32. NGÔN NGỮ VÀ THÁI ÐỘ
“Pectus est quod disertum facit”. Chính tâm lòng mới làm cho hoạt bát; chính tâm lòng mới làm cho lời ta giảng có hiệu lực. Câu cách ngôn trên đây luôn là thật. Tài hùng biện không là gì khác, mà chỉ là: đời sống nội tâm tràn ra bên ngoài. Tâm lòng có nhiều cách trình bày, thì ngôn ngữ cũng có nhiều kiểu nói và văn phong rất phong phú.
Mỗi vị giảng thuyết đều có một cách giảng riêng, nhưng các vị đều phải cố làm cho bài giảng của mình ngày một hoàn chỉnh hơn. Nếu cần phải nói những điều khó nghe hoặêc cứng rắn, thì ngài cũng cố làm nó mềm mại hơn, cần mài giũa những góc cạnh của tài hùng biện của mình, phải thích ứng với lý trí của các thính giả. Ngoài ra, ngài còn phải học tập, bắt chước các nhà giảng thuyết kiểu mẫu, đi nghe các nhà giảng thuyết thờøi danh để học hỏi thêm.
Cách phát âm phải rõ ràng, dễ hiểu, xứng hợp với các nhu cầu luân lý của các thính giả. Muốn được thế, vị giảng thuyết cần làm việc vất vả, kiên trì và phải từ bỏ rất nhiều. Thánh Gio-an Vianney, người thuộc giới bình dân, ngài cũng đã phải lao công khổ tứ, bao đêm thức soạn bài để đi vào tim gan của dân xứ Ars, làm thế nào để được lòng họ. Ngôn từ phải cao quý, trang nhã. Dân nhà quê, ít học, họ bằng lòng với những từ, những câu đơn sơ; tuy nhiên, họ đòi hỏi ngôn từ của vị giảng thuyết phải cao quý, trang nhã, thực tế. Họ cũng muốn được vị giảng thuyết nâng tâm hồn họ lên cao. Họ cũng khát khao có thể lắng nghe -với tất cả sự kính trọng- vị được trao trách nhiệm dẫn họ đi trên những nẻo đường dẫn đưa tới sự sống siêu nhiên.
Trong mọi trạng huống, thái độ của vị giảng thuyết phải luôn đơn sơ, không chút tự phụ, ngài chỉ có một hoài bão duy nhất, đó là phục vụ các linh hồn mà thôi. Ngườùi ta có thể nhậân ngay ra được ấn tượng sâu sắc thông qua những kiểu nói đơn sơ, khiêm tốn, lôi cuốn từ các vị giảng thuyết không có được sự tinh tế của nghệ thuật ăn nói và chính bản thân cũng không có được chút tài hùng biện phi thường nào.
Quả là một nghệ thuật lớn khi ta biết dẫn dắt thính giả từng bước một. Những lời của Chúa Ki-tô phục sinh trên đoạn đường Em-mau quả là một ví dụ tuyệt vời. Ai mà lại không khen ngợi biệt tài giảng thuyết nơi Thánh Gio-an Kim khẩu, vị rao giảng tuyệt vời, bậc thầy cao cả của mọi nhà giảng thuyết.
Muốn cho thính giả không cảm thấy mệt mỏi, vị giảng thuyết phải trình bày tư tưởng cách gợi cảm, thỉnh thoảng chêm vào một vài tương phản. Vậy, vị giảng thuyết phải luôn quan tâm đến chuyện nối nhịp cầu giao cảm với tâm hồn quần chúng, tìm hiểu xem dân chúng thường suy tư như thế nào, họ cảm nghiệm và nhạy cảm với các vấn đềâ ra sao… Thế nên, ngài nên có kiểu nói bình dân, quen thuộc, xuề xòa, tình nghĩa, luôn tránh hạ giá các tư tuởng cao siêu bằng những kiểu nói tầm thường kệch cỡm. Tìm để được tiếng là bình dân, ăn khách, trở thành vị giảng thuyết được yêu chuộâng, được ca tụng, đó là điều rất nguy hiểm. Sự được dân chúng yêu mến và nể trọng cần được phát sinh bởi một sự thân tình thiêng liêng giữa vị linh mục và các giáo dân của ngài.
