27. ÐÁNH GIÁ ÐÚNG KHẢ NĂNG CON NGƯỜI
Trong lãnh vực khoa học, kỹ thuật, chính nhờ quan sát tài tình mà con người đã có được những khám phá và phát minh vượt bậc. Trong các ngành về khoa tâm lý học cũng vậy, chính nhờ những quan sát mà con người mới có được những tiến bộ quan trọng. Vậy câu hỏi được đặt ra: trong lãnh vực đời sống luân lý và xã hội, liệu điều tương tự đó có thể xảy ra không ?
Ðiều phải nói: đối với mỗi người và đặc biệt, đốùi với các linh mục, vẫn còn nhiều việc phải làm. Mỗi trường hợp là một trường hợp ta phải xem xét và ứng xử một cách đặc biệt. Ðiều này mỗi vị linh mục đều biết, sau mỗi lần xét mình riêng. Ngài cũng biết có những điều bất ngờ xảy ra do tính tình và các khả năng cá nhân của mình. Vậy, liệu ngài có thành thực xét mình xem nguồn gốc của các khuynh hướng đó và các lý do khiến ngài mắc phải sai lầm.
Những bất ngờ trong đời sống đạo đức, những triệu chứng của một niềm vui hoặc một bất ổn luân lý nào lại đóng vai trò cảnh cáo và mời gọi ta phải kiểm tra lại lương tâm mình cho kỹ càng hơn không ?
“Attende tibi” (Hãy quan tâm coi sóc bản thân anh), To-ma Kem-pít, tác giả cuốn “Theo gương Chúa Giê-su” đã nhắn nhủ ta như thế.
Ðánh giá đúng con người trong việc giao tế quả là một điều tế nhị. Tại sao anh Caius lại tỏ ra thiện cảm, còn anh Sempronius lại tỏ ra ác cảm hoặc thờ ơ ? Sự cuốn hút cũng như sự ghê tởm có lý do ẩn giấu nào chăng ?
Sau khi làm việc, ta cảm thấy vui. Vì sao thế ? Có khi ta cảm thấy không hài lòng, ta bất mãn. Tại sao lại vậy ? Tại sao bạn cảm thấy khó chịu hoặc không thể quan hệ trực tiếp với ngườùi này hay nguời kia; khó mà đồng tình với hành động của người đó hơn cách sống của người ấy; việc ấy có đáng để ta quan tâm theo dõi, xem xét hay không ?
Thiết tưởng không phải là điều vô ích, nếu ta đưa ra một vài lời khuyên đối với một linh mục trẻ mới chập chững bước vào lãnh vực hoạt động mục vụ, để giúp cha đó giữ được thế quân bình: một bên là tin tưởng mù quáng hoặc dễ tin, còn bên kia lại là ngờ vực và thành kiến.
Ta không nên vội vàng tin hay không tin; điều phải làm là: quan sát trong thinh lặng. Xin trưng dẫn một vài thí dụ:
Ðối với những người quá khích, những kẻ hành động lẻ, những người chỉ biết theo con đường của họ, những ai chỉ nghĩ đến cái “tôi” của mình, hướng đi của mình, những người coi mình như những người công giáo thực sự đúng nghĩa, coi những người khác như là những người đáng nghi ngờ; đối với những hạng người này, ta phải thật khôn ngoan. Ta cũng nên dè dặt đối với những người nghĩ mình là người đạo đức vượt bậc, có lẽ là để cho người khác chú ý đến mình. Ðừng có thái độ dễ tin những người lúc nào cũng “ô-kêù” với ta, lúc nào cũng cho ta là đúng; họ làm như thế cách nhẹ dạ, nhất là đối với những bà nào đó luôn tỏ ra quan tâm đến bản thân của ta hoặc đến công việc của ta.
