MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Dặc Sủng Của Đời Linh Mục: 26. Bạn Của Người Nghèo
Chủ Nhật, Ngày 15 tháng 2-2009

26. BẠN CỦA NGƯỜI NGHÈO

 

Ðức Giê-su đã có lần lên tiếng mời gọi tất cả những ai đang khó nhọc và gánh nặng hãy đến với Người. Từ “tất cả”, vị linh mục phải mang nó trong sâu thẳm của trái tim mình. Và “từ” này có nghĩa là những kẻ nghèo nhất trong những người nghèo: những ai đang thiếu thốn tiền bạc, những người không có công ăn việc làm, những người không được ai đếm xỉa tới, những người thất học, những người khuyết tật, những ai đang mắc nợ chồng chất, những ai bị bệnh lây nhiễm đáng sợ.

Ðức Giê-su đã không loại bỏ ai. Chúa đã không quan tâm đến chuyện “mỹ thuật”, hoặc các điều kiện xã hội. Trong từ  “tất cả”, ta thấy có một sự từ bỏ hoàn toàn và một sự chiến thắng chính bản thân. “Hãy đến với Ta, tất cả !”.

Nhưng từ “Hãy đến” còn có một âm vang hấp dẫn khác rất đặc biệt và trong phong cách Chúa Giê-su nhận lãnh “tất cả”, khi Người nhìn thẳng vào họ và ngỏ lời trực tiếp với họ.

Không gì khổ tâm hơn cho người nghèo khi họ cảm thấy người khác không muốn nhìn mặt họ, hoặc nhìn họ một cách ghê tởm, dường như là nếu có thể tránh không gặp một kẻ hèn kém thì tốt hơn. Nhưng thái độ của Chúa Giê-su thì hoàn toàn khác. Cứ nhìn vào cảnh người phụ nữ tội lỗi xâm nhập vào phòng tiệc của ông Xi-môn, người biệt phái, thì rõ. Chúa Giê-su lấy làm tự hào vì sứ điệp hoan lạc Người gởi đến cho người nghèo. Ôi! Tình nghĩa biết bao! Cho dù Người cao trọng vô song, nhưng Người lại quan tâm tế nhị biết mấy đối với mọi người. Ðối với người “kẻ trộm” có lòng ăn năn, Chúa đã quan tâm tế nhị biết bao! Rồi đối với Phê-rô, thái độ  của Chúa, sau khi sống lại, thật  khoan dung biết mấy !

Ảnh hưởng tốt của các việc bác ái trong tinh thần hi sinh đối với người nghèo thực đã vượt qua biên giới của một phạm vi hạn hẹp.

Tôi nhớ đến chuyện một cha xứ tại ngoại ô đã hi sinh giường của mình trong nhiều tuần lễ để dành nó cho một gia đình nghèo. Có một vị khác, sau khi đã gõ nhiều cửa, cuối cùng cũng đã tìm được một chỗ làm cho một cựu tù nhân, chủ một gia đình. Và ba tháng sau, ông giám đốc xí nghiệp đã đánh giá rất cao người thợ cựu tù này: “Anh là công nhân xuất sắc nhất của tôi”, ông chủ nói. Thế là toàn bộ gia đình anh đã được cứu thoát.

Tôi đã kể cho một vị linh mục trẻ câu chuyện về Cha Ða-miêng, (tên thật là: Joseph de Veuster) - người hùng của đảo Mo-lo-kai. Từ năm 1873, cha đã hoàn toàn cống hiến đời mình cho người cùi. Ngài đã chia sẻ với họ cuộc sống bệnh tật khủng khiếp này. Và chỉ sau 10 năm chung sống chính ngài cũng đã bị lây. Ngài đã chết cách anh hùng vì bệnh này vào ngày 15 tháng 4 năm 1889.

Tôi còn giữ được một tấm hình của ngài hồi ngài còn  thanh niên. Rồi còn một ảnh nữa của ngài khi ngài hấp hối trên giường với nhiều khổ đau. Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy hình ảnh thứ ba của ngài, lúc ngài được vinh quang.

Lịch sử ngàn đời cũng đã để lại bao gương sáng của bao vị linh mục đã yêu thương người nghèo. Ta nên thu gom lại những gương lành đó và nên trân trọng chiêm ngưỡng. Gương lành luôn cuốn hút (Exempla trahunt).

“Ta thương dân này!”, Ðức Giê-su đã có lần kêu lên như thế. Ước gì tiếng kêu này cũng đến được tai các linh mục, và các ngài cũng sẵn sàng trở thành những người cha của các linh hồn bị bỏ rơi này. Ðối với các linh mục coi xứ toàn tòng công giáo, người ta cũng ao ước các vị này cũng dành quan tâm đến những người nghèo đang sống trong những khu “ổ chuột” ở ngoại vi thành phố...

