MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Dặc Sủng Của Đời Linh Mục: 24. X. Phục Vụ Các Linh Hồn
Chủ Nhật, Ngày 15 tháng 2-2009

24. X. PHỤC VỤ CÁC LINH HỒN

 

BIẾT VÀ PHỤC VỤ CÁC LINH HỒN

Vào những thời đại mà tâm hồn của người bình dân đang phải chịu sức ép của các kích  động  mãnh liệt  thì việc các linh mục, trong tư cách là các chủ chăn các linh hồn, cần phải làm, đó là: phải nắm bắt được những biến cố của đời sống nội tâm của họ. Các ngài phải quan sát và nghiên cứu những biến cố  xảy  đến tùy theo lứa tuổi và tùy theo các tầng lớp xã hội khác nhau. Những điều này có thể khó nhìn thấy nhưng chúng lại rất quan trọng vì chúng có thể quyết định cho tương lai.

Vậy, nếu ta muốn hiểu tâm hồn của người trẻ, trong những năm tháng họ đang phát triển về thể lý cũng như về luân lý, thì các ngài phải hiểu những vấn đề mà tuổi trẻ đặt ra và chúng sẽ gây không ít ngạc nhiên cho các ngài.

Việc nghiên cứu tâm lý này tương đối dễ dàng vào thời kỳ mà tâm hồn của người  dân còn có một cuộc sống  an bình, nhẹ nhàng và đều đặn. Nhưng điều này đang gặp một khó khăn chưa từng có, trong lúc này, lúc mà trường học đang trở thành lãnh vực cho các cuộc thử nghiệm sư phạm,

- lúc mà thời gian dành cho việc dạy giáo lý và các môn đạo đức  ngày càng ít đi và không được bình tĩnh như trước,     

- lúc mà sự hoài nghi, tinh thần phê bình và những điều hàm hồ khác đang hủy hoại sự phát triển hài hòa của nếp sống nội tâm,

- lúc mà con người dành ưu tiên cho việc quan tâm đến thân xác hơn là cho linh hồn,

- lúc mà sự phát triển nhẹ nhàng và bình thường của cuộc sống tính dục đang bị cản trở một cách trầm trọng bởi sự thức tỉnh quá sớm của sự dâm dục và do việc con người quá giàu tưởng tượng,

- lúc mà gia đình và môi trường chung quanh gây ảnh hưởng  xấu,

- lúc mà sự bảo tồn được lòng trinh trắng vô tội trong lãnh vực tính dục được công khai coi như là một điều không thể đạt được.

Nhiều người trẻ ngày nay đã đánh mất một phương tiện bảo vệ và ý tứ giữ gìn vì những lỗi phạm trong lãnh vực tình dục đã làm giảm bớt sự hăng say cầu nguyện và việc lãnh nhận các bí tích. Chính vì lý do này mà trái tim họ bị đóng kín, nên ân sủng không thể hoạt động được nữa. Những điều này đã gây không ít khó khăn cho việc huấn luyện giới trẻ, bây giờ và sau này, khiến họ khó có thể sống một cuộc sống cao quý và trong sạch.

Tuy nhiên, dù sao thì cũng vẫn còn những người trẻ đang duy trì được, từ thâm sâu của trái tim, ý nghĩa của sự cao quý mà địa vị làm con Thiên Chúa mang lại cho họ; họ vẫn còn  ao ước sống trong sạch và an bình, mà điều này chỉ có thể có được trong Chúa. Ðây quả là một sự nhớ nhung về một niềm hạnh phúc thực sự  mà ta chỉ có thể tìm đuợc trong sự trong trắng, sự vô tội và sự hiệp thông với Thiên Chúa mà thôi.

Vậy ta có bổn phận sử dụng tất cả những khát vọng, tỏ lòng tín nhiệm vào người trẻ và nhìn nhận tất cả những gì là cao quý nơi những người lầm đường lạc lối. Khi ta tiếp xúc với  một người đã sa ngã, ta phải nghĩ đến việc họ đã phải chiến đấu như thế nào, họ đã phải khủng hoảng nội tâm ra sao, và  chỉ với một lòng cảm thông sâu xa, ta mới gây được sự tín nhiệm. Một khi đã có được sự tin cậy lẫn nhau như thế, ta mới có thể giơ tay ra để cứu giúp họ. Và điều này có nghĩa là: hiểu biết và quý trọng các linh hồn.

Còn đối với các sinh viên đại học thì việc làm này thật khó, nhất là tại môi trường gia đình ít có lý tưởng. Còn đối với môi trường công nhân thì việc này lại càng khó hơn.

