MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Dặc Sủng Của Đời Linh Mục: 16. Vi. Những Nhân Tố Không Tưởng Ðược
Chủ Nhật, Ngày 15 tháng 2-2009

16.  VI.  NHỮNG NHÂN TỐ KHÔNG TƯỞNG ÐƯỢC

 

Người bình dân thường rất mau lẹ nhận xét được đủ mọi điều ngay cả khi họ không biết là mình làm được thế. Ðó là những điều mà không thể cân lường được, điều mà người ta gọi là “những nhân tố không lường được”. Ví dụ, khi có ai đó tuyên bố một điều sai lầm, hoặc tự mãn, tự nhiên người khác cảm thấy rất khó chịu và bất mãn. Ðiều này có hiếm xảy ra chăng? Dĩ nhiên mỗi người đều muốn giữ gìn danh dự cho mình tùy theo địa vị, quyền lực và chức bậc của họ. Tuy nhiên, ngay khi lãnh chức phó tế, ta cần phải đặt ra một giới hạn cho sự lo lắng chính đáng đó. Khi truyền chức, Ðức Giám Mục chủ phong đã khuyên các tân chức sau này hãy thi hành quyền bính một cách khiêm tốn, hành quyền một cách thận trọng. Ðó là lời khuyến cáo cần được quan tâm. Một lời cảnh báo tránh những cách hành xử bất lịch sự .Ví dụ: thật không thích hợp chút nào khi ta khoe khoang, chỉ dù chút xíu, về lòng đạo đức của mình, khoe những công việc của mình, khoe cách mình khéo xử. Một người đạo đức mà lại khoe khoang như thế, thì quả là nơi người ấy không có dấu ấn sự thật.

Ngược lại, cùng là một thói quen không lành mạnh, khi một vị linh mục luôn có trên đôi môi những thú nhận về sự yếu kém của mình. Có một vị linh mục, người nước ngoài, đến xin nhập địa phận của Ðức Cha Henri Faerster, vị tiền nhiệm của tôi. Trong câu chuyện trao đổi, vị linh mục này luôn khoe về những thành tích tác vụ của mình. Sau đó, Ðức Cha Henri đã trả lời vị này :

“Thưa Cha quý mến,

xem ra cha nhận xét về bản thân rất cao !”

Vị linh mục thưa :

“Vâng, đúng thế. Ðấy là hồng ân cao quý trong gia đình con; và luôn như thế; những việc mà chúng con không tự ý làm, thì những người khác cũng không ép chúng con làm được”.

Vị linh mục này đã không được chấp nhận nhập vào giáo phận của Ðức Cha Henri. Chỉ vì là những “chuyện không lường được” này mà lời xin không được chấp nhận. Vị linh mục nào hay than vì những công việc của mình quá bề bộn, và vất vả, thì vị đó chỉ làm cho người nghe phải mỉm cười. Người đời còn phải làm ăn vất vả hơn ngài gấp bội. Ta cũng không nên có thái độ khoan dung của kẻ cả đối với người lầm đường lạc lối. Làm thế vị linh mục không những không tranh thủ được lòng yêu mến của họ, mà người giáo dân lại càng dễ nhận ra những thiếu sót việc bổn phận của ngài, được giấu kín sau thái độ đó.

Ta không nên tìm để tỏ sự “cả sáng” của mình ra.  Ðược người khác tỏ thái độ hoan nghênh những công việc và sáng kiến của ta, đó cũng là điều hay, nhưng ta không nên làm gì để tìm được khen hoặc là cố  làm việc bổn phận, vì sợ rằng không làm thế thì ta sẽ không nhận được lời khen ngợi như lòng mong ước.

Sau mỗi Thánh lễ, ta hãy thưa với Chúa :

“Lạy Chúa, không phải cho chúng con mà là để Chúa được hiển danh” (Non nobis, Domine, non nobis, sed nomini tuo da gloriam”.