Muốn trình bày một bài giảng cho khéo, vị linh mục trẻ nên học với các vị đàn anh, các bậc thầy đã dày kinh nghiệm trong lãnh vực văn chương, các ngài đã biết mặc cho các tư tưởng của mình một chiếc áo bình dân. Ðiều này đòi hỏi nhiều người, sau khi đã học được các nguyên tắc, còn phải dành nhiều cố gắng và kiên trì học tập mới có thể làm được. Muốn thế, điều cần phải làm là nói những câu ngắn gọn. Cứ xem các trẻ em và những người bình dân, ít học, họ trình bày tư tưởng của họ thế nào và họ cấu trúc các câu nói của họ ra sao. Các đại chủng sinh nên học viết hoặc nói một câu cho khéo bằng bốn câu thật ngắn gọn, vì biết rằng: các thính giả không những thích nghe các câu ngắn hơn, mà họ còn dễ nắm bắt được điều mà người khác nói với họ. Nếu ta phải ngỏ lời với một cử tọa trí thức hơn thì ta phải trình bày những ý tưởng đã được suy tư kỹ lưỡng và trình bày bằng ngôn ngữ cao hơn, trí thức hơn.
Khi trích dẫn những bản văn Kinh Thánh, ta phải hết sức cẩn thận. Không phải cứ trưng dẫn cho thật nhiều các câu Kinh thánh, chồng chéo lên nhau là một điều hay, nhưng ta phải chọn lựa cẩn thận, khôn ngoan các câu đó, hầu mang lại kết quả tốt. Các câu Kinh Thánh đó có thể đánh động trí khôn và trái tim người nghe, bằng cách trình bày những ý tưởng cao siêu và trọng lượng của các văn bản đó.
Còn các câu truyện kể thì cần kể cho có mầu sắc, gợi cảm, nhưng đừng rơi vào kiểu con nít. Các dụ ngôn của Chúa Giê-su có thể là những ví dụ điển hình nhất. Câu truyện Ðức Giê-su cho La-gia-rô sống lại, như lời kể của Thánh Gio-an thật sống động biết bao !
Cung giọng cần phải được thay đổi, đừng đơn điệu rề rề từ đầu đến cuối. Lời giảng cần được thấm nhuần niềm vui, chững chạc, ấm áp, nhưng không chút ủy mị. Làm ra bộ thống thiết sẽ là điều chướng tai gai mắt, nếu quả có cảm kích xúc động thực sự thì cần phải tự nhiên. Như thế mới có kết quả cuốn hút. Vậy câu nói: “Pectus est quod disertum facit” là luôn luôn đúng.
Vị giảng thuyết chỉ có thể dẫn đưa giáo dân đến sự sống nội tâm, nếu chính ngài có đời sống nội tâm thực sự. Muốn thế, ngài phải chuyên chăm trong việc suy niệm và tập cho mình quen bình tâm lại trong mọi tình huống của cuộc sống đời thường. Làm như thế, ngài có thể đem lại cho bài giảng của mình một sự ấâm áp mà xã hội tục hóa và lạnh lùng của ta hiện đang cần đến.
CẦN QUAN TÂM ÐẾN NỖI KHỐN QUẪN CỦA NGƯỜI GIÁO DÂN
Thường thì ta không mấy thích đi lại với người nghèo, người mù, những người bất hạnh, những kẻ tật nguyền. Nguyên trông thấy họ là đã đủ ớn rồi.
Nhưng Chúa Giê-su đã tuyên bố tại hội đường Na-da-rét:
“Thần Khí Chúa ngự trên tôi,
vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi,
để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn.
... cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha,
cho người mù biết họ được sáng mắt,
trả lại tự do cho người bị áp bức... (Lc.4,18)-
“Thầy chạnh lòng thương đám đông” (Mc.8,2)
Linh mục là người quan tuyên cáo của Ðức Giê-su. Chính vì thế mà ngài phải quan hệ thân tình với dân chúng và quan tâm đến cảnh khốn quẫn của họ trên bình diện trần thế hay trên bình diện thiêng liêng. Cảnh khốn quẫn thiêng liêng lại là điều tệ hại hơn. Tuy nhiên, nhiều khi những thử thách cuộc đời này lại là cớ gây nên sự sụp đổ thiêng liêng.
