MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Dặc Sủng Của Đời Linh Mục: 23. Một Sự Thử Thách Xem Ra Hơi Kỳ !
Chủ Nhật, Ngày 15 tháng 2-2009

23. MỘT SỰ THỬ THÁCH XEM RA HƠI KỲ !

 

Tại làng Dinklar, thường có thói quen dạy giáo lý cho cả giáo xứ  vào buổi xế chiều mỗi chúa nhật; sau đó mọi người ở lại chầu Thánh Thể. Vào một buổi chúa nhật, ngay sau bữa ăn trưa, cha phó nghe gõ cửa. Ðó chính là cha xứ :

“Thưa Cha, tôi xin nhờ Cha chầu giùm thay tôi, còn tôi, tôi sẽ dạy giáo lý”.

- “Dạ, vâng ạ, thưa Cha chính”

Khoảng 10 phút sau, cha phó lại nghe gõ cửa.

- “Thưa Cha, tôi cảm thấy mệt mệt, phiền Cha dạy giáo lý giùm tôi, còn tôi, tôi sẽ chủ sự chầu”.

- “Vâng, được ạ!”

Ðộ 5 phút sau, cha phó lại nghe gõ cửa lần thứ ba:

- “Thưa Cha, xin Cha vui lòng dạy giáo lý và chầu luôn cho tiện!”.

- “Dạ, vâng, con sẽ làm”

Rồi sau đó chừng 5 phút, cha phó lại nghe gõ cửa:

- “Thưa Cha, tôi cảm thấy đỡ hơn rồi, thôi Cha để tôi dạy giáo lý và chầu luôn thể”.

Lúc này, cha phó không còn chịu nổi nữa, liền phát cáu :

- “Chuyện này nghĩa là gì? Bộ cha chính muốn nhạo con, phải không ?”

Cha chính xứ mỉm cười, thân thiện :

- “Không đâu, tôi chỉ muốn thử xem Cha có thể kiên nhẫn chịu đựng đến đâu thôi !”

Vào nhiều năm sau , cha phó xứ hồi đó thưa với tôi :

- “Thưa Ðức Hồng Y, chuyện này con nhớ suốt đời”.

Và người ta có lý khi nói: cha chính xứ đã sử dụng “những mưu mô đạo đức” kiểu xem ra hơi kỳ, nhưng thực chất không phải là ngố đâu.

Cha chính xứ nói trên đã là người mà tôi nghe nói là ngài đã giúp ý kiến cho Cha Deharde nên dạy giáo lý như thế nào.

   

CHỈ TRÍCH VÀ PHÊ BÌNH, PHẢI CHĂNG LÀ DẤU TRÍ THỨC TRỔI VƯỢT?

 

Xem ra thế hệ của chúng ta thường ưa chỉ trích gay gắt, hoặc thích chận họng, cắt ngang người đang phát biểu một cách xấc xược. Ðiều này đặc biệt đúng trong thế giới của người trẻ. Tuy nhiên, đây cũng là bổn phận của mỗi người trong chúng ta là phải biết nhận xét và phê bình đúng đắn về những vấn đề quan trọng. Thánh Phao-lô đã viết “Hãy thử tất cả và chỉ nên giữ lại điều gì tốt mà thôi” (1Tx. 5,2). Nhưng xem ra giới trẻ của chúng ta lại không mấy quan tâm về điều này. Ðiều còn đáng tiếc hơn là mức độ phê bình gay gắt được phơi bày ngay trước mắt những người không hiểu biết gì về những điều đang được nêu ra hoặc họ không có khả năng hạn chế kiểu nói phê bình quá khích của mình. Và đây quả là một  điều thật dại dột, không khôn ngoan trong thời đại của chúng ta, lúc mà con người tỏ ra ít kính trọng đối với chính quyền và lúc mà quần chúng lại dễ bị kích động để đi đến bạo động. Ta phải nói thẳng vào mặt cho những ai tưởng mình là thông minh hơn người rồi buông ra những lời chỉ trích giáo quyền.

