MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Dặc Sủng Của Đời Linh Mục: 28. Ðừng Nổi Nóng Vô Ích
Chủ Nhật, Ngày 15 tháng 2-2009

28. ÐỪNG NỔI NÓNG VÔ ÍCH

 

Tỏ ra bất bình một cách vội vàng, thiếu suy nghĩ thì quả là một điều vụng về. Nhiều người tỏ ra khó chịu khi đọc những bài báo xuyên tạc, họ giống như những cây lau, chỉ thoáng một chút gió là đã lay lắt.

Nhưng vị linh mục thì phải đứng vững như đá tảng, luôn an bình giữa những xáo trộn của đời sống xã hội.

Thỉnh thoảng ta cũng phải mời gọi các giáo dân của ta duy trì sự bình tĩnh trong khi xét đoán, nhắc cho họ biết là thời đại của chúng ta cũng không phải là xấu nhất trong lịch sử Giáo hội.

Thiên Chúa đã trao ban cho ta nhiều trợ giúp, nhiều ơn trọng đại, nếu ta so với thời kỳ có các bè rối, các nhóm đòi ly khai. Ta cũng nên nhắc cho các giáo hữu biết điều mà Ðức Ki-tô đã tiên báo là sẽ có những kẻ xấu đến để mê hoặc một cách xảo quyệt đến nỗi cả những người đã được tuyển chọn cũng có nguy cơ bị lôi kéo đến chuyện công khai bỏ đạo (xem Mt 24, 24). Chính Thánh Phao-lô cũng đã báo trước là các tà thuyết sẽ xuất hiện, điều không thể tránh được. ( x. 1 Co:11,19 )

Trước những đe dọa đó, ta sẽ chỉ cho họ thấy những nền tảng vững chắc của đức tin và những lời Chúa hứa sẽ bảo vệ Giáo hội được trường tồn. Tuy nhiên, ta cũng phải nhắc họ phải tỉnh thức và luôn đề cao cảnh giác. Ta không nên để mình bị bối rối, nhưng cần thêm lòng tín thác, tinh thần tỉnh thức và phải quyết tâm.

Thánh Âu tinh là một tấm gương sáng chói cho chúng ta. Ngài đã luôn tranh luận với những người Ma-ni-kê, Ðo-na-tít, những người theo nhóm Pê-la-gi-ô, ngài luôn chống lại những tàn dư ngoại giáo tại châu Phi, đồng thời cũng chống lại những lạc giáo thời ngài. Thánh nhân đã để lại những tác phẩm, những bài giảng trong sáng, nhiệt tình và nhẹ nhàng. Ðọc các tác phẩm đó, ta thấy có một sự quan tâm đặêc biệt của một tâm hồn linh mục, giám mục. Ngài đã quan tâm lo cho những người nghèo, những người lầm đường lạc lối. Lúc ngài hấp hối cũng là lúc thành phố nơi có Tòa Giám mục của ngài đang bị vây hãm, nhưng chung quanh ngài vẫn tỏa ra bầu khí tín thác vào Thiên Chúa.

Thực ra không thiếu những gương mẫu để ta noi theo trong thời buổi xáo trộn, loạn ly. Khi có ai đó bình phẩm, dị nghị gì về ta, thì ta hãy xin được ơn bình an nội tâm; làm thế, ta tránh được nhiều điều rắc rối vô ích.

Thomas a Kempis khuyên ta không nên để mình bị mất bình tĩnh vì những chuyện như thế.

Có những người ưa phê bình chỉ trích người khác, vì họ tự cho mình là thông minh, trí thức hơn người. Người thích phê bình chỉ trích như thế, có thể không phải là vì ghen ghét, nhưng nói đúng hơn, là vì họ thiếu giáo dục nhân bản. Họ là những người không có tính cách. Vậy tại sao ta lại phải quá quan tâm đến chuyện như thế? Làm thế chẳng là “ngốc” đó sao ?

