MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Dặc Sủng Của Đời Linh Mục: 25. Lòng Yêu Thương Nhân Loại
Chủ Nhật, Ngày 15 tháng 2-2009

25. LÒNG YÊU THƯƠNG NHÂN LOẠI

 

“Thiên Chúa, Ðấng cứu độ chúng ta, đã biểu lộ lòng nhân hậu và lòng yêu thương của Người đối với nhân loại”. (Tt 3,4). Nguồn sức mạnh kỳ diệu, thêm vào đó là ân sủng của Thiên Chúa! Lòng yêu thương nhân loại đã từ trời xuống trong Chúa Giê-su, Ðấng lấy làm vui vì ở giữa dân Người.

Lòng yêu thương nhân loại: nhân đức đặc biệt của vị linh mục.

Một lời thân tình thật có sức mạnh biết bao! Ngược lại, một lời cứng cỏi, gắt gỏng lại có thể gây thiệt hại nhường nào! Khi ai đó gặp nỗi đau, lời nói của một vị linh mục có thể xoa dịu nỗi đau ấy hơn bất cứ lời an ủi đến từ một người giáo dân hoặc một quan chức nào khác.

Lòng yêu thương nhân loại !

Cứ nhìn vào Nhà Tạm: nơi Chúa Giê-su hiện diện trên bàn thờ. Ai đến với Chúa Giê-su Thánh Thể, Ðấng cứu độ trần gian, đều nhận được một lời yêu thương an ủi trong thinh lặng. Và nếu có ai đó đã đi đàng tội lỗi cả cuộc đời, nhưng lúc hấp hối lại tỏ ý ăn năn hối tiếc, cho dù chỉ một thoáng, cũng đủ để Ðấng Chăn chiên nhân lành vội vàng rời bỏ Nhà Tạm để đến ngay bên giường con người đang khổ đau ấy. Ngài sẵn sàng  quên hết tất cả, chả còn chút dấu hiệu chấp nê nào.

Vẻ đẹp và sức mạnh của lòng yêu thương nhân loại đó, ta có thể cảm nghiệm được khi ta đọc lại toàn bộ bức thư của Thánh Phao-lô gởi Phi-lê-môn. Thánh Phao-lô đã yêu cầu ông tha thứ cho tên nô lệ Ô-nê-xi-mô vì tội đã bỏ trốn. Nhân danh đức ái, ngài đã xin ông nhận lại Ô-nê-xi-mô. “Xin anh hãy nhận nó như người ruột thịt của tôi” (Plm 1,12).

Chuyện bất công mà Ô-nê-xi-mô đã gây ra cho Phi-lê-môn, thì Thánh Phao-lô đã đứng ra lãnh trách nhiệm đó. Và ngài kết bức thư  đó như sau :

“Tôi viết thư này cho anh với niềm tin tưởng là anh sẽ nghe theo. Tôi biết rằng anh sẽ còn làm hơn những gì tôi xin nữa” (Plm 1,21).

Ta cảm thấy hơi thở của đức ái toát từ mỗi “từ” của bức thư; đức ái xuất phát từ trái tim của Thiên Chúa đầy lòng nhân ái, được truyền đến trái tim của Thánh Tông đồ và đức ái tỏa rộng khắp từ trái tim ấy.

Thêm vào đó, ta còn cảm nhận được sự tế nhị của một tâm hồn và một sự thân tình cuốn hút, có sức làm nở hoa tinh thần ki-tô. Chính tinh thần ki-tô này đã thúc đẩy Thánh Phaolô, tuy viết cho một người giáo dân bình thường, đã có cách viết như một lời van xin (x. Plm 1,9).

Làm thế, Thánh Phao-lô muốn dạy chúng ta một bài học, đó là: ta đừng nên coi mình như những nhà sư phạm, như các bậc thầy, nhưng tốt hơn là ta hãy tìm cách chinh phục trái tim con người, bằng sự dịu hiền, mỗi khi có thể. Ngài cũng dạy chúng ta nên biết “châm chước, chín bỏ làm mười”, luôn giản đơn, tự nhiên, không kiểu cách, cũng không làm cao làm kiêu, để lòng yêu mến tha nhân của ta không mất đi dấu ấn của sự chân thành. Ngay cả khi Thánh Phao-lô phải sử dụng đến quyền bính hoặc khi phải nói “toạc” ra để dẹp những gương mù gương xấu, thì ngài cũng vẫn giữ được những đức tính căn bản riêng của ngài. Ðiều này thì ai cũng cảm nhận được.