Khổ đau bất cứ thuộc lãnh vực nào đều có được âm vang trong trái tim của Ðức Giê-su. Ngài đã đi tìm và chữa lành mọi tật nguyền của con người. Mọi trái tim thối chí, xót xa, đau khổ, đều làm cho Ðức Giê-su phải mủi lòng. Thế nên, Ngài cũng đòi hỏi từ phía các linh mục cũng phải có thái độ như Ngài bằng cách treo gương sáng, biết khéo xử trong lời nói cũng như trong việc làm. “Hãy đi và học điều này: Ta muốn lòng nhân từ chứ không muốn hy lễ”. Ngài đã nghiêm khắc lên án vị tư tế đi ngang qua một người ngoại kiều bị thương mà lòng lạnh như tiền. Chớ gì tinh thần của Ðức Giê-su trở thành khuôn vàng thước ngọc cho chúng ta. “Thầy đã làm gương cho anh em”. Ngài đã nhắn nhủ các môn đệ của Ngài như thế.
Kiểu nói “Chúa thăm viếng” một gia đình nào đó khi họ gặp khổ đau hay khi có người trong gia đình ngã bệnh nặng. Thiên chúa “thăm viếng” con người khi sự đau khổ gõ cửa trái tim của họ để kêu gọi họ trở về với Người, để họ ăn năn trở lại hoặc để mời gọi họ tỏ lòng nhân ái yêu thương đối với người anh em nào của họ đang lâm cảnh khổ đau khốn quẫn. Ðó là cách ta hiểu đời sống linh mục có ý nghĩa như thế nào.Vì thế, vị linh mục cần phải tập cho mình quen thuộc với mầu nhiệm khổ đau. Ngài phải coi việc thi hành đức bác ái đối với nhữ ng ai đang đau khổ như là di sản thánh thiêng của Thầy chí thánh để lại.
Ðừng để bài giảng của ta thành nên như bánh ngọt cho những người khỏe ăn hoặc thành một điều khoái chí cho lỗ nhĩ của người trí thức và cũng đừng có kiểu nói cứng rắn, lạnh lùng như một bài dạy học uyên bác; nhưng trái lại, khi giảng, vị giảng thuyết hãy tỏ ra biết thông cảm, ủi an và nhanh chân chạy đến cứu giúp những người đang cần đến sự giúp đỡ của ngài. Ðây là điều cần phải làm, nhất là vào thời đại của chúng ta, hiện có biết bao linh hồn đang bị thử thách hoặc đang ngờ vực. Có biết bao người xung quanh chúng ta đang phải vất vả vật lộn để có được miếng cơm manh áo. Họ đang phải lo cho những nhu cầu cấp bách của cuộc sống. Vậy điều gì sẽ xẩy ra, nếu vị linh mục không treo gương sáng bằng một cuộc sống giản dị, khiêm tốn. Nhà ở của ngài cũng phải đơn sơ và “đạm bạc”. Ngài luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người, tiết kiệm khi phải chi tiêu cho chính bản thân. Vậy, nhất là trong thời đại này, ta cần phải để mắt coi và để trí khôn quan tâm đến những thiếu thốn vật chất và thiêng liêng của dân chúng. Nếu vị linh mục sống thân tình và gần gũi với dân chúng bằng tư tưởng cũng như bằng trái tim và nếu ngài để cho sự gần gũi này thành ngôi sao dẫn đường cho các hoạt động của ngài thì những lời nói của ngài trên tòa giảng sẽ có sức mạnh ấm áp giống như sự ấm áp của Thầy chí thánh khi Ngài ngỏ lời từ trên núi.
NGÔN NGỮ CỦA TRÁI TIM VÀ CHẤT THƠ
“Tâm tình đạo đức và chất thơ có thể đi đôi với nhau bởi lẽ: thơ phú chứng thực cho sự phong phú trí thức của một dân tộc và làm chứng cho sự sâu sắc tình cảm của dân tộc ấy. Cứ đọc những tác phẩm thi ca của một thời đại lịch sử nào đó, ta có thể đánh giá được sự cao cả và giá trị trí thức của thời đại đó. Qua các sáng tác thơ văn này mà một dân tộc có thể ghi dấu ấn cá tính của dân tộc mình, đồng thời cũng để lại những dấu vết hiển nhiên của những khổ đau, những niềm vui và nhữøng chiến thắng của mình”
Những lời đánh giá trên đây của một nghệ sĩ có thể vén màn cho ta thấy vai trò quan trọng của chất thơ trong các sách Kinh thánh có tính cách khải huyền cũng như sự quan trọng của chất thơ khi ta loan truyền Lời Chúa cho những người hiện sống trên thế giới ngày nay..Vào một thời điểm nào buồn tẻ và thiếu niềm vui, ai mà lại không ao ước có được một làn gió của chất thơ cũng như một sự trân trọng thi ca thổi qua các bài giảng của chúng ta? Ở đây ta không bàn về các vần thơ cũng như các bài thơ, nhưng chủ yếu điều ta muốn đó là ta có được một tâm hồn để chiêm ngắm, nắm bắt, cảm nghiệm và sống nhữøng điều cao quý nhất, dưới hình thức cao quý nhất của chúng. Và đây chính là sự khao khát nhất của các tâm hồn vào những thời điểm tràn ngập niềm vui.
Tâm hồn của vị linh mục cũng cần phải để cho làn gió chất thơ này đi qua và từ trên thổi xuống. Lúc đó, trái tim ngài sẽ được in dấu sâu sắc bởi một niềm hào hứng nên thơ làm con nguời xúc động xuyên qua các Thánh vịnh, các dụ ngôn của Chúa Giê-su, các viễn tượng của các ngôn sứ và tất cả những điều này đôi khi ghi dấu ấn vô cùng sâu sắc trong tâm khảm của chúng ta.
Lúc đó, vị linh mục sẽ hiểu được vẻ đẹp trong cấu trúc của kinh Lạy Cha, kinh đã được kết cấu trên đỉnh núi cao thầm lặng, khi tâm hồn Ðức Giê-su nhìn thẳng vào bản tính Thiên Chúa siêu việt rồi dần dần hạ xuống nhìn xem những khổ đau và những hiểm nguy đang đe dọa dân chúng.
Rồi trái tim của vị linh mục sẽ nắm bắt được chiều sâu và vẻ huy hoàng của Kinh Ave maris Stella. Ngài cũng cảm nghiệm được sự đau đớn hối cải và niềm hy vọng đổi mới của Thánh vịnh Miserere mei. Rồi vị linh mục liền nhớ ra lời mời gọi của Thánh Phao-lô Tông Ðồ :
“Hãy cùng nhau đối đáp những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca do Thần Khí linh hứng; hãy đem cả tâm hồn mà ca hát chúc tụng Chúa”(Ep.5,19), để, dưới sự hướng dẫn của ơn Chúa trái tim anh em được bộc lộ ra trong Chúa và để anh em khuyên bảo dạy dỗ nhau : “Ước chi lời Ðức Ki-tô ngự giữa anh em thật dồi dào phong phú. Anh em hãy dạy dỗ khuyên bảo nhau với tất cả sự khôn ngoan. Ðể tỏ lòng biết ơn, anh em hãøy đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa, những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do Thần Khí linh hứng.” (Cl.3,16).
Những lời của Thánh Phao-lô trên đây đã chẳng gợi cho thấy điều mà ngày nay, người giáo dân đang có nhu cầu khẩn trương được nâng lên cao và được gợi hứng bởi những lời khuyến khích phát xuất từ tâm hồn và trái tim của vị linh mục hay sao ?
Chính trong những thời điểm quan trọng nhất mà lời giảng không được coi nhẹ kiểu nói đầy chất thơ.
Nếu quả thật chất thơ đó là dấu hiệu của ơn Chúa Thánh Linh, thì chắùc chắn nó sẽ đem lại nhiều kết quả kỳ diệu. Khi Thánh Phao-lô và Sila đã bị đánh đòn tại Phi-líp, vì hai ngài đã kiên trì trong đức tin và ban đêm trong tù ngục tối tăm, cho dù mình mẩy dính đầy máu, hai ngài đã hát lên những bài thánh ca tạ ơn và tri ân. Các bài hát này đã làm phấn khởi tâm hồn bao người nghe và đã gây ấn tượng mạnh nơi họ đến độ họ đã xin trở lại cả. (Cv.16,19 và tiếp theo)
Thánh Gio-an Kinh khẩu, vị Thánh bổn mạng của các vị giảng thuyết đã nói: “Vị linh mục cần được thấm nhuần tinh thần của Thánh Phao-lô”, nghĩa là: ngài phải giầu tình cảm, có nhiều chất thơ do xúc cảm gây nên. Ngài còn phải học với Thánh nhân điều này là: dậy dỗ và răn đe các giáo dân thì chưa đủ, nhưng còn phải làm cho giáo dân thưởng thức được tất cả những gì là dễ thương, là cao cả, là xinh đẹp trong đạo thánh của ta… Vị linh mục cũng không lạc lõng, nếu trong những giờ suy niệm, ngài cũng đã cảm nghiệm được sơ sơ điều mà “chưa mắt nào đã được thấy, chưa tai nào đã được nghe, chưa trái tim con người nào đã cảm nhận được”. Cứ xem Thánh Phao-lô, ngài đã ao ước biết bao đem vào lời nói của con người một làn gió đem lại sự hào hứng và sự nhiệt tình của trái tim ngài.
Ðã có một tác giả đã nhận xét về Thánh Phao-lô như sau:
“Mỗi lời nói của ngài đều nóng bỏng và đầy sức sống. Ngoài ra, ngài còn có rất nhiều rất nhiều đặc ân mà ngài đem ra phân phát cho mọi người. Kiểu phát biểu của ngài rất đa dạng và phong phú, từ chỗ trang trọng sâu sắc đến chỗ xúc động thực sự, từ chỗ bất bình khó chịu đến chỗ “giận dữ thánh”, từ chỗ yêu thương tha thiết đến chỗ thuyết phục thân mật; lời nói đầây mầu sắc, đượm mầu chiến thắng vinh quang, kể cả những than trách buồn phiền, những cảm thông sâu sắc và đôi khi cũng thực sự có tính cách hăm dọa.”
Vậy, ai lại không cảm thấy hứng khởi bởi những kiểu nói đó và vị linh mục nào lại không bị cuốn hút bởi những điều này, vị linh mục nào lại không đem ra chia sẻ và chuyển giao cho các giáo dân của mình những kho tàng của trí tuệ và niềm vui ấy của trái tim? Và điều này chỉ có thể đạt được một cách từ từ, từng bước một, tùy thời gian, tùy hoàn cảnh, nhưng luôn với sự khôn ngoan và chờ lúc thuận tiện.
Ðó chính là cách xử sự của Ðức Giê-su khi Ngài trình bày những dụ ngôn, khi giảng từ trên núi, khi đi trên đường đến Em-mau. Trên con đường bụi bặm đó, Ngài bắt đầu gợi chuyện bằng một kiểu nói thân tình, một câu hỏi xã giao, rồi thăm hỏi tình nghĩa; sau đó câu chuyện trao đổi thân mật đó mỗi lúc một sâu sắc hơn bằng những hình ảnh, những ý nghĩa, những sắc mầu đến độ những người nghe phải thốt lên: “Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?” (Lc 24,31)
Vậy, liệu tôi có khả năng ít ra là đem lại cho thính giả cảm nhận được một chút chất thơ từ trên tòa giảng chăng?
Bài giảng không bao giờ nên có tính cách nhân tạo, tuy nhiên nó luôn phải giống như một tác phẩm nghệ thuật- không có tính cách như một buổi diễn nhạc kịch, nhưng nó nên giống như một bài ca dân gian đượm tâm tình chân thành. Bài giảng phải trong sáng, phải phát xuất từ trái tim và phải dẫn về thiên đàng như một lời mời gọi “Sursum corda” (Hãy nâng tâm hồn lên) đích thực và vui tươi. Mong sao bài giảng là kết quả của đời sống nội tâm của vị linh mục, kết quả của việc nghiên cứu, học hỏi, rút ra từ lòng dân, kết quả của sự ưu ái, của sự cầu nguyện và việc làm của ngài.
|