 

 

ÁO CHỨC (ÁO THÂM CHÙNG) : NIỀM VINH DỰ CỦA LINH MỤC

 

“Áo không làm nên thày tu”. Ðúng thế! Quả thật, Ðấng Cứu Thế đã không đưa ra chỉ thị nào liên quan đến chuyện ăn mặc bên ngoài và Người đã lên án mạnh mẽ những đòi hỏi quá đáng về chuyện giữ hình thức của người Biệt phái. Ngay cả khi một người mặc thường phục hoặc khoác áo công nhân, người khác cũng có thể nhận ra được những tâm hồn trong trắng và sự cao quý tuyệt vời của người ấy. Tuy nhiên, Giáo hội vẫn đánh giá cao việc yêu quý áo chức. Vì sao? Cha xứ thuộc về giáo xứ và từ sự kiện này, giáo xứ có quyền đòi vị linh mục phải luôn tỏ ra mình là cha xứ, không những trong khi làm mục vụ mà còn cả trong những hoàn cảnh khác.

Áo chức là bộ áo đẹp nhất và vinh dự nhất trong các bộ áo. Thế giới này biết chúng ta coi trọng nó như là một dấu hiệu vinh dự. Áo chức là áo bảo vệ, giúp ta chống lại những cơn cám dỗ có nguy cơ làm ta sống buông thả. Những cám dỗ kiểu này có thể đến với linh mục, nhất là trong những dịp đi nghỉ phép chẳng hạn. Những dịp này -cho dù không ý xấu- vẫn có thể có nguy cơ làm ngài sao nhãng tính cách nghiêm túc, điều luôn gắn liền với tính cách trang nghiêm của ơn gọi chúng ta. Trong trường hợp như vậy, việc mặc áo chức có thể giữ ta khỏi sống buông thả. Mặc áo chức đòi hỏi một sự hi sinh, nhưng áo chức góp phần vào việc gìn giữ danh thơm tiếng tốt cho vị linh mục. Ngay cả khi ăn vận như người đời, người ta vẫn có thể nhận ngay ra ngài là một linh mục. Khi mặc như thế, thì có thể gây ra hiểu lầm, liệu ngài có ý đồ gì chăng... hoặc là làm một điều gì không xứng hợp với chức vụ linh mục...

Ðiều này cho thấy những chỉ thị của bề trên liên quan đến vấn đề linh mục phải ăn mặc như thế nào khi đi nghỉ phép. Vấn đề tu phục của linh mục, khi phải đi đâu đó quả là một vấn đề nghiêm chỉnh. Ai có thể chối không cho linh mục được nghỉ ngơi, được bồi dưỡng sau một năm làm việc vất vả? Ai có thể trách ngài đi tham quan những danh lam thắng cảnh, hoặc đi hành hương đến các nơi có các đền thánh, hoặc đến chiêm ngắm các tác phẩm nghệ thuật khắp nơi? Ai có thể không ưng việc linh mục có nhu cầu quan sát cuộc sống quê hương xứ sở mình về nhiều phương diện và từ nhiều góc độ khác đặc biệt ?

Nhưng, bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, ngài vẫn luôn nhớ mình là một linh mục. Quan niệm như thế sẽ vạch ra cho ngài những ranh giới rõ rệt và ta có thể đặt ra nguyên tắc sau: “Vị linh mục đôi khi có thể trở thành cớ cho người khác vấp phạm  khi ngài làm những việc người giáo dân có thể làm mà không ai ngạc nhiên hay thắc mắc gì”. Vậy, ta phải coi đây như là một nhiệm vụ phải chu toàn, ngay cả khi đi đó đây, nghĩa là: ta phải ăn vận thế nào cho xứng đáng với chức vụ của ta và luôn hành xử cho đúng đắn, nghiêm túc, luôn gương mẫu ngay cả trong những giờ phút vui vẻ thoải mái nhất.

