MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Dặc Sủng Của Đời Linh Mục: 19. Những Bài Học Rút Ra Từ “sách Ánh Sáng” Và “ Sách Bóng Tối”
Chủ Nhật, Ngày 15 tháng 2-2009

19. NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ “SÁCH ÁNH SÁNG” VÀ “ SÁCH BÓNG TỐI”

 

Nếu không có lý do nào đặc biệt và khi không có nhu cầu, thì ta không nên đề cập đến cuộc đấu tranh giữa xác thịt và tinh thần. Nhưng khi cần, ta có thể làm điều này một cách đơn giản và thẳng thắn, với sự tế nhị và với ý ngay lành, rõ ràng, nhưng không ra vẻ trình bày cách bí mật, ta theo gương chính Thánh Tông Ðồ các quốc gia.

Khi tới tuổi dậy thì, chàng thanh niên phải hiểu rằng những bộ phận tính dục là một quà tặng tuyệt vời và hào hiệp do lòng nhân lành của Ðấng Tạo Hóa, tính chất nam giớiù có một ảnh hưởng tốt hay trên toàn bộ các cơ thể. Người thanh niên cũng sẽ nhận ra rằng, không có sự tổ chức sắp xếp này, thì thân xác của mình chỉ là một vật chưa hoàn toàn và những khuynh hướng tự nhiên bệnh hoạn sẽ trở nên cho mình một gánh rất nặng nề. Người thanh niên phải biết rằng những phản ứng từ trong thân xác mình mà mình không tự ý tìm thú vui tội lỗi thì đó chỉ là nằm trong sự phát triển thông thường về thể lý, và chàng trai không có gì phải lo sợ áy náy, mà cứ việc giữ yên lặng về chuyện này để tỏ lòng tôn trọng trước những bí mật của Ðấng Tạo Hóa.

Nhưng chàng thanh niên cũng phải biết rằng sự cứu rỗi chỉ có ở trong sự trong trắng của trái tim mà thôi; đang lúc đó những lạm dụng, tự ý xuất tinh, làm các việc dơ bẩn, quan hệ trơ trẽn, tất cả đều là lý do dẫn đến sự chúc dữ. Chàng phải biết là chính mình phải viết ra trong cuốn sách đời mình những trang sáng chói hay những trang tối tăm. Thánh Phaolô đã làm như thế, Ngài quả là người anh hùng và đã chiến đấu cho cuộc sống nội tâm cũng như cho các hoạt động bên ngoài, như chương V thư gởi cho Giáo đoàn Galát khi Ngài đối chiếu hoa trái của xác thịt với hoa quả của tinh thần.

Về sách của ánh sáng, từ một đời sống trong sạch, chúng ta đề cập tới niềm vui, sự hân hoan và lòng biết ơn. Chúng ta sẽ nói đến sự trinh trong nội tâm tỏa sáng trên trán cao quý, trong sự trong sáng của đôi mắt. Chúng ta sẽ nói đến việc: vì trái tim trong sạch nên mới có sự hăng say làm việc, và tinh thần linh lợi đặc biệt. Chúng ta sẽ nói đến việc ta có thể nắm chắc được lòng hiếu thảo, và các cử chỉ cao quý có được nơi những ai đã giữ được một trái tim trong sạch và giữ các cơ quan vẹn toàn, không tỳ ố. Lúc đó chàng thanh niên sẽ ao ước được nếm thử niềm vui sâu xa mà nhân đức này mang lại, làm cho tâm hồn được an bình cho tới tuổi già và cho phép người ấy thấy giờ chết đến, họ có thể đón nhận với nụ cười của một thiên thần có trên môi. Ðó là những món quà sáng chói mà ta có thể dành được bằng những hi sinh cao cả nhất.

Ngược lại với những trang sách của ánh sáng, lại có một cuốn sách đen tối, tràn ngập những lo âu nội tâm... Ta hãy giở rảo qua từng trang một và ta hãy đọc những tiêu đề trên mỗi chương của sách ấy.

Chương I: Những hoa quả đắng cay của một sự cụt hứng đáng sợ; đánh mất danh dự; sự tự khinh.

Chương II: Lương tâm cắn rứt: con đã nghe tiếng của Người; con sợ hãi vì thấy mình trần truồng nên con đã phải lẫn trốn (Khởi Nguyên .3, 10)

Chương III: Sợ người khác biết chuyện xấu xa của mình.

Chương IV: Giấu diếm và chủ ý nói dối đánh mất lòng đạo đức đơn sơ của con cái Thiên Chúa – và thay vào đó là sự  trâng tráo.

