MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Dặc Sủng Của Đời Linh Mục: 29. Không Nên Quá Tầm Thường Ðể Không Thể Bay Bổng Lên
Chủ Nhật, Ngày 15 tháng 2-2009

29. KHÔNG NÊN QUÁ TẦM THƯỜNG ÐỂ KHÔNG THỂ BAY BỔNG LÊN

 

Người ta nói: trong mỗi người đều có hai tâm hồn: một tâm hồn đưa con người lên cao, còn tâm hồn kia lại kéo con người xuống; một cái đầy khát vọng thiêng liêng còn cái kia thì lại đầy ứơc ao vui thú. Cũng thế, có một sự khác biệt sâu sắc giữa các cảm xúc ty tiện và những cảm tình cao thượng. Một trong những nét đặc trưng dễ yêu nhất của diện mạo Ðức Ki-tô lại đã không phải là cái nhìn rộng rãi, hoàn toàn vô tư lợi, luôn quên mình và luôn cắt nghĩa theo chiều hướng bao dung đó sao? Và những cảm tình như thế đã làm được bao điều cao quý và có tính cách chinh phục biết bao !

Trái lại, người nào hay mủi lòng, hay giận hờn thì đáng buồn biết mấy! Từ đâu người đó lại hay tỏ ra bực bội, khó chịu, ác cảm. Tại sao người đó lại hay chỉ trích, nặng nề và luôn cắt nghĩa mọi chuyện theo chiều hướng xấu? Nếu điều này xảy ra nơi vị linh mục thì thật đáng buồn gấp đôi đấy! Giả như ngài biết được mình đã làm hư sự bao nhiêu chuyện và cũng đã gây tổn thương cho chính bản thân mình nữa.

Vị linh mục nào có một sự tân tâm thực sự, không tìm tư lợi cho chính mình, ngài bỏ qua những lời dị nghị, chỉ trích mất lòng mình màø coi như không nghe thấy gì cả, thì vị đó sẽ có được một tâm hồn tự do, thoải mái, tươi vui, đồng thời ngài cũng sẽ gây được ảnh hưởng vô cùng lớn lao đối với những người chung quanh.

 

NHỮNG ÐIỀU MÀ NHỮNG NGƯỜI GIÁO DÂN KHÔNG SẴN SÀNG BỎ QUA

 

Các giáo dân có một sự tế nhị tự nhiên, họ có con mắt sáng suốt tinh tường để nhận ra ngay vẻ cao quý của một vị linh mục thánh thiện, sống đúng theo ơn gọi của mình và không có tham vọng nào lớn hơn là được trở thành một vị chủ chăn đích thực của các linh hồn, theo gương Chúa Giê-su và theo lòng Người mong ước.

Nhưng, đàng khác, họ cũng rất nhạy bén, sáng suốt nhận ra một số sai sót trái với tinh thần linh mục. Xin cho phép được đan cử ra đây một vài ví dụ cụ thể.

Trước hết phải kể đến sự tham lam tiền bạc và sự hà tiện. Sau là sự bỏ bê, không thăm viếng kẻ liệt, những người lâm trọng bệnh, những người liệt giường, liệt chiếu.

Sau đó, còn phải kể đến :

- sự cục cằn,

- tính làm biếng,

- ít siêng ngồi tòa,

-            không trong sáng, không trong sạch, hoặc có những  hành  động luân lý đáng nghi ngờ,

- thiếu sự tôn trọng  trước Nhà Tạm, nơi Chúa ngự,

- thiên tư, hành sử theo cảm tính, theo thiện cảm hay ác cảm,

- ngại tiếp xúc với các thiếu nhi.

Trong tất cả những việc này, không những ta phải tránh phạm lỗi mà còn phải tránh mọi nghi ngờ là ta đã phạm lỗi nữa, nói cách khác, ta cần tránh cả những chuyện bề ngoài xem ra như là lỗi phạm .

Xin hỏi: đâu là bí quyết để làm việc tốt trong quan hệ với các giáo dân ?

Câu trả lời: đó là sự thành thực. Thành thực trong các nhân đức, thành thực trong tinh thần hi sinh.

Trong cơn mưa rào, làm sao ta tìm được lời trấn an ?

Làm sao để khuyến khích những kẻ nhát đảm ?

Làm thế nào để đưa những người đang bất hòa trở về làm hòa vơi nhau ?

Làm sao xoa dịu những trái tim bị thương tích ?

Những lời giảng dạy về đời sống nội tâm sẽ giúp ta tìm được những câu trả lời thích đáng. Ngay cả những người đã xa rời Giáo hội cũng ao ước, một ngày nào đó, gặp được những tâm hồn linh mục như thế.