 

“KHÔNG PHẢI CHO CHÚNG CON, VÂNG LẠY CHÚA, KHÔNG PHẢI CHO CHÚNG CON, NHƯNG CHỈ XIN CHO CHÚA ÐƯỢC HIỂN DANH”

 

Ðây là những tâm tình mà mỗi vị linh mục, sau khi rước lễ, đã có trong lúc cám ơn. “Không phải cho chúng con, vâng, lạy Chúa, không phải cho chúng con, nhưng chỉ cho Chúa được hiển danh”.

Lời khẳng định trang trọng mà ta thân thưa vào giờ cực thánh; ta không chấp nhận một tham vọng nào, một vinh dự nào cho bản thân và đây cũng là một hình thức khác để tuyên xưng: vinh danh chỉ dành riêng cho Chúa thôi.

Mọi linh mục chắc chắn phải bảo toàn danh dự cho chức vụ mình cũng như danh dự cho chính bản thân. Nhưng việc đi tìm kiếm vinh dự  bất cứ dưới hình thức nào, từ nơi quần chúng, tìm  để được khen ngợi lại là một điều  đáng khinh.

Vậy ta nên hài lòng với sự quý mến mà người ta dành cho bất cứ ai chu toàn bổn phận một cách có lương tâm, vô tư, đơn giản và bác ái.

Ðây phải là chương trình hoạt động mỗi khi ta bước xuống khỏi bàn thờ, chương trình đóng dấu ấn vào mọi việc ta sẽ làm trong ngày.

Ðây chính là lý do mà vào năm 1928, đại hội các linh mục Tổng giáo phận Freisingen đã công bố một bản phản kháng công khai -rất được công chúng đồng tình- chống lại một số bài báo quá đáng, vì các bài báo này vào những dịp ngân khánh hoặc dịp các lễ mừng có tính cách mục vụ như dịp thuyên chuyển các cha xứ, dịp các ngài về hưu, dịp mừng sinh nhật... thì thường có những bài báo tán tụng cá nhân quá trớn. Những dịp tôn vinh như thếâ đã gây những điều khó xử cho chính các đối tượng được tôn vinh vì chúng sặc mùi thành kiến thiên vị.

Cũng nên nên ghi nhận thêm điều này: vị linh mục cũng nên nhận ra rằng: có bao người thuộc thành phần nghèo khó, không có công ăn việâc làm, họ là những người vô danh, không được ai đếm xỉa tới; nhưng họ lại có những tâm tình cao quý, có tinh thần hi sinh, dũng cảm, họ làm việc bác ái kín đáo, âm thầm. Những điều không có báo nào đề cập tới và những việc này chỉ được ghi vào sổ hằng sống, chờ ngày được lãnh phần thưởng đời đời. Và khi vị linh mục  cảm nghiệm được điều này  thì ngài thực sự cảm thấy chán ngấy mọi hình thức tôn sùng cá nhân.

Vị linh mục có tâm hồn thực sự cao thượng thì chỉ quan tâm đi tìm làm vinh danh và yêu mến Thiên Chúa và ngài không ao ước gì khác ngoài việc phục vụ và giúp đỡ các linh hồn.

Ðức cha Hettinger đã nói với các linh mục mà ngài vừa phong chức cho như thế này :

“Vị linh mục nào càng tránh, không đi tìm để được giáo dân yêu mến thì vị đó lại càng được giáo dân yêu mến và trân trọng hơn”.

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
63 Đền Thánh Quốc Tế Và Quốc Gia Ở Hoa Kỳ. (2/20/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 39 (chương 344-349) (2/19/2009)
Những Hạt Châu Ngọc (22) (2/19/2009)
Những Hạt Châu Ngọc (21) (2/19/2009)
Đoàn Quân Trung Thành Của Mẹ (2/17/2009)
Tin/Bài khác
Thị Nhân Vicka Của Medjugorje Nói Chuyện Với Các Khách Hành Hương #30. (2/14/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 38 (chương 337-343) (2/14/2009)
Ngày Hành Hương Dành Cho Liên Tu Sĩ Trong Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao (2/13/2009)
Cn270: Cuối Cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Của Mẹ Sẽ Toàn Thắng (2/12/2009)
Sự Bí Nhiệm Của Chuỗi Mân Côi (2/12/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768