Ðây quả là một bài học vô cùng quý giá cho hoạt động tông đồ của chúng ta.

 

GIỮ MIỆNG LƯỠI

 

Ta phải giữ miệng lưỡi, kiểm soát lời ta nói, và phải áp dụng một kỷ luật nghiêm khắc đối với cái luỡi của ta. Thời buổi chúng ta ngày nay lại không được ích lợi bởi sự cảnh cáo này sao? Những thời kỳ mà con người bỏ bê không quan tâm đến chuyện huấn luyện luân lý, hoặc lo giữ sạch các tình cảm thì đều coi thường sự cao quý của ngôn ngữõ và sự điều tiết  trong lời nói cũng như trong văn bản.

Thời đại của chúng ra cũng giống như thế. Con người ngày nay không quan tâm kiểm soát lời nói bao nhiêu, điều mà ta gọi là: “castigatio vocis” (sự giữ gìn miệng lưỡi). Ðâu đâu cũng thấy nhan nhản những khẳng định sống sượng, những chỉ trích châm chọc, chua cay và sự bất công trong tranh chấp giữa các đảng phái đã làm cho đời sống xã hội phân tán. Ðiều này cũng đang xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới, những nơi mà giới trẻ tự kiêu, tự đại, đem mình ra phía truớc, thay vì biết tự luyện thông qua suy nghĩ và học hỏi kinh nghiệm. Ðể chống lại sự lệch lạc tệ hại này, việc chính của vị linh mục là, nhờ làm gương sáng, ngài phải trở thành người giáo dục giáo dân. Vậy việc “castigatio vocis” phải được coi như một bổn phận đối vớiù ngài.

Về chuyện không giữ miệng lưỡi, chính Thanh Gia-cô-bê Tông đồ cũng đã khiêm tốn xưng thú, khi ngài lên án việc ăn nói bừa bãi :

“Thật vậy, tất cả chúng ta thường hay vấp ngã. Ai không vấp ngã về lời nói, ấy là người hoàn hảo” (Gc.3,2). Như thế, nếu ai đó không có khả năng kiềm chế miệng lưỡi trong trường hợp này, trường hợp nọ, thì đừng cho mình là người “hoàn hảo”. Nhưng tất cả mọi người phải cân nhắc lời nhắn nhủ này của vị Tông đồ:

“Ở đâu có ghen tương và tranh chấp, ở đó có xáo trộn và đủ mọi việc xấu xa” (Gc 3,16). Chỉ một lời nói thân tình, phát xuất từ một trái tim chân thành, có thể đem lại bao can đảm và ủi an. Nhiều khi chỉ một câu trả lời thân thiện có thể chấm dứt được một cuộc tranh cãi và làm biến đi chuyện khó chịu có thể xảy ra.

Tuy nhiên, chuyện nói đùa cũng đòi hỏi sự cẩn trọng, nếu không thì dù có ý tốt, vị linh mục hay bông đùa trước mặt giáo dân có thể sẽ gây ra nhiều sự khó chịu và bất mãn, bởi lẽ không phải ai cũng có được sự tinh tế để hiểu ngay được ý nghĩa hoặc sự tài tình của một câu nói đùa. Có nhiều người cho chuyện bông đùa là không xứng hợp với chức vụ linh mục, nhất là khi vị linh mục  nào đó, hễ mở miệng ra là rở trò cợt nhả. Về phương diện này thì ta nên biết “se accommodare”, nghĩa là ta phải quan tâm thích ứng với môi trường và hoàn cảnh lúc đó. Ngoài ra, ta nên tỏ ra quảng đại để cắt nghĩa lành cho điều mà trong chuyện trò trao đổi xem ra có thể làm mếch lòng.

Ðến đây, ta nên nhớ Ðức Giê-su cũng đã khuyên chúng ta nên đối xử với người khác như ta mong muốn họ đối xử với ta. Như  thế, ta nên cắt nghĩa tốt điều họ nói như  ta cũng muốn ngườt khác cắt nghĩa tốt cho điều ta nói.