Sau đó là :

 - Thách thức từ phía những bạn tìm khoái lạc .

- Chán việc cầu nguyện – đánh mất tâm tình đạo đức, không còn tin tưởng gì.

- Sa đi ngã lại trong tội lỗi.

- Phạm sự thánh.

- Sau cùng là :

- Xa lánh không còn nghĩ đến sự chết nữa.

Phải, đây quả là một cuốn sách đen tối.

 

Như Thánh Tô-ma A-qui-nô đã có lý do khi đã cầm que củi đang cháy để xua đuổi một kẻ cám dỗ đã lọt vào phòng mình, và chuyện kể, là đã có một thiên thần đến, lấy một dây thắt lưng thắt cho ngài, và nhờ đó đức sạch sẽ của ngài từ đó không còn bị đe dọa bởi cám dỗ nữa.

Và như thế, trong trận thánh chiến này, hoa huệ và cành vạn tuế được liên kết với nhau và không có việc nào được nhiều công nghiệp hơn là đưa chàng thanh niên đến chỗ có được sự cao quý của tâm tình.

 

“SỨC MẠNH CỦA THẦY ÐƯỢC BIỂU LỘ TRỌN VẸN TRONG SỰ YẾU ÐUỐI”

 

“Virtus in infirmitate perficitur” (2 Cr: 12, 9)

Thánh Phaolô đã phải chịu một thử thách rất lớn khi ngài đã phải kêu lên: “một thủ hạ Xa-tan được sai đến vả mặt tôi” (2 Cr. 12, 7). Ngài đã phải chịu bắt bớ, đau khổ trong thân xác – hoặc đã chịu những điều cực nhọc; nhưng đây, chắc phải là một điều gì rất đau xót cho tâm hồn Ngài – chính vì thế mà ngài đã xin Chúa giải thoát ngài: “Ter Dominum rogavi”  (Tôi đã nài xin Chúa đến ba lần) ( 2 Cr.12, 8).

Lúc đó, Ngài đã nhận được Chúa trả lời :

“Sufficit tibi gratia mea, nam virtus in infirmitate perficitur” (2Cr.12,9)

           “Ter Dominum rogavi” ( 2 Cr. 12, 8).

 Lời kêu cứu rất cần cho tâm hồn linh mục khi ngài bị Xa-tan tấn công vũ bão, sức mạnh ngài ở nơi ơn phù trợ của Chúa. Ta phải kêu xin Chúa vào những giờ phút tranh đấu nội tâm, kêu xin Người với sự hăng say, nhiệt tình, với sự kiên trì và tín nhiệm nơi Chúa, như Thánh Phaolô đã cầu nguyện. Ta hãy tranh đấu với thiên thần ánh sáng: “Tôi sẽ không thả ngài ra trước khi ngài chúc lành cho tôi” ( Khởi nguyên 32, 26).

Ở đây, ta đề cập đến hai nguồn mạch của sự chúc lành đó:

Trước hết là kinh cầu xin và các cách thức để xin ơn; sau là Bí Tích Hòa Giải.

Tất cả hai nguồn mạch này làm thành phương thế hiệu nghiệm nhất để “chính trong sự yếu đuối, mà ta được sức mạnh hoàn hảo”. Sức mạnh tiến đến đỉnh cao nhất trong cuộc chiến đấu, một bên là luật của tinh thần và bên kia là luật của xác thịt.

 

I. - Chớ gì lời cầu nguyện của ta trở thành một lời cầu khiêm tốn, bởi lẽ ta xin một ơn trong khi  âu lo, ơn mà ta không có quyền đòi hỏi; không phải là ơn xin để ta tránh được tất cả những tấn công của kẻ địch mà là ơn luôn trung thành trong một trận chiến chân thành.

Chớ gì lời cầu nguyện của ta luôn vui tươi, vui như câu “Virum non cognosco”, niềm vui vang ra từ ngôi nhà Na-gia-rét, qua bao thế kỷ, luôn tỏ lộ ra một niềm hạnh phúc sâu xa cho đến nụ cười nhẹ nhàng cuối cùng của một tâm hồn trong sạch vào cuối đời mình. Phải, chớ gì cách đọc kinh căn bản của ta luôn được niềm vui tươi, chứ không giống như tiếng thở dài của một trái tim buồn tẻ. Chớ gì lời kinh của ta cũng luôn kiên trì, bởi vì, nếu ta nghĩ rằng ta không bao giờ bị địch tấn công nữa, thì quả là ta đã quá tự kiêu rồi – hoặc đã suy nghĩ liều lĩnh rồi.

