30. XI. LỜI CHÚA: GƯƠM CỦA THẦN KHÍ (Ep.6,17)
Thánh Phan-xi-cô Át-xi-di đã rất trân trọng việc giảng dạy.
“Chúng ta phải tôn kính và tôn trọng các nhà thần học và tất cả những vị rao truyền Lời Chúa vì các vị đó là những người ban phát Thần Khí và sự sống siêu nhiên”.
Vị Thánh Tổ Át-xi-di đã nói như thế. Ðây quả là một chứng tá cho vai trò quan trọng vô song của việc rao giảng. Việc rao giảng, theo Thánh Phan-xi-cô Át-xi-di, phải đem lại cho ta Thần Khí và sự sống.Việc rao giảng phải chuẩn bị lòng tín hữu hầu lãnh nhận những chân lý vĩnh cửu mang lạisự sống. Rao giảng Lời Chúa cách sống động chắc chắn sẽ dẫn đưa đến sự sống trong Ðức Ki-tô, như lời khẳng định của Thánh Phao-lô:
“Chính tôi đã sinh ra anh em, nhờ Tin Mừng” (1 Co.4, 15)
Ðiều này có nghĩa là: với tính cách là người loan báo chân lý đem lại sự sống, Thánh Phao-lô đã trở thành người cha thiêng liêng trong chân lý. Quả vậy, tác vụ rao giảng thật quan trọng biết bao !
Vị giảng thuyết phải làm thức tỉnh đời sống thiêng liêng nơi nào nó đang chết dần chết mòn. Ngài phải làm sống lại những sinh lực đang sắp tàn. Ngài phải đem lại việc chia sẻ thân tình vào đời sống ân sủng của thân thể mầu nhiệm Ðức Ki-tô. Và cuối cùng, ngài phải biến đời sống ân sủng trở thành việc chuẩn bị cho đời sống vĩnh cửu vinh quang.
Vị Tông Ðồ các dân tộc đã nhấn mạnh đến vai trò vô cùng quan trọng của việc rao giảng :
“Quả vậy, ngài viết, Ðức Ki-tô đã chẳng sai tôi đi làm phép rửa, nhưng sai tôi đi rao giảng Tin Mừng.” (1 Co. 1,17). Thực ra, Thánh Phao-lô đã không có ý làm giảm vai trò quan trọng của bí tích Thánh tẩy, nhưng ngài chỉ muốn nhấn mạnh đến chứng tá vinh quang của việc làm tông đồ bằng việc rao giảng. Có lúc, ngài đã kêu lên :
“Khốn thân tôi, nếâu tôi không rao giảng Tin Mừng!”. (1Co. 9,16). Ngài lấy làm vinh dự vì đã được tham dự vào việc “loan báo cho các dân ngoại Tin Mừng về sự phong phú khôn lường của Ðức Ki-tô” (Ep.3,8). Ðó là những cảm nghĩ của Thánh Tông Ðồ. Vậy, thiết nghĩ, có thể gởi đến tất cả các vị linh mục lời dặn dò đầy nhiệt tình do một tâm hồn nóng bỏng đầy nhiệt huyết, mà Thánh Phao-lô đã gởi đến cho Ti-mô-thê:
“Trước mặt Thiên Chúa và Ðức Giê-su Ki-tô: hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ. Thật vậy, sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh. Phần anh, hãy thận trọng trong mọi sự, hãy chịu đựng đau khổ, làm công việc người loan báo Tin Mừng” (2 Tim.4,1-5)
Quả thực, vị giảng thuyết có một vị trí rất cao trọng trong Nước Thiên Chúa: ngài vừa là người hướng đạo, vừa là người cổ võ cho đời sống thiêng liêng -ngài lại là người chủ chăn dẫn đưa đàn chiên đến những đồng cỏ của Ðức Ki-tô. Ngài là người canh giữ tường thành Xi-on, luôn trong tư thế sẵn sàng chống lại những quyền lực của tối tăm; đồng thời ngài cũng là một thày thuốc chữa các bệnh tật của thời ngài.
Có biết bao vị linh mục ưu tú đã phải e sợ, xét lại bản thân và công việc của mình xem mình đã đáp ứng đủ những đòi hỏi của tác vụ rao giảng chưa... Các ngài đã phải cầu nguyện và lao nhọc biết bao để có thể trở thành những người tuyên cáo đắc lực của Vua chân lý. Và rồi, còn phải kể đến: bao nhiệt tình, bao âu yếm, bao sức mạnh thuyết phục, bao lòng mến chinh phục đã tiết ra từ những bài nói chuyện, những lời khuyên răn cách đơn giản của các vị giảng thuyết mà trái tim và những ước vọng hoàn toàn tận hiến làm theo ý của Ðấng Chăn Chiên nhân hậu.
