc Tử nạn, đến Ðàng Thánh giá, đến việc tôn sùng Thánh Tâm, đến việc yêu mến Mẹ Ma-ri-a.
Và một trong những cảm tình yêu mến đặc biệt của người giáo dân là lòng yêu mến Người Bạn của Ðức Ki-tô, đó là Giáo Hội công giáo. Giáo Hội đã được sinh ra từ cạnh sườn của Ngài trên Núi Sọ. Chính vì thế mà người giáo dân thích nghe giảng về các đề tài như: vẻ đẹp, tính thần thiêng và sự trường tồn của Giáo hội.
Ngoài ra, các tín hữu còn cần được khuyến khích sống gần gũi với các Thánh. Sách truyện các Thánh là nguồn khích lệ và là gương mẫu cho mọi người noi theo. Ngoài ra, họ còn được các Ngài phù hộ, cầu thay nguyện giúp cho trước tòa Chúa. Vì thế, vị giảng thuyết nên cố gắng khích lệ các giáo dân sống hiệp thông nhiều hơn với các Thánh nam nữ.
NHỮNG LỜI KHUYÊN NGẮN GỌN THEO HOÀN CẢNH
Các giáo dân, khi ra về, sẽ mang theo mình những tư tưởng xây dựng và khuyến khích họ đã được nghe trong bài giảng. Những chỉ dẫn và những lời khuyên đó sẽ đồng hành với họ trong cuộc sống đời thường của họ, một đời sống với bao lo âu, bao phiền muộn, bao khổ đau, khi ở nhà cũng như khi đi làm -đặc biệt là khi họ gặp gian nan thử thách. Vị giảng thuyết không bao giờ nên quên những điều đó khi ngài bước lên tòa giảng. Ðó là lời mời gọi rao giảng lời Chúa, không phải chỉ khi ngài cử hành các nghi lễ chính yếu nhưng ngài cũng phải nói ít lời trước khi dâng thánh lễ hằng ngày. Các giáo dân khi đi dự lễ ngày thường cũng cần được nghe những lời mang lại ánh sáng và những lời khuyến khích vì họ rất cần được nghe những điều đó. Thiên thần bản mệnh của họ tùy lúc thuận tiện, sẽ gợi lại cho họ nhớ những lời khuyên răn ngắn gọn đó.
Khi cử hành bí tích hôn nhân cũng vậy. Ðây là lúc quyết định của đôi bạn trẻ và chính vì thế mà vị chủ hôn cần phải cho họ những lời răn dạy mà họ đang cần. Họ sẽ nhớ những lời vàng ngọc đó suốt đời, nhớ một cách sống động và họ hằng biết ơn ngài. Lời khuyên dạy này cần ngắn gọn, thân tình và thực tiễn gởi tặng đôi tân hôn, lúc hai người nói lên sự ưng thuận nối kết hai mảnh đời lại với nhau.
Khi ban bí tích Thánh tẩy cũng vậy. Cha xứ cũng cần phải có mấy lời ngắn gọn. Có một bức họa “Chúa Giê-su, Bạn của các trẻ em” thường đươc treo tại giếng rửa tội. Cha xứ có thể nhắc tới bức họa này, giới thiệu Chúa Giê-su với các bậc cha mẹ để họ dẫn dắt các con cái của họ đến với Ngài, bằng cách giáo dục tốt và bằng gương lành cho con cái bắt chước.
Những biến cố quan trọng trong cuộc sống gia đình luôn là những cơ hội thuận tiện để ta có những sáng kiến mục vụ thích hợp, đem lại kết quả tốt. Lòng yêu mến các linh hồn tạo cho ta nhiều điều kiện để ta có khả năng đưa ra nhiều sáng kiến độc đáo.
NHỮNG ÐIỀU SAI SÓT TAI HẠI
Trước hết ta phải kể đến :
- Sự thiếu nhiệt tâm khi làm việc.
Dĩ nhiên các vị chủ chăn không bao giờ được phép trì hoãn hoặc lơ là trong những giai đoạn nguy hiểm. Nhưng đây quả là một nhiệm vụ quan trọng, đó là: các ngài phải cố gắng coi trọng việc rao giảng và làm cho nó mỗi ngày một hoàn hảo hơn - và các ngài phải làm việc này suốt cuộc đời. Cứ thử nhắc tới di sản đồ sộ mà các vị giảng thuyết thuộc những thời kỳ vĩ đại của lịch sửû Giáo hội đã để lại thì ta thấy các vị này đã khéo kết hợp những bài giảng uyên bác với sự trình bày hoàn hảo. Các ngài đã có những lời khuyên dạy thật cảm động, ngôn ngữ thật phong phú, một sự êm dịu thật cuốn hút. Những điều này không thể có được nếu các vị đã không dầy công nghiên cứu trí thức, cộâng với biết bao cực nhọc vất vả, bao đấu tranh thầm lặng ẩn giấu sau những biệt tài đó.
Ðiểm thứ hai :
Vắng bóng một đời sống nội tâm thực sự.
Vì sao ta thiếu sự hăng say nhiệt tình? Ðó là vì ta thiếu sống nội tâm và thiếu khổ chế. Việc suy niệm không những chỉ nhắm tới việc phát triển các nhân đức cho bản thân mà còn thúc đẩy việc chiếu sáng trên mọi lãnh vực tác vụ mục vụ của chúng ta. Không có bậc sống nào đòi hỏi phải có một sự hài hòa và kết hợp chặt chẽ, một bên là các nhân đức bản thân và bên kia là các bổn phận nghiệp vụ, cho bằng bậc linh mục.
Ðiểm thứ ba :
Sự nhiệt tình nội tâm và một sự hào hứng thấm nhập vào tâm hồn ta một cách lặng lẽ như nhỏ từng giọt một mỗi ngày. Chính những cảm tình sâu sắc đó là nguồn của sự cảm hứng thi ca, điều đem lại cho bài giảng một sự hấp dẫn, mầu sắc sáng chói và tuyệt diệu. Nếu thiếu sự hào hứng bên trong thì lời giảng của ta sẽ không có được sức cuốn hút chút nào.
- Ðiều khuyết điểm tai hại thứ bốn :
Ðó là: vị giảng thuyết quá quan tâm đếùn bản thân -một trạng huống tầm thường của tâm hồn được thể hiện, lúc thì bằng các ao ước lấy lòng giáo dân đểå mong được khen là mình giảng hay, lúc thì bằng cách tỏ ra bực dọc rồi nói ra những điều không đúng chỗ. Tất cả những điều này, cho dù không phải lúc nào cũng nghiêm trọng, tuy nhiên chúng gây thiệt hại cũng không kém. Ðó là khuyết điểm làm hư một bài giảng cũng như tất cả các bài diễn văn khác.Và đó cũng là dấu hiệu của một tâm hồn ấu trĩ và một lương tâm không bén nhạy.
- Khuyết điểm thứ năm :
Thiếu sót trong quan hệ xã hội. Ai không đặt mình vào chỗ người nghe, hiểu biết tâm hồn, những nhu cầu và những tranh đấu nội tâm của người phải gánh chịu, thì lời giảng của vị đó sẽ thiếu sức thuyết phục, không có khả năng thánh hóa làm cho người ta trở lại. Vị giảng thuyết này không có nét nào giống vị Chăn chiên nhân lành, người chỉ ao ước gieo mình vào bụi gai để cứu một con chiên lạc. Chính vì lý do sống hời hợt mà vị giảng thuyết đã đi vào con đường sai lệch.
|