Chớ gì lời cầu kinh của ta có được sự ngọt ngào êm dịu của mùa Giáng Sinh, ngày mà từ máng cỏ, Con Chiên vẹn sạch đang nằm êm ấm trong sự che chở của các vị bổn mạng đức khiết trinh – Ðức Mẹ Maria, Thánh Cả Giu-se, Thánh Tê-pha-nô, Thánh sử Gio-an, người đã dựa vào lòng Chúa Giêsu, và người mà Chúa Giê-su, khi hấp hối ‘đã trao Mẹ Người cho ngài coi sóc. “Virgo virginem virgini commendavit”. “Người đồng trinh trao Vị Nữ  đồng trinh vào tay người môn đệ đồng trinh”-, các Thánh Anh Hài mà đôi môi ấp úng hát ca bài thánh ca dành cho những tâm hồn trong sạch.

 

II. Năng xưng tội – và nếu có thể xưng tội hàng tuần.

 

Ơn ban cho vị linh mục khi ngài lãnh nhận bí tích này thật là dồi dào. Mỗi bí tích đều có những ơn riêng biệt cho những người lãnh bí tích đó. Ân sủng được trao ban qua Bí Tích Hòa Giải nhằm thẳng vào việc huấn luyện lương tâm được tế nhị và luyện cho trái tim nên trong sạch. Giá trị huấn luyện của bí tích này không thể kể cho thấu. Ta càng thành thực trong việc cáo mình thì ta càng làm cho những ảo giác và những điều giả dối bên ngoài biến đi.

Sự khiêm tốn mà bí tích Hòa Giải đòi hỏi cũng có một ảnh hưởng sâu đậm trên con người. Ðiều đó lại không đặc biệt cần thiết cho vị linh mục, một người được có địa vị cao trọng đặc biệt trong Vương Quốc Thiên Chúa sao? Và rồi, trái tim của vị linh mục chắc chắn sẽ tìm được khi xưng tội, điều mà công đồng Tri-den-ti-nô chỉ ra như là kết quả quý hóa nhất của bí tích Hòa Giải. Công đồng viết: “Kết quả của bí tích này là sự hòa giải với Thiên Chúa. Ðối với các linh hồn đạo đức, ơn chủ yếu đó thường đi đôi với một lương tâm an bình, một cảm giác vui tươi, và được rất nhiều sự an ủi thiêng liêng. (Trid., sess. XIV, 3)

Và sau đó là một điều khuyên mang lại nhiều lợi ích: ngày ta đi xưng tội ta hãy có tâm tình ao ước múc được nhiều điều tốt lành từ nguồn suối đó; và khi đã xưng tội xong, ta hãy dành 15 phút để suy nghĩ trong thinh lặng về câu hỏi sau đây: Những điều dốc lòng nào, trong dịp tĩnh tâm cuối cùng của tôi, là những điều dốc lòng mà tôi đã cho là thực hành nhất và do đức khôn ngoan vạch ra nhiều nhất cho tôi ?

Nói tóm lại, ta hãy lợi dụng tốt hơn nữa, ngày ta đi xưng tội, cùng với những ánh sáng, những điều gợi ý tốt nhất và viễn tượng nào cho tương lai. Ðó là những phương thế thực sự để tìm ra được trong việc rước Mình Máu Chúa Giê-su “một sự trẻ trung mới mẻ cho cả thân xác ta nữa” (P. Meschler)

 

HÃY Ý THỨC ÐƯỢC PHẨM TƯỚC CỦA MÌNH! HÃY MẠNH  MẼ LÊN !

 

Một trong những nét đặc trưng của các nhân đức thụ động – đó là khi tập các nhân đức này, con người cần phải có một ý chí sắc đá và một hoạt động phi thường Cần có ý chí vững mạnh biết bao trong cuộc chiến đấu giữ luật của tinh thần và luật của xác thịt, như Thánh Phao-lô đã có lần đề cập đến một cách thật rõ ràng, khi Ngài đề cập đến sự cao quý trổi vượt của đức trinh khiết! Và cũng như chính Thánh Phao-lô đã khẳng định ý tưởng đức trinh khiết: chỉ tìm điều gì thuộc về Thiên Chúa, và Ngài đã có thể khẳng định: Tôi đã làm việc nhiều hơn tất cả những người khác (1 Cr. 15, 10); ơn Chúa đã không vô ích trong tôi (ibid)!

Những chuỗi dài của những thử thách đớn đau (2 Cr. 11) kết hợp với những công việc liên tục, những thử thách nội tâm đã là một bằng chứng nơi Ngài, bằng chứng của sự hăng say và vui vẻ làm việc, và đây chính là đặc điểm của các trái tim trong sạch.