Và đây quả thật là lúc và là nơi ta có thể thể hiện, trong thinh lặng, lòng bác ái của ta đối với tha nhân.

   

 “TÔI MẮC NỢ MỌI NGƯỜI”  (x. Rm.1,14)

 

“Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất, bằng cách ăn ở thuận hòa gắn bó với nhau” (Ep 4,3).  Lời khuyên của Thánh Phao-lô trên đây nhằm vào việc mục vụ của vị linh mục, khi ngài phải đối mặt với những tình huống trong đời sống giáo xứ và với những thăng trầm của cách đối xử của người giáo dân đối với ngài. Vậy gương mẫu của ta chính là Ðấng Cứu thế.

Ðức Giê-su đã sống tại trần gian này. Người mang trên mình tất cả những khổ đau của con người, Người chia sẻ mọi nỗi đau cũng như niềm vui của họ. Và nay, Ðức Ki-tô vẫn tiếp tục sống trên trái đất này. Người không làm gì khác, theo dòng chảy của năm phụng vụ, với những thời gian hy vọng và buồn khổ, thời gian khổ đau và vui tươi, thời gian đền bù và hoan lạc.

Giáo hội cũng hoạt động như thế và đây chính là ý nghĩa xã hội thực sự. Giáo hội công giáo quả là Giáo hội của dân chúng. Và vị linh mục cũng không thể cư xử cách khác được. Trái tim của ngài cần rung động theo nhịp khổ đau của giáo xứ đã được trao phó cho ngài. Trái tim ngài rướm máu khi thấy điều vô luân đang xảy ra chung quanh. Trái tim ngài run sợ trước câu hỏi: “Hỡi người lính gác, chuyện gì đã xảy ra trong đêm qua?”. Trái tim của Giáo hội đang rướm máu  trước những tàn phá ác độc như một người mẹ xót xa khi thấy đứa con mình đang quằn quại trong đau khổ, khi thấy những con người đang lâm cảnh nghèo nàn, kinh tế yếu kém...

Các linh mục cần đoàn kết thân thiện với nhau trong ngôi nhà chung của Giáo Hội. Các ngài cũng nên nhắc nhở giáo dân về những bổn phận công dân. Riêng về linh mục, một đàng, ngài phải tôn trọng chính quyền, nhưng đàng khác, không phải vì thế mà ngài phải hạ mình xuống để xin đặc ân này đặc ân kia. Thái độ khúm núm, tự nó đã không nên, và người ta lại thường coi khinh những kẻ nịnh hót. Sức mạnh của ta nằm ở trong Thân Thể mầu nhiệm của Ðức Ki-tô, chứùù không phải là trong sự luồn cúi các vị có chức có quyền phần đời.

Dĩ nhiên là các vị có chức quyền dân sự đều được kính trọng, nhưng đối với chúng ta, chúng ta phải luôn nhớ mình là linh mục trong ý nghĩa toàn vẹn của nó, và ta phải ý thức được tước vị của ta. Vậy, một đàng, ta phải luôn tỏ ra giản đơn và nhã nhặn, nhưng không phải vì thế mà ta quên sự cao quý của ơn gọi của mình.

Chúa Giê-su  đã chúc lành cho những ai có tâm hồn hiền hòa. Nhưng muốn duy trì được bầu khí an hòa thì thường nên bỏ qua -vì bác ái- một lời nói khó nghe, làm mếch lòng, hoặc vụng về và ta phải làm như là không nghe thấy gì cả. Ðó là một hi sinh nhỏ bé, nhưng lại phát xuất từ một nền giáo dục luân lý cao độ. Và chính ta là người được lợi, vì ta duy trì được sự bình an nội tâm, đồng thời lại còn tránh được mối bất hòa.

Cuộc sống đời thường đưa lại cho ta biết bao cơ hội để ta trở thành “mọi sự cho mọi người” và nhờ thái độ này mà ta có thể làm gương lành gương sáng. Vị linh mục nào cư xử như thế thì đáng được lời khen: “Phúc thay những bước chân của những người đi rao giảng hòa bình, rao giảng những điều thiện hảo!”

Ðó là những cơ hội quý giá ta không nên để mất đi mà không đem lại nhiều hoa trái.