Và rồi, thưa bạn đồng nghiệp, ta phải cẩn thận khi ta chu toàn bổn phận, khi công việc đó đem lại cho ta những lợi nhuận khá lớn, những lợi nhuận này chắc chắn có thể giúp ta nhiều trong việc làm việc lành phúc đức, nhưng chúng cũng có thể thành một tai họa nghiêm trọng đối với bạn. Vậy, nên giữ sự khiêm tốn nhũn nhặn, giản dị, khi ta lãnh nhận công việc và những dịch vụ không mang lại sự tôn vinh nào; ta cũng sẵn sàng vui vẻ chấp nhận làm những công việc danh giá hay ta nghĩ là danh giá.

Hãy nghĩ đến các gương lành gương sáng của ta có sức mạnh thế nào. Một trong những đặc điểm của thời đại chúng ta, đó là người ta coi nhẹ lòng đạo đức; giới trẻ thì kiêu căng khi phát biểu, cũng như trong các thái độ và trong khi xét đoán. Các người trẻ tìm để đứng lên hàng đầu – cho dù họ thiếu suy nghĩ và thiếu kinh nghiệm. Ta thấy có một hố ngăn cách giữa cha mẹ và con cái, giữa các người trẻ và vị linh mục.

Vậy ta có thuốc chữa nào hay để chữa cho thái độ không lành mạnh đó ?

Ðó là gương sáng của ta.

Auctoritas modesta!

Lời của Chúa Giê-su vẫn còn đó: “Ai là người lớn nhất trong các con, hãy thành người đầy tớ của các con” (Mt 23: 11 ). Ta hãy cầu xin cho điều này không chỉ ở trong dự kiến mà là hoàn toàn được đưa ra thực hành.

 

KHÔNG ÐƯỢC AI BIẾT ÐẾN ? BỊ GẠT XUỐNG HÀNG BÉT?

 

Ai nấy đều biết, có bao đau khổ sẽ xảy ra nếu ta bị khinh rẻ, cho dù chỉ trong tưởng tượng! Và điều này lại gia tăng gấp đôi nếu ta lại phải sống trong cô đơn và như thế ta bị bó buộc ôm sự khổ tâm này riêng cho một mình ta. Vậy, ngay từ đầu ta nên có một số tư tưởng cao quý, một số nguyên tắc cao thượng, để làm như một hàng rào bất khả xâm phạm quanh ta. Và sau đây là một vài chỉ dẫn có thể giúp ta đạt được điều này:

    Luôn nhớ tư tưởng sau đây :

    1/ “Làm theo ý Chúa!”. Không màng được ai hoan nghênh, cho dù chỉ một chút, nếu điều đó không phù hợp với ý Chúa muốn.

    2/ Ai được quý trọng hơn ta, ta không coi rẻ họ, cả trong tư tưởng và trong các phản ứng khác. Những tư tưởng như thế tỏ ra ta chỉ là người có tính tình hèn kém.

    3/ Năng nhắc đi nhắc lại cho bản thân: chẳng mấy lúc Thiên Chúa sẽ sắp xếp mọi sự đâu vào đó. Chúa sẽ đền bù cho những sự thiệt thòi đó.

    4/ Không nên quên rằng: những sự bị hạ nhục đó là điều cần thiết để nhờ đó ta nên người hoàn thiện. “Hãy mua lấy cho bạn vàng đã được thử lửa” ( Kh. 3,18 )

    5/ Trong trường hợp đó, ta nên có thái độ khiêm tốn dễ thương. Ðó chính là một trong những đặc trưng cao quý nhất của tính khí. Ngược lại, một vẻ mặt cau có, hoặc những thái độ gay gắt chỉ làm cho người khác thêm ác cảm với ta thôi.

    6/ Những lúc như thế, ta nên suy nghĩ về lời T.M : “Không một sợi tóc trên đầu các con rơi xuống mà không có ý của Cha trên trời” ( Lc  21, 