Ðó là sức làm việc can đảm “Laboremus” mà mỗi vị linh mục phải dang tay ra lãnh nhận trọn vẹn. Ðó cũng là lời mời gọi can đảm của vị Tông Ðồ các dân tộc: “Con hãy làm việc lao nhọc và chịu đựng như là một người lính tốt của Chúa Kitô” (2 Tim. 2, 3).

Nuôi dưỡng những ước vọng cao quý nhất dâng hiến thời gian và sức lực nhờ ơn Chúa nâng đỡ, và phục vụ Ðấng Tối Cao. Ðó là những điều mang lại cho đời sống nội tâm một sự phong phú tuyệt vời, để trả lại gấp trăm lần những hi sinh mà sự độc thân mang lại.

Nếu ta có giữ kỷ luật nghiêm ngặt đối với ngũ quan và có ý chí, thì đó quả là một phương tiện tốt nhất để ta giữ mình cho khỏi những cơn nguy hiểm giao du bất chính, những nguy hiểm đe dọa sự trong trắng của trái tim cũng như đe dọa danh thơm tiếng tốt của ta. Nếu giới trẻ ngày nay thường hay sa chước cám dỗ mà làm những chuyện đồi bại một mình hay những chuyện tồi tệ khác, thì đó chính là vì họ đã quá tự do phóng đãng. Và đây là lúc ta nên ghi nhớ lời khuyến cáo của Thánh Phaolô:

“Anh em không biết thân xác anh em là đền thờ Chúa Thánh Thần hay sao?” (1Cr. 6, 19) . Vậy ta hãy tỏ ra hết sức tôn trọng thân xác của ta. “Agnosce, homo, dignitatem tuam!” (Sermo I de Nativ. Dom.) .“Hỡi người, hãy ý thức được phẩm tước của  mình”.  Với sự trân trọng các mầu nhiệm của Thiên Chúa, ta phải từ bỏ những quan tâm để ý đến những chuyện lả lơi của trí tưởng tượng. Một cách tốt để tránh những chuyện bông đùa nhảm nhí, cũng như sổ sàng, không xứng, đó là “Castigatio vocis” mà khi truyền chức phụ tá phó tế đã đề ra (gìn giữ miệng lưỡi).

Ta không nên mơn trớn các trẻ em , hoặc lảlơi  với các người khác phái, hoặc đi chơi thăm viếng bà con anh em chỉ với mục đích để giết thời giờ;  làm thế, ta sẽ gây ra nhiều nghi ngờ xấu xa; cùng đi chơi cắm trại với các cô, hoặc dự các buổi họp có khiêu vũ - ngay cả khi ta không có ý xấu - hoặc đi lại trao đổi thư từ một cách suồng sã, chỉ làm cho những người sống chung quanh ta thêm nghi ngờ hoặc chê cười.

Tất cả những điều trên đây, theo sự đánh giá của những người công giáo chân chính: thì đều là những việc không xứng hợp với một linh mục. Vị linh mục sẽ được giáo dân đánh giá cao và đem lòng tín nhiệm, khi ngài biết nhã nhặn cám ơn, hoặc khéo léo từ chối một lời mời, để thay vào đó, ngài dành thời gian cho những người nghèo khổ, đau yếu, hoặc để dành thời gian cầu nguyện và làm những việc vô tư , hoặc là để dành những giờ thư giãn để nghiên cứu học các môn học của Giáo Hội.

Nên được thêm điều này nữa: cũng không phải là họa hiếm khi ta chứng kiến một vị linh mục tự làm mất danh giá của mình, khi ngài tỏ ra lòng cảm thông mà người khác hiểu lầm. Ví dụ như ngài đón nhận một vài người nào đó, thực sự là đang cần giúp đỡ, nhưng chỗ của họ lại không phải là ở trong nhà xứ: Có những việc bác ái mà ta không làm được, nếu những việc đó theo những hoàn cảnh lại làm cớ để cho dư luận nghi ngờ, và lý do là danh thơm tiếng tốt của một vị linh mục là vô cùng cần thiết để cho tác vụ của ngài được phong phú. Tất cả những điều này, ta đã thấy được ghi chép trong Giáo luật như những lời khuyến cáo nghiêm trọng. Và nếu trong những trường hợp như thế, mà có bạn đồng nghiệp nào nhắc nhở cho ta thì ta phải hết sức biết ơn . Chuyện khuyến cáo này, chắc chắn là bạn đồng nghiệp của ta không sẵn sàng làm với sự vui sướng đâu, mà thường đó là một sự hi sinh lớn lao mà chỉ vì tình thân thiện huynh đệ linh mục, mà bạn đồng nghiệp đã làm.

Ngoài ra, lấy tình huynh đệ và chân thành nói thẳng trước mặt bạn đồng nghiệp của ta thì còn tốt hơn là ta chỉ trích sau lưng bạn đồng nghiệp . “Conversatio sacerdotis debet esse cum perfectis viris” (sách “Gương Chúa Giê-su” IV, 5). “Vị linh mục cần quan hệ chuyện trò với những người hoàn hảo”.

Ở đây, Thomas  a Kempis muốn nói về những quan hệ của ta với các bạn đồng nghiệp. Ở đâu cũng vậy, những quan hệ với các đồng nghiệp luôn đem lại cho ta một sự hài lòng tuyệt vời và ích lợi mỗi khi ta cảm thấy cần tâm sự với ai đó. Chính Thomas  a Kempis cũng đã nói: “Sine amico non potes bene vivere” (“Không có bạn, ta không có thể sống tốt đẹp”) ï Tân chức trước khi được truyền chức, chắc chắn đã nhận được rất nhiều lời khuyến cáo đặc biệt và thực tế. Vậy, những điều này phải trở thành cho ngài một lối cư xử lâu bền.

Pudor constans! Vị Giám Mục truyền chức cho phó tế đã khuyến cáo như thế.

Nhấn mạnh đến từ : constans  (kiên trì). Vậy trong những năm tháng sau đó, vị phó tế không được buông trôi. Pudor constans: điều này phải là dấu vết không thể xóa nhòa của toàn bộ đời sống nội tâm và cử chỉ bên ngoài của vị linh mục. Vậy, ngay cả trong những lúc bị gian nan thử thách thì trong trái tim của vị linh mục, vẫn cần duy trì được sự bình an và niềm hạnh phúc một cách âm thầm trong trái tim của linh mục, và điều này chắc chắn sẽ là phần thưởng tốt nhất cho tất cả những hi sinh của ngài. Pudor constans! Lời khuyến cáo này vẫn luôn có giá trị. Nó có giá trị sau 10 năm và còn lâu hơn nữa cho một đời sống linh mục trong trắng.

Ðây quả là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, đó là trong thông điệp của Ðức Thánh Cha Pio XI, viết nhân dịp kỷ niệm  15 thế kỷ sau khiThánh Âu-Tinh qua đời. Ngài đã trích dẫn chính những suy tư của vị Giám Mục Hippone này, khi ngài suy tư về đoạn văn sau đây của Thánh Phaolô: “Video aliam legem in membris meis “Và điều ta đọc thấy, quả là đúng phong cách chân thành của Thánh Âu-Tinh:

“Quamdiu hic vivitur, sic est. Sic et nos, qui senuimus in ista militia, minores quidem hostes habemus. Sed tamen habe¬mus. Fatigati sunt... per aetatem. Sed etiam fatigati non ces¬sant qualibuscumque motibus infestare senectutis quietem”.

Ai đã có một chuỗi kinh nghiệm dài của cuộc sống đều biết rằng những lời này quả là đúng sự thật.

“Bao lâu ta sống ở trần gian này là thế đó. Và như thế, cả chúng ta, những người đã già dặn trong cuộc chiến này, kẻ thù của ta có yếu kém đi, nhưng ta vẫn có kẻ địch.

Chúng cũng mệt mỏi...vì tuổi tác. Nhưng cho dù chúng có tỏ ra mệt mỏi, thì chúng cũng không để yên cho tuổi già chúng ta đâu, chúng vẫn quấy phá chúng ta bằng cách này hay cách khác”.

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
63 Đền Thánh Quốc Tế Và Quốc Gia Ở Hoa Kỳ. (2/20/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 39 (chương 344-349) (2/19/2009)
Những Hạt Châu Ngọc (22) (2/19/2009)
Những Hạt Châu Ngọc (21) (2/19/2009)
Đoàn Quân Trung Thành Của Mẹ (2/17/2009)
Tin/Bài khác
Thị Nhân Vicka Của Medjugorje Nói Chuyện Với Các Khách Hành Hương #30. (2/14/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 38 (chương 337-343) (2/14/2009)
Ngày Hành Hương Dành Cho Liên Tu Sĩ Trong Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao (2/13/2009)
Cn270: Cuối Cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Của Mẹ Sẽ Toàn Thắng (2/12/2009)
Sự Bí Nhiệm Của Chuỗi Mân Côi (2/12/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768