Ta cũng nên khôn ngoan đối với những người -nhất là đối với những người khác phái- họ đến xin xưng tội với ta ngoài giờ quy định, hoặc muốn trò chuyện lâu giờ với ta, tại nhà ta, nói là để bàn “chuyện linh hồn”, hoặc những vấn đề liên quan đến lương tâm. Ðã có những chuyện lừa đảo xảy ra cho các linh mục, trẻ cũng có, mà già cũng có. Số là có những người không biết từ đâu, đột nhiên xuất hiện xin cha giúp đỡ vì, -như họ nói - họ mới gặp tai nạn bất ngờ, một điều bất hạnh, hoặc phải trả một món nợ lớn, hay không may bị lừa đảo... Họ đến kể cho cha những chuyện nghe như có thực và với tài khéo ăn khéo nói, cuối cùng họ đã thuyết phục đươc cha. Vị linh mục này, với lòng quảng đại sẵn có, đã không ngần ngại mở hầu bao ra để giúp đỡ “nạn nhân”. Tưởng mình đã làm một việc thiện và đã cứu được một người khốn khổ, nhưng có ngờ đâu, ngài đã để mình rơi vào lưới của một tên lừa đảo.
Vậy, nếu có ai đó đến nhờ cha đứng ra bầu chủ hoặc bảo lãnh trả một món nợ nào đó thì xin cha hãy hiểu rằng đó là một tình huồng rất khó xử và rất nguy hiểm. Giáo luật, dựa trên kinh nghiệm ngàn đời, không cho phép linh mục làm như thế. Cha phải dành đôi tay tự do để phục vụ. Ðã có nhữûng linh mục phải gò lưng gánh những gánh nặng mà các ngài đã đưa vai ra gánh vác, gánh nặng cho chính bản thân mà còn là gánh nặng làm cho việc mục vụ của các ngài bị tê liệt.
Còn phải kể đến trường hợp những người ưa dây mình vào chuyện của các linh mục, tu sĩ. Họ hỏi ta những câu hỏi hóc búa, nan giải, không phải vì họ luôn có ác ý, nhưng thực sự là họ thiếu tế nhị.
Vậy ta nên tránh trả lời hoặc trả lời cách vô thưởng vô phạt, nhất là khi liên quan đến chính trị hoặc những bất đồng ý kiến trong giáo xứ.
CHA PHÓ
Trước khi bước chân ra khỏi nhà xứ để đi thăm các gia đình, cha phó nên tham khảo ý kiến cha chính và nghe theo ý kiến của ngài. Nếu không, thì chỉ vì vụng về mà cha phó có thể gây nên những va chạm hoặc mếch lòng, làm cớ cho người ta dị nghị. Còn một qui luật nữa mà ta phải tuân giữ trong mọi hoàn cảnh, đó là ta phải luôn tỏ ra có lễ độ và nhã nhặn đồng đều đối với mọi người. Về vấn đề lịch sự tối thiểu, ta không nên để cho ai hơn ta. Ta nên mau lời chào trước, ngay cả đối với nguời mà lẽ ra họ phải chào hỏi ta trước. Nhưng ta không nên tìm được tiếng là “bình dân”. Ðừng làm gì giống như mánh khóe của Ab-xa-lon.
Nếu việc đón khách là một nhân đức thì thật không xứng hợp chút nào nếu cha phó biến phòng mình thành nơi liên hoan, vui chơi.
Sau đây, thiết nghĩ cũng cần phải nói vài điều liên quan đến cách đối xử với các trẻ em. Ta phải hết sức khôn ngoan, đừng để cho các em quây quần bên mình nhiều, nhất là những em khôi ngô, dễ thương vì, cho dù không có ý xấu, ta nên tránh những cử chỉ âu yếm, mơn trớn; không nên tìm gặp vô ích. Nếu không thì các trẻ em sẽ mất lòng kính trọng đối với các linh mục. Ta nên dè dặt trong các quan hệ. Liệu giữ khoảng cách, nếu không thì ta khó tránh khỏi điều tiếng, ngay cả khi không vượt ra ngoài giới hạn của sự thân tình lành mạnh
Giờ đây ta bàn tới danh thơm tiếng tốt. “Tiếng tốt” là một kho tàng cần thiết đối với vị linh mục. Vậy ta nên hết sức tránh tất cả những gì -dù bề ngoài xem ra nhỏ bé- có thể làm tổân thương đến danh giá của ta .
“Attende tibi”. (Hãy quan tâm, hãy cẩn trọng).