Thật là một bổn phận danh dự cho những thành phần của đạo binh thánh (militia sacra), đó là phải tỏ lòng kính trọng hoàn toàn đối với Ðức Thánh Cha và Ðức Giám mục giáo phận, trong tư tưởng, lời nói và việc làm. Ðây không phải là vấn đề nịnh hót hay là việc tính toán cho việc “thăng quan tiến chức” cho bản thân; ngoài ra, ta cũng dễ phân biệt  khi ai đó tỏ lòng tôn kính thực sự với kẻ tôn kính có tính toán. Tôi chỉ xin nói rõ thêm điều này: là khi ta hứa “Promitto reverentiam et obedientiam”, thì ta phải luôn giữ lời hứa đó với lòng yêu mến. Các môn đệ của các Tông Ðồ đã viết ra những lời thật cảm động. Xin anh em linh mục hãy đọc lại những lời đó. Khi ta chu toàn bổn phận này thì ta lại càng làm đẹp lòng Chúa hơn, vì ta không nghĩ đến con người của những vị đó nhưng ta làm vì yêu mến Chúa Ki-tô và phẩm trật mà Người đã thiết lập.

Tôi nói như thế không phải vì ích lợi của giáo quyền mà là vì ích lợi của giáo dân và của các linh mục. Vị linh mục nào kiêu căng, thiếu kính trọng và hay chỉ trích giáo quyền thì vị đó tự làm cho mình mất giá trị trước mặt giáo dân, bởi vì sự  kính trọng là mối dây liên kết các phần tử lại với nhau thành một cơ quan và ai làm cho sợi dây đó dãn ra, thì không thể chờ đợi sợi dây đó sẽ bền  cho chính mình. Vị đó chỉ làm cho mình mất danh dự vì các giáo dân cảm thấy rằng: chẳng danh dự chút nào cho một linh mục, với tư cách là thừa tác viên của Giáo hội lại là người nắm giữ quyền cao chức trọng, thế mà lại tỏ ra bất phục tùng !

Lý do thứ ba : vị linh mục nào làm như thế thì không gây được nơi người trẻ lòng yêu mến bậc giáo sĩ, một ơn gọi cao trọng hơn các ơn gọi khác. “Xin quý vị vui lòng dè dặt cho một chút !”, Windhorst đã kêu lên tại Quốc hội, lúc mà các nghị sĩ chỉ trích đến chỗ gay cấn. Lời cảnh cáo này ngày nay vẫn còn giá trị ! Sự  kính trọng là nguồn mạch của nền văn hóa vào bậc nhất. Giữa lúc con người tỏ ra thô bỉ, tham lam, kiêu căng vào các thời cách mạng, thì Giáo hội công giáo đã có vinh dự biết bao khi đứng ra bảo tồn sự kính trọng cho việc “sentire cum Ecclesia”. Và Giáo hội đã biết bảo tồn, gìn giữ sự hiệp nhất giữa các tâm hồn như là một viên ngọc vô giá.

Chớù gì các linh mục giảng dạy các giáo dân biết được ánh sáng của nhân đức ấy! Một thái độ như thế sẽ đem lại ơn ích rất sâu rộng. Sự kính trọng và sự  tế nhị đem lại vinh dự cho những ai giữ được như thế. Ðó là dấu chỉ của một nền giáo dục cao. Cần nhắc lại đây lời cảnh cáo của Ðức Hồng Y Kopp, vị tiền nhiệm của tôi, trong thư chung cuối cùng của người :

“Ðối với người công giáo, lời của Ðức Thánh Cha phải được coi như lời thánh, ngay cả khi không liên quan đến việc công bố tín điều nào. Người công giáo nhận ra trong tiếng nói của Ðức Thánh Cha chính tiếng nói của Ðức Ki-tô và chấp nhận lời giáo huấn của Người một cách trọn vẹn và tín nhiệm. Họ chấp nhận lời Ðức Thánh Cha theo ý Người nói, không thắc mắc, nhưng chấp nhận với một niềm tin yêu trung thành. Ðó là sợi dây tín nhiệm tuyệt đối nối kết người công giáo với Ðức Giáo Hoàng.

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
63 Đền Thánh Quốc Tế Và Quốc Gia Ở Hoa Kỳ. (2/20/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 39 (chương 344-349) (2/19/2009)
Những Hạt Châu Ngọc (22) (2/19/2009)
Những Hạt Châu Ngọc (21) (2/19/2009)
Đoàn Quân Trung Thành Của Mẹ (2/17/2009)
Tin/Bài khác
Thị Nhân Vicka Của Medjugorje Nói Chuyện Với Các Khách Hành Hương #30. (2/14/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 38 (chương 337-343) (2/14/2009)
Ngày Hành Hương Dành Cho Liên Tu Sĩ Trong Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao (2/13/2009)
Cn270: Cuối Cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Của Mẹ Sẽ Toàn Thắng (2/12/2009)
Sự Bí Nhiệm Của Chuỗi Mân Côi (2/12/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768