Ta hãy nhìn lên Chúa Giê-su xem Người đã làm gương cho ta thế nào. Louise Hensel đã viết như sau :

“Tôi luôn phải đọc đi đọc lại Sách Thánh để xem Chúa đã tốt lành như thế nào. Người không hề giả tạo, hoặc lừa dối.  Người đã mời gọi các trẻ em đến với Người; Người nhìn chúng  với cái nhìn đầy âu yếm; Người đã ẵm chúng trong tay và ôm chúng vào lòng. Người đã yêu thương và chữa lành những bệnh nhân như thế nào. Và Người đã gọi những kẻ bé mọn và nghèo hèn là bạn của Người. Ðoàn chiên mà Cha Người đã trao phó, Người đã chăn dắt một cách nhân từ. Người đã giang tay để đón tiếp mọi người và lôi kéo họ đến với trái tim của Người”.

 

TÂM HỒN NGƯỜI BÌNH DÂN VÀ TIẾNG HÁT TẠïI NHÀ THỜ

 

Chương sách này có tựa đề: “Phục vụ các linh hồn”.

Mồi trang trong chương này đều nhằm đến sự giáo dục   để có được tâm hồn bình dân.

Vị linh mục có nhiệm vụ :

- giảng dạy,

- dẫn dắt giới trẻ,

- làm mục vụ, phục vụ giáo xứ, lo cho từng cá nhân, lo việc bác ái,

- lo việc phụng tự, tôn thờ Thiên Chúa, Ðấng tối cao và phục vụ các linh hồn.

 

Trong các ngày tĩnh tâm, với lòng yêu mến đặc biệt, cần chú trọng đến các giờ kinh phụng vụ, nhất là kinh ngày chúa nhật, ngày mà phần đông tín hữu ngưng các hoạt động khác để nghỉ ngơi và bồi dưỡng sau một tuần lễ làm việc mệt nhọc, bận bịu.

Tôi đã có dịp trình bày về sự hấp dẫn và tính cách huyền nhiệm của phụng vụ và kết quả của phụng vụ là bao ơn phúc và niềm vui.

Nay chỉ xin nói về thánh ca.

Trong những lần đi ban phép Thêm sức, người ta đã hỏi tôi về vai trò của cha xứ và trách nhiệm của ngài đối với các bài hát trong nhà thờ.

Về điểm này, tôi có ý kiến như sau :

Cho dù các ca đoàn có hát hay đến đâu và các ca trưởng  cũng đã hết sức nhiệt tình lo việc Chúa, cho dù ai nấy đều trân trọng việc hát hay và âm nhạc thánh thì việc chịu trách nhiệm chính trong việc điều hành việc hát xướng trong nhà thờ vẫn đặt trên vai các vị có thẩm quyền; nói cụ thể: đó là trách nhiệm của Ðức Giám mục Giáo phận, và trong giáo xứ, đó là trách nhiệm của cha chính xứ với tư cách là “rector ecclesiae”. Vì thế ta không có thể làm điều gì trái với giáo luật (CIC cũ, khoản 1260). Người điều khiển ca đoàn hoặc người chơi đàn mà lại không tuân theo sự chỉ đạo của cha xứ là điều không thể chấp nhận được. Chính ngài có trách nhiệm tổng quát và bao trùm mọi hoạt động trong lãnh vực phụng tự.

Thánh Giáo hoàng Pi-ô X đã ra chỉ thị trong “Tự sắc” ngày 22 tháng 11 năm 1903 như sau :

“Âm nhạc trong nhà thờ là một phần không thể tách ra khỏi việc phụng vụ trọng thểâ và như thế, đềâu được góp phần vào việc thực hiện mục đích duy nhất của việc phụng tự, đó là làm vinh danh Chúa và đem lại  ích lợi cho các linh hồn”.

Một trong những ước vọng của Thánh Giáo Hoàng Pi-ô X là các bài thánh ca được cả cộng đòan cùng hát và hát trong tiếng mẹ đẻ. Cha xứ có trách nhiệm như là “rector ecclesiae” (quản xứ), trong toàn bộ việc phụng tự tại nhà thờ của mình: sách hát và các bài hát phải được chọn sao cho phù hợp với các buổi cử hành phụng vụ, hợp với tinh thần thánh lễ và theo đúng tinh thần các mùa trong năm phụng vụ.

Cha xứ cũng có bổn phận cắt nghĩa cho giáo dân hiểu ý nghĩa các bài thánh ca để mọi người cùng hát với ca đoàn cho xứng đáng. Người giáo dân sẽ vui mừng biết bao, vào những ngày vui cũng như những ngày buồn, được cùng hát các bài thánh ca phù hợp.

 

 SỰ TIẾT ÐỘVÀ SỨC KHOẺ LUÂN LÝ CỦA CÁC GIÁO DÂN

 

Giáo Hội công giáo quả là Giáo Hội của đông đảo quần chúng. Bổn phận của vị linh mục là làm sao khi phục vụ giáo dân, ngài lo việc cứu rỗi các linh hồn và đồng thời cũng thăng tiến hạnh phúc đời này cho mọi người. Vì thế, ta không nên nhắm mắt làm ngơ trước những nguy cơ đang đe dọa đời sống đạo đức và luân lý của người giáo dân. Một trong những trở ngại lớn đe dọa đời sống người tín hữu: đó là tật nghiện rượu, hoặc thói quen “nhậu nhẹt”, say xỉn.