Còn đối với những người “hâm hâm” thì các linh mục trẻ khó có thể suy đoán cách chính xác. Những người này thường vẽ ra những hình ảnh quái lạ, nhiều khi họ sử dụng sự dối trá hoặc mưu mô, họ cứng đầu, kiêu căng và họ thường đạt được điều họ muốn.
Vậy, cha phó trẻ nên tránh tranh luận với họ và tốt hơn cả là cha nên bảo họ đến gặp cha chính, vì ngài hiểu biết hơn, và kinh nghiệm nhiều.
KIÊN NHẪN
Ai có tính nóng giận thì cứ nghĩ mình có quyền la lối, lúc mà lẽ ra họ phải kiên nhẫn chờ đợi. Ðôi khi các linh mục trẻ cũng cảm thấy bực bội khi phải ngồi tòa chờ đợi người hẹn đến xưng tội, ngồi chờ hoài cũng không thấy; hoặc chờ ở phòng áo, chờ mãi mà cũng không thấy cô dâu chú rể đến. Những ai thường mất kiên nhẫn nên lường trước những hậu quả có thể xảy ra bởi sự la lối bực bội của mình.
Khi ta vừa tỏø ra bực tức vì phải chờø đợi đó, thì ta liền cảm thấy hối hận, xấu hổ vì mình đã tỏ ra thiếu tư cách. Hơn nữa, ta lại làm mất lòng các giáo dân, chính vào những lúc thuận tiện hơn cả. Ngoài ra, ta lại có thể làm hư những chuẩn bị tốt để lãnh các bí tích và như thế ta đánh mất sự tôn trọng mà người giáo dân thường dành cho các linh mục của họ.
Ðiều tệ hại hơn là ta làm cho những kẻ nhút nhát phải sợï hãi, ta cản trở việc họ trở lại với ta. Một người hấp hối thú nhận: ông đã bỏ không chịu các phép bí tích từ nhiều năm chỉ vì có một hôm ông bị cha xứ la mắng.
Ta có thể đo lường được sự thiếu kiềm chế của vị linh mục gây ra điều tai hại trên đây. Ngược lại, thật là một nhân đức cao quý biết bao khi ta luôn giữ được bình tĩnh và luôn tỏ ra nhã nhặn ngay cả khi ta phải chờ đợi giờ lâu hoặc trong thâm tâm ta muốn buông lời trách móc cho hả dạ.
Ðó không phải là cách ta đền bù lại việc chính bản thân ta đã làm Chúa phải kiên nhẫn chờ đợi ta, khi Người đã gõ cửa lòng ta mà ta đã làm ngơ không ra đón Người ngay, ta đã để Người phải đứng chờ bên ngoài.
Vậy ta hãy tỏ ra nhã nhặn, ngay cả khi khách dẫn xác đến vào giờ chẳng thuận tiện chút nào, ví dụ như lúc ta đang ngồi bàn ăn chẳng hạn. Ta hãy cố giữ điều này: đừng để người giúp việc xua đuổi những người đến với ta vào nhhững lúc như thế. Làm thế, nhiều người sẽ ác cảm với nhà xứ. Những chuyện này tự nó cũng không đáng gì, nhưng nó làm mất lòng và không ai dễ dàng bỏ qua cho ta đâu.
Các linh mục cần phải cẩn thận về điều này không phải vì chính bản thân nhưng vì người ta sẽ mất sự tín nhiệm sẵn có đối với các linh mục và như thế việc mục vụ của các ngài sẽ phải chịu thiệt. Vậy ta phải hết sức thận trọng trong việc cư xử với giáo dân trong xứ, đặc biệt là đối với những người nghèo khổ, những người khách hay quấy rầy, những người thuộc bất cứ thành phần nào đến xin xưng tội. Ðây cũng là điều buộc ngặt đối với mọi linh mục, trẻ cũng như già.
Ngay cả khi ta không thể đáp ứng thuận lợi cho mọi điều người ta yêu cầu và khi phải buộc lòng phải từ chối thì ta cũng còn một cách khác để làm điều này. Từ chối luôn là một điều khó vì làm cho người bị từ chối phải buồn lòng. Vậy tại sao ta lại làm cho nó thêm cay đắng ?
|