Về vấn đề cần phải kết thân với tâm hồn người bình dân, ta có thể đọc những nhận xét sau đây của một người trở lại đạo: Langbehn :

“Một trong những điều tệ hại nhất của thời đại chúng ta, đó là: con người đã đánh mất sự tiếp cận với dân chúng, với những tâm tư nguyện vọng của người khác. Vậy điều cần thiết ngày nay phải làm là tìm lại được sự tiếp xúc đó với dân chúng. Và ta chỉ có thể làm được việc này bằng sự quan hệ giữa người với người, nhờ vào gợi hứng của các tâm tình tông đồ.

Người dân thường luôn đi theo cảm xúc tự nhiên và như  thiên phú, đó là thiệm cảm của trái tim. Khi ta ngỏ lời với dân chúng, ta nên luôn sử dụng kiểu nói đầy thiện cảm, luôn ủi an và luôn tâm tình. Ta không có bổn phận nào lớn hơn là phục vụ các anh em mình trong đức ái. “Tôi mắc nợ mọi người”, Thánh Tông Ðồ các dân tộc đã nói thế. Cũng chính vì thế mà ngài đã  tỏ lòng cảm ơn và trân trọng đối với các bà quý phái đã cộng tác với ngài trong hoạt động tông đồ. Ước chi vị linh mục biết noi gương vị Tông đồ: biết thận trọng trong quan hệ với các bàø, các cô, tránh tất cả những chuyện thân mật cũng như không nên coi khinh họ.

Ta hãy xem gương Thầy chí thánh trong suốt cuộc đời của Người, cũng như khi Người chết và sau khi Người đã sống lại. Người đã yêu mến và tôn trọng Mẹ Người như thế nào. Người đã lo xếp đặt cho Mẹ Người trước khi Người chết. Hai chị em quê tại Bê-ta-ni-a, Người cũng đã tỏ lòng quý mến họ tận tình. Người cũng đã bênh vực người phụ nữ tội lỗi, người đàn bà ngoại tình và khuyên chị ta đừng trở lại con đường cũ. Thật ấân tượng khi thấy Ðức Giê-su đã khởi sự cuộc tiếp xúc với người phụ nữû tại Xi-ca và nhất là thái độ của Người đối với các bà đạo đức đã đi theo Người trên con đuờng dẫân tới Can-vê. Và, sau đó, tại khu vườn, sau khi từ cõi chết chỗi dậy, Người đã trao cho các bà sứ mạng loan tin mầu nhiệm cao cả.

Lịch sử đã ghi lại thành tích của biết bao người phụ nữ thời danh, mà thông qua họ, bao ơn lành đã đổ xuống trên nhân loại, từ khi tên Êva được đổi ra Ave. Và cả ngày nay nữa, biết bao người phụ nữ, thiếu nữ đang là những phụ tá đắc lực trong mọi ngành hoạt động tông đồ. Vị linh mục có biết bao lý do để tỏ lòng trân trọng các phụ nữ này và ngài phải khôn ngoan sử dụng hoạt động của họ nhằm phát triển Nước Chúa Ki-tô.

Trái tim của một người mẹ, của một thiếu nữ có thể gây ảnh hưởng tốt biết bao, ngày nay cũng như vào mọi thời đại, họ có thể ghi dấu ấn lòng lòng đạo đức và nền luân lý cho cả một dân tộc.

Ðây không phải là nơi để ta triển khai chi tiết đề tài này, nhưng ta cũng không thể không đề cập tới. Chính vì lý do này mà tôi đã cố trình bày cách ngắn gọn.
Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
63 Đền Thánh Quốc Tế Và Quốc Gia Ở Hoa Kỳ. (2/20/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 39 (chương 344-349) (2/19/2009)
Những Hạt Châu Ngọc (22) (2/19/2009)
Những Hạt Châu Ngọc (21) (2/19/2009)
Đoàn Quân Trung Thành Của Mẹ (2/17/2009)
Tin/Bài khác
Thị Nhân Vicka Của Medjugorje Nói Chuyện Với Các Khách Hành Hương #30. (2/14/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 38 (chương 337-343) (2/14/2009)
Ngày Hành Hương Dành Cho Liên Tu Sĩ Trong Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao (2/13/2009)
Cn270: Cuối Cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Của Mẹ Sẽ Toàn Thắng (2/12/2009)
Sự Bí Nhiệm Của Chuỗi Mân Côi (2/12/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768