 

NÊN GƯƠNG CHO GIỚI TRẺ TINH THẦN HIỆP SĨ

 

Ta thường nghe điều phàn nàn: giới trẻ ngày nay không còn giống giới trẻ thời xưa nữa. Và người ta đưa ra những lý do sau đây :

- nào là vì hoàn cảnh bên ngoài,

- nào là vì ảnh hưởng của môi trường,

- nào là vì phương pháp giáo dục,

- nào là vì đời sống xã hội nay đã đổi thay.        

Nhưng xét cho cùng, ta nên đặt câu hỏi: “Liệu  đó có  phải là tại chúng ta, những người lớn, các bậc thầy, các bậc cha mẹ hoặc các linh mục chăng? Nói cách khác, nếu ngày nay, giới trẻ không còn nhiệt tình sống đức tin như xưa, đó phải chăng cũng là vì chúng ta cũng không còn có được niềm tin sâu xa và sống động  nữa ?

Ta thấy giới trẻ ngày nay thiếu sự tôn trọng. Ðúng vậy. Nhưng nếu chúng ta có thể có những quan hệ xã hội tốt hơn, tôn trọng hơn, thì ta đã có thể dạy cho giới trẻ biết trân trọng giá trị của ơn Chúa hơn. Giới trẻ không còn dễ vâng phục như xưa. Ngày nay, người trẻ tỏ ra có nhiều tham vọng hơn, kiêu sa hơn. Ðiều này cũng thật đúng. Nhưng xin hỏi: liệu các nhà lãnh đạo có biết làm gương cho giới trẻ về phương diện này không?  

Giới trẻ ngày nay thường tỏ ra thiếu sót về phương diện biết giữ gìn, “bẽn lẽn”. Vậy các vị có trách nhiệm có dạy cho họ biết trân trọng đối với những bí mật của sự sinh sản hơn không? Dĩ nhiên, ngay tại trung tâm gia đình phải tạo ra một bầu khí thiêng liêng và tâm hồn nhiệt tình để từ đó có thể là nơi  đâm bông nảy lộc  xinh đẹp nhất; thêm vào đó, vị linh mục còn phải có một thái độ thường xuyên của mộât nhà giáo dục nữa. Thái độ thường xuyên đó và sự tỏ lộ những tâm tình thầm kín của ngài lại không luôn là đối tượng cho mắt và tai của giới trẻ để họ xem tận mắt và nghe tận tai đó sao? Họ sẽ tìm ra được kết luận và có ý kiến riêng về tất cả những chuyện này. Ngay tại thế giới của giới trẻ, họ vẫn còn trân trọng tinh thần hiệp sĩ .

Sau đây, xin trình bày hình ảnh của một chàng hiệp sĩ :

“Chàng hiệp sĩ luôn tôn trọng thân xác của người khác. Ðứng trước thân xác này, chàng tỏ ra dè dặt khi nhìn xem. Chàng tôn trọng linh hồn của ngườùi khác. Chàng tránh vấp phải sai lầm và luôn  đánh giá cao các tư tưởng cao thượng. Chàng tôn trọng những cuộc vật lộn và chiến đấu của người anh em, ngay cảø khi người này vấp váp. Chàng phê bình cách thận trọng và không bao giờ hung hăng. Nếu ai đó tỏ ra dấu hiệu mệt mỏi hay yếu đuối, chàng tự nhủ: cho dù xuyên qua một chiếc bóng đèn mờ đục, nhưng vẫn còn ánh sáng vĩnh hằng, chàng cầu nguyện, giúp đỡ nhưng không bao giờ khinh rẻ ai. Nếu có người anh em thiếu nợ chàng, chàng quảng đại đốt tờ giao kèo. Sự quảng đại, lòng hào hiệp nơi chàng hiệp sĩ  quả là một ân ban kỳ diệu.

Còn đối với các thiếu nữ và các bà, chàng luôn tỏ ra có lễ phép, kính trọng người cùng phái với mẹ mình. Chàng biết rằng Thiên Chúa đã trao ban cho người phụ nữ một phần đặc biệt trong quyền năng tạo dựng và trong tâm hồn của người phụ nữ chứa ẩn một sự tế nhị và một sự thanh cao đặc biệt.

Còn đối với các cô gái, chàng hiệp sĩ chỉ có thể có một thái độ: đó là kính trọng. Chuyện trăng gió chỉ làm hư sự quyến rũ và điều này chỉ gây thiệt hại cho cả người con trai cũng như người con gái.

Mỗi thiếu nữ là một người em gái của Mẹ Thiên Chúa. Họ không thể nào là một đồ chơi. Và người phụ nữ luôn tìm được sự che chở của tinh thần hiệp sĩ.

Chúng ta cũng phải trân trọng đối với người cao tuổi. Tóc bạc đối với ta phải như là một hào quang. Chúng ta sung sướng được bắt chước vẻ cao quý này mà chúng ta nhận ra được nơi ánh mắt của một chàng trai hay một cô em nhỏ.