Có rất nhiều sách về tâm lý có khả năng giúp ta hiểu biết thêm về giới trẻ, các linh mục nên tìm đọc và đồng thời  cũng nên để ý quan sát cuộc sống thực tế của họ với sự  thiện cảm. Thêm vào đó , còn phải kể đến 2 yếu tố sau đây . Ðó là :

1. Vị linh mục cần trở nên gương mẫu dưới mọi khía cạnh.

2. Ngài cần nhẫn nại tìm ra những điểm gặp gỡ, tạo điều kiện tranh thủ được sự thiện cảm của chàng thanh niên để anh sẵn sàng cởi mở tâm hồn ra với ngài; còn ngài thì có thể chiếm được sự yêu mến của chàng.

Liệu ta có thể hiểu được tâm lòng của một người trẻ đã chịu nhiều phong ba bão táp của cuộc đời nội tâm, có lúc chẳng còn ai hướng dẫn và là nơi nương tựa, và bây giờ, anh đang đi tìm một người nào đó mà anh có thể hoàn toàn tín nhiệm.

Ta hãy đặt mình vào vị trí của một người nghèo mà không ai muốn nhìn mặt.

- Liệu ta có biết được bao hi sinh mà một người đã phải gánh chịu để cuối cùng người đó tìm được đường đến tòa giải tội ?

- Liệu ta có tìm ra được lời nào để nói với một người đang hấp hối, mà người đó lại đang cố bám vào cuộc sống ?        

- Liệu ta có thể nói được gì với một người mẹ đang phải đau khổ vì đứa con hoang đàng ?

- Liệu ta có lựa được lời nào thích hợp để an ủi một người vợ đang phải chịu cảnh hành hạ do một anh chồng vũ phu? Hãy tìm hiểu xem người khác đang nghĩ gì, tìm cảm nghiệm như họ đang cảm nghiệm, chia sẻ những hoài bão của họ, tín nhiệm họ, cho dù ta chưa hề thành công trong việc cầu nguyện cho họ, rồi hi sinh cho họ, như Thánh Mô-ni-ca đã làm cho Âu-tinh hồi xưa.

Ðó là những nét đặc trưng của một tâm hồn tông đồ biết tìm được những lời nói thích hợp, đúng lúc, đúng chỗ. Ðó là tinh thần xã hội thực sự. Vị linh mục nào sẵn sàng làm như thế thì ngài quả là đang làm theo cách Chúa Giê-su đã làm khi Người nói trò chuyện với Ni-cô-đê-mô, hoặc như cách Người ứng xử với Phê-rô sau khi ông  đã chối bỏ Người, hoặc trong câu chuyện Người trao đổi với hai môn đệ trên đường Em-mau.  Những giờ phút suy tư  đó, trong thinh lặng, những tư tưởng đó dễ trở thành những lời cầu nguyện van xin.

Thời đại ngày nay càng khó khăn bao nhiêu thì ta lại càng phải cầu nguyện tha thiết hơn bấy nhiêu để được ơn vô cùng quý giá, đó là: một tâm hồn thực sự có tinh thần tông đồ và có được một sự tế nhị khéo léo tuyệt diệu.

Thánh Âu-tinh đã có một biệt tài: đó là thấu hiểu được  tâm tư nguyện vọng của những người đang lâm nguy, khi mà họ phải chiến đấu ác liệt trong nội tâm. Ta hãy theo gương ngài. Ta cũng giàu chân lý đời đời như ngài. Các chân lý này mang lại sự sống và môi trường chung quanh chúng ta cũng nghèo nàn khô cằn như thời ngài. Chúng ta cũng có những quyền năng mà Chúa Ki-tô đã trao ban cho, tuy rằng thế giới này làm bộ như không thèm đếm xỉa đến.

Có thể là chúng ta cũng có một đời sống luân lý kiêu căng, và như Thánh Âu-tinh trong cuốn “Tự thú” đã nói rất rõ về ảnh hưởng giáo dục của đức khiêm tốn thực sự, sự thành thực đối với chính bản thân. Chúng ta dấn thân vào nhiều hoạt động bên ngoài và chúng ta không thưởng thức được bánh “man-na” bí nhiệm và hạnh phúc của đời sống nội tâm. Chúng ta học được nơi Thánh Âu-tinh gương mẫu của đức ái, phục vụ dân chúng, lo cho ích chung. Ta có thể tự mắt nhìn thấy sức mạnh của gương sáng bản thân và trong một số môi trường trí thứùc, người ta chưa quan tâm đến việc này bao nhiêu. Ðó là một vài lời kêu gọi khẩn trương mà tôi nghĩ phát ra từ ngòi bút của vị Thánh tiến sĩ thời danh nhất của Giáo hội.

Cuộc sống của Thánh Âu-tinh quả là một cuốn sách đem lại niềm vui to lớn cho người đọc. “Tolle et lege” (Hãy cầm lấy mà đọc). Và tất cả những gì ta tìm được trong cuộc sống của vị Thánh này, ta lãnh nhận như những nét sáng chói và những lời cảnh báo quý giá cho ta, ta biến chúng thành một thực tại sống động cho cuộc sống của ta.