Trong thư gởi giáo đoàn Ga-lát, thánh Phao-lô đã kể ra những hoa quảcủa Thần Khí: (Gl.5,22-23) :

     - bác ái,

     - hoan lạc,

     - bình an.    

Thêm vào đó là :

     - nhân hậu,

     - từ tâm.

Ðó là những dây liên kết các linh hồn lại với nhau.

Còn những hoa quả như :

     - nhẫn nhục,

     - trung tín,

     - hiền hòa...

Ðây là những bảo đảm cho lòng nhân hậu.

Nhưng Thánh Tông đồ cũng đã thấy trước những nguy hiểm có thể đe dọa kho tàng quý báu của các hoa quả này và ngài đã phải lên tiếng cảnh báo, đồng thời cũng đưa ra những thành lũy bảo vệ chung quanh cây đang cho hoa quả. Thánh Phao-lô đã thêm vào đó 3 nhân đức :

     - sự tiết độ (Gl 5,23),

     - sự kiêng khem ,

     - và lòng trong sạch (X. Gl.5:24)..

Phải, cây sinh ra hoa quả là những nhân đức ki-tô cần phải được bảo vệ, che chở bằng một bức tường bao bọc, một bức tường vững chắc. Bức tường đó chính là sự tiết độ, sự kiêng khem và lòng trong sạch.

Nơi nào thiếu vòng đai bao bọc đó thì liền mọc lên những cây độc hại của sự vô độ, tính xác thịt cùng những dục vọng và đam mê làm chết nghẹt cây ân sủng. Những hoa quả của cây này bị héo khô và rễ cây cũng đều chết hết. Vậây, theo lời khuyên của Thánh Phao-lô Tông đồ, ta phải bảo vệ bức tường đó, bức tường vây xung quanh vườn của Thiên Chúa: đó là linh hồn của người ki-tô. Ðó không phải là bổn phận của chúng ta đó sao ?

Dùng tòa giảng để dạy dỗ, trình bày một cách bình tĩnh và khôn ngoan, tránh cực đoan để nói về những tai hại do việc nghiện rượu gây nên, thiết nghĩ không phải là làm hạ giá tòa giảng. Ngược lại, đó là cách giúp ta thánh hóa thân thể con người với tư cách là đền thờ của Chúa.

Sự vô độ làm phát sinh sự lười biếng. Người ta mất hứng làm việc trí thức, thân thể thì bại hoại, người lúc nào cũng mệt nhừ. Người sống tiết độ thì có một ý chí sắt đá, họ cảm thấy vui khi chống lại mệt nhọc và sẵn sàng đưa sức mạnh của mình ra thử thách. Còn người say xỉn thì lại nhu nhược, không có khả năng tập trung, thêm vào đó, ngũ quan bị kích thích vì dùng quá nhiều rượu.

Rồi người hay say xỉn đâm ra phạm một tội mà môi miệng đạo đức không dám nói tên ra. Phải, đó quả là giờ buồn thảm và lưới của cám dỗ giăng rộng để những người ưa bước chân vào tửu quán phải sa vào.

Thánh Ghê-go-ri-ô đã viết một cách rất nghiêm khắc  như sau :

“Ai ham mê uống rượu thì không phải sẽ rơi vào một tội mà người ấy trở thành nên chính tội.”

Cứ xem những phán quyết của Tòa án thì ta biết sự thiệt hại do hậu quả gây nên bởi việc say xỉn là chính xác như  thế nào. Và khi ta đọc câu truyện của ngôn sứ Ða-ni-en thì biết việc kiêng khem đem lại kêt quả tốt như thế nào. (x. Ðn.1,8...). Vị ngôn sứ trẻ tuổûi và dũng mạnh này tại đền vua lại đã không làm cho nhiều thanh niên nam nữ hay say xỉn phải xấu mặt hổ ngươi đó sao ?

Ước chi những ai có trách nhiệm với giới trẻ hãy dạy cho họ biết sự tiết độ là một ân huệ quý giá biết bao !

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
63 Đền Thánh Quốc Tế Và Quốc Gia Ở Hoa Kỳ. (2/20/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 39 (chương 344-349) (2/19/2009)
Những Hạt Châu Ngọc (22) (2/19/2009)
Những Hạt Châu Ngọc (21) (2/19/2009)
Đoàn Quân Trung Thành Của Mẹ (2/17/2009)
Tin/Bài khác
Thị Nhân Vicka Của Medjugorje Nói Chuyện Với Các Khách Hành Hương #30. (2/14/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 38 (chương 337-343) (2/14/2009)
Ngày Hành Hương Dành Cho Liên Tu Sĩ Trong Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao (2/13/2009)
Cn270: Cuối Cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Của Mẹ Sẽ Toàn Thắng (2/12/2009)
Sự Bí Nhiệm Của Chuỗi Mân Côi (2/12/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768