Chúng ta muốn tỏ lòng tôn trọng trước sự cao cả của một linh mục. Chúng ta muốn thể hiện tinh thần hiệp sĩ bằng những hoạt động bên ngoài; cư xử lịch sự một cách chân thành. Khi ta chào ai, ta tôn kính trước giá trị của người ấy. Môi miệng ta không bao giờ buông lời chua cay châm chọc. Chúng ta kiềm chế không  nói lời mỉa mai cay độc, nhờ tinh thần hiệp sĩ. Ðó là điều làm cho chúng ta có thể hy vọng vào tương lai tốt đẹp. Gương sáng của chúng ta có thể giúp cho hình ảnh của tinh thần hiệp sĩ thành hiện thực nơi những người mà chúng ta có trách nhiệm bảo vệ.

 

GIÁO DÂN LÀM VIỆC TÔNG ÐỒ TRONG GIÁO XỨ

 

 Lời mời gọi giáo dân làm việc tông đồ đã được vang dội khắp nơi từ bao năm rồi. Biết bao hiệp hội bác ái, các đoàn thể “công giáo tiến hành” đã hưởng ứng lời mời gọi của các Ðức Giáo Hoàng. Vị linh mục cần nghiên cứu và học hỏi văn kiện  của Tòa Thánh và các sách báo bàn về cách tổ chức có phương pháp, rồi sau đó, sẽ xem điều gì có thực hiện được trong giáo xứ của mình. Ta không được hài lòng với những lời hay ý đẹp suông, hoặc làm những việc danh tiếng bề ngoài nhưng đây là lúc phải làm việc một cách chi tiết: đó là chương trình của chúng ta. Cần thúc đẩy giáo dân làm việc tông đồ bằng cách khuyến khích họ tham dự các buổi hội họp. Tốt nhất là ta nên bắt đầu một cách khiêm tốn, nghĩa là đi tìm một số ít người có thiện chí, có lòng yêu thương các người nghèo.

Các đoàn thể lo việc giúp đỡ các linh hồn ngay cả trước khi có kiểu nói: “giáo dân làm việc tông đồ”, giúp đỡ người đau yếu, cả hồn lẫn xác, những người mà, theo kiểu nói của Kinh Thánh, “bàn tay Thiên Chúa đang đụng chạm đến”, coi sóc và giáo dục các trẻ em đang bị đe dọa bỏ bê, quan tâm giúp đỡ để vạch ra mộât con đường chiếm hữu trái tim, rồi từ những trái tim này mà đến với ơn Chúa.

Ta hãy biết ơn các đoàn thể “Các bà mẹ công giáo”, vì hoạt động bác ái của các bà đã có thể giúp được biết bao phụ nữ -với tính cách phụ nữ với phụ nữ- trong những giờ phút khó khăn của cuộc sống. Những việc làm chi tiết, nhỏ bé đó đã giúp ích được rất nhiều người. Ðã có những kết quả tốt, khi các bà đến chăm sóc những bà mẹ mới sinh con. Những việc bác ái này tạo nên những dây liên kết biết ơn, giúp đỡ những người số phận hẩm hiu, đem các tâm hồn vềø với Chúa và nhờ công việc của các bà này mà sứ điệp của Chúa quan phòng đã có thể đến tại nhà những người nghèo khổ.

Còn phải kể đến các hội đoàn của giới trẻ. Họ cũng làm việc tông đồ. Các hội đoàn công giáo còn có nhiều chức năng chiến đấu chống lại những sách báo khiêu dâm, quảng cáo các sách tốt, lành mạnh và báo chí công giáo.  Rồi tùy theo sự khôn ngoan mà hoạch định chương trình và hoạt động cho các hình thức làm tông đồ tại giáo xứ: hình thức nào cần thực hiện trước, hình thức nào cần được dành ưu tiên.

Vào những dịp tĩnh tâm, cần để ý đến những lý do chính có thể làm nảy sinh những nguồn hào hứng, làm thức tỉnh tinh thầàn tông đồ, được sinh ra nhờ ơn Chúa toàn năng.

Cần phải tẩy sạch các ý định, sẵn sàng sống theo tinh thần hi sinh và nhờ Ðấng đã mang lửa xuống trần gian để được ơn bền đỗ, Người sẽ không muốn thấy nó tàn lụi.

Vậy, mỗi linh mục có thể làm được biết bao điều hay trong xứ đạo của mình.

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
63 Đền Thánh Quốc Tế Và Quốc Gia Ở Hoa Kỳ. (2/20/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 39 (chương 344-349) (2/19/2009)
Những Hạt Châu Ngọc (22) (2/19/2009)
Những Hạt Châu Ngọc (21) (2/19/2009)
Đoàn Quân Trung Thành Của Mẹ (2/17/2009)
Tin/Bài khác
Thị Nhân Vicka Của Medjugorje Nói Chuyện Với Các Khách Hành Hương #30. (2/14/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 38 (chương 337-343) (2/14/2009)
Ngày Hành Hương Dành Cho Liên Tu Sĩ Trong Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao (2/13/2009)
Cn270: Cuối Cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Của Mẹ Sẽ Toàn Thắng (2/12/2009)
Sự Bí Nhiệm Của Chuỗi Mân Côi (2/12/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768