 

Tôi cầu mong cho các linh mục, những người đã tận hiến  mình để phục vụ các linh hồn, tìm ra được một ánh sáng chói lọi trong cuộc đời của Thánh Âu-tinh, điều mà thời đại chúng ta ngày nay đang đòi hỏi từ nơi chúng ta.

 

  “HÃY AN ỦI NHAU”  (1Tex.4,18)

 

“Anh em hãy an ủi nhau và xây dựng cho nhau” (1Tx.5,11)

 Một lời khuyến khích: đó là điều mà người giáo dân ngày nay đang mong chờ. Thật ra, không gì làm tê liệt nghị lực đạo đức của người giáo dân bình thường cho bằng giọng nói buồn tẻ, ủ rũ, hoặc cam chịu. Trái lại, không gì làm họ hưng phấn  cho bằng một tâm hồn mạnh mẽ, có khả năng hướng dẫn họ, điều mà họ luôn hướng về với tất cả niềm tín thác. Ðem lại sự can đảm và sự tín nhiệm cho những tâm hồn đang bị áp bức hoặc đã đánh mất sự tín nhiệm, đó là đặc điểm của Giáo hội, Vị Hôn thê của Ðức Ki-tô. Ðây quả là một trong những tâm tình căn bản làm cho toàn bộ Phụng vụ sinh động, trong Sách nguyện cũng như trong Sách lễ.

Nào ta hãy mở Sách lễ ra, tìm lễ Chúa nhật I Mùa Vọng. Ôi! thật là suối nguồn của sự can đảm sinh động.

     “ Con nâng tâm hồn lên cùng Chúa,

        Lạy Thiên Chúa của con, con tin tưởng nơi Ngài,

        Xin Ngài đừng để con tủi nhục,

        Ðừng để quân thù đắc chí nhạo cười con.

        Chẳng ai trông cậy Chúa mà lại phải nhục nhằn”       

                                                                    (Tv24,1-3)

Ca nhập lễ Chúa nhật II Mùa Vọng :

     “ Này dân Xi-on hỡi,

        Chúa sắp ngự đến cứu độ muôn dân.

        Người sẽ lên tiếng thật oai hùng ,

        Khiến tâm hồn anh em hoan hỷ”.

                                                  (x. Is. 30,19.30).

Ca nhập lễ Chúa nhật III Mùa vọng :

     “ Anh em hãy vui luôn trong Chúa !

        Tôi nhắc lại : Anh em hãy vui lên 1

        Vì Chúa đã đến gần . “

                                                  (Pl 4, 4.5)

Ca hiệp lễ Chúa nhật III Mùa Vọng :

     “ Hãy nói với những kẻ nhát gan :

     “ Can đảm lên, đừng sợ !

                   Này Thiên Chúa chúng ta

                   Sẽ ngự đến cứu độ chúng ta “.

                                                             (x. Is 35,4).

Ðó chính là những điều mà người giáo dân bình thường ưa được nghe trong những bài giảng, khi học giáo lý, lúc xưng tội, trong những cuộc tiếp xúc với các linh mục; những người nhát sợ, những người có tâm hồn bị bẻ gẫy, những người có những vết thương lòng. Ðiều này có nghĩa là ta phải cầm lấy tay họ, tăng lực cho những đầu gối đang sắp quỵ ngã. Ðiều này rất đúng cho thời đại chúng ta, dù nó có tối tăm như trong trường hợp Thánh Phao-lô Tông đồ, khi ngài nghe thấy tiếng xiềng xích kêu lẻng xẻng mỗi khi chân cử động. Tuy nhiên, từ góc ngục tù tối tăm đã vọng lên một tiếng reo vui hướng về phía cộng đoàn các tín hữu đang hoảng sợ. Những tâm tình tương tự ấy tự chúng sẽ tác động tốt đến các giáo dân bình thường. Chúng làm thành một trong những khía cạnh hữu ích  cho khoa trị liệu thiêng liêng, tại đó ta có một bài thuốc chữa lành các linh hồn đã được trao phó cho ta.

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
63 Đền Thánh Quốc Tế Và Quốc Gia Ở Hoa Kỳ. (2/20/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 39 (chương 344-349) (2/19/2009)
Những Hạt Châu Ngọc (22) (2/19/2009)
Những Hạt Châu Ngọc (21) (2/19/2009)
Đoàn Quân Trung Thành Của Mẹ (2/17/2009)
Tin/Bài khác
Thị Nhân Vicka Của Medjugorje Nói Chuyện Với Các Khách Hành Hương #30. (2/14/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 38 (chương 337-343) (2/14/2009)
Ngày Hành Hương Dành Cho Liên Tu Sĩ Trong Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao (2/13/2009)
Cn270: Cuối Cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Của Mẹ Sẽ Toàn Thắng (2/12/2009)
Sự Bí Nhiệm Của Chuỗi Mân Côi (2/12/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768