Ðúng thế, toàn bộ đời sống nội tâm của vị linh mục, những suy niệm sốt sắng thầm lặng của ngài, tất cả đều đã tràn ngập bài giảng của ngài. Thông qua bài giảng, ngài phân phát cho các tín hữu những kết quả, những hoa trái của các nghiên cứu học hỏi của mình, ngài chia sẻ cho các thính giả những kinh nghiệm mà chính ngài đã cảm nghiệm được trong chính cuộc sống nội tâm của mình. Lời của vị giảng thuyết sở dĩ có được sự hấp dẫn và có đánh động được ai, đó là nhờ tính nhạy cảm phong phú của vị linh mục. Những lời khuyên bảo của ngài có được tính cách thực tế, đó là nhờ việc ngài quan hệ tốt với các tâm hồn và gần gũi với cuộc sống đời thường của người giáo dân. Và những người nghe giảng liền nhận ngay ra rằng: chúng tôi quả đã gặp được một vị hiểu biết chúng tôi. Những người đơn sơ nhỏ bé nhất cũng có thể nhận ngay ra rằng: vị linh mục đó đã biết lời của Ðức Giê-su :
“Chúa đã xức dầu tấn phong tôi để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn” (Lc.4,18).
Các vị giảng thuyết này thực sự đã có thể thực hiện được lời của thánh Phan-xi-cô là: “các ngài đã phân phát thần khí và sự sống”. Vậy liệu chúng ta đã cầu nguyện đủ để các vị giảng thuyết cho thời đại chúng ta được ơn đó chưa ?
Các vị giảng thuyết còn phải quan hệ mật thiết với giáo dân của mình nữa. Về vấn đề này, Cha Roesler đã có ý kiến như sau :
“Vì lý do nào mà có nhiều vị giảng thuyết, cho dù ăn nói chững chạc, nhưng đã không mang lại được nhiều kết quả? Ðó là vì: thói quen và thiếu sức sống. Có nhiều vị lấy tài liệu từ tập sách bách thảo của thư viện hoặc từ các sách dạy hùng biện rồi đem ra giảng cho giáo dân, thay vì các ngài giảng những chân lý chính các ngài đã sống, những chân lý được phát triển nhờ ánh sáng mặt trời của tình yêu Chúa và như thế, những chân lý đó thật tươi mát. Ðiều các ngài thiếu sót, đó là: các ngài chưa hiểu được những tiếng đập của trái tim người giáo dân.”
Ðây quả là ý kiến hay của một vị Tu sĩ.
RÕ VÀ RÀNH MẠCH
Khi trao tác vụ đọc sách, Ðức Giám mục khuyên các tiến chức :
“Khi đọc sách thánh, các con hãy đọc cho rõ và rành mạch, sao cho các tín hữu có thể hiểu được đoạn sách đang đọc và được ích lợi bởi bài sách đó” [1]
Khi đọc, phải đọc cho rõ, cho nhịp nhàng, cho xứng đáng; đọc rõ những từ chính yếu, đọc sao cho sốt sắng, đạo đức; tránh kiểu cách. Ðọc thế nào để người nghe được ích lợi như do một bài giảng. Ðọc đúng các bài đọc và các lời kinh nguyện; đó là một nghệ thuật cần phải luyện tập mới đạt được. Và đây cũng là cách tốt nhất để sau này giảng cho rõ. Phần đông các vị giảng thuyết giảng quá nhanh, kết quả là người nghe không nắm bắt kịp những tư tưởng đạo đức mà họ chưa quen, chưa hiểu.
Trái lại, nếu ta đọc thong thả, ngắt quãng đều đặn thì việc hiểu biếât được dễ dàng hơn. Ta đọc các văn kiện Tòa thánh, hoặc thư chung của các Giám mục giáo phận, hoặc của Hội Ðồng Giám Mục như thế nào? Ðôi khi người nghe có cảm giác là ngừơi đọc cũng chưa xem trước, chưa dọn trước. Nếu các vị đã dọn trước thì khi đọc đâu có vấp váp... Ðọc thư chung thay vì bài giảng, linh mục đỡ phải dọn... Các vị đó quên rằng: Ðọc thư chung cũng đòi hỏi phải dọn trước, phải quán triệt trước. Ngoài ra, còn phải đọc cách khéo léo như khi phát biểu chính tư tưởng riêng của bản thân. Nhưng cũng có những vị đã dọn trước, đã nghiên cứu trước kỹ càng. Các vị đã đọc đi đọc lại nhiều lần, đã ghi những câu quan trọng nhất, những từ chính yếu và đã chuyển giao cho các tín hữu các giá trị, với cố gắng hết sức mình.
Khi đọc, ta nên tránh cúi xuống sách và quên ngẩng đầu lên trên đoạn sách, vì làm thế tiếng phát ra sẽ bị nghẹt và người nghe không nghe rõ được. Và nếu muốn nghe, họ phải rán hết sức. Nếu người đọc thoải mái hơn, nắm vững được điều mình đọc và mắt không dính chặt vào sách thì người nghe có khả năng hiểu dễ hơn. Nếââu người đọc cứ đọc với giọng đều đều một giọng mà không nhấn mạnh một từ nào, thì người nghe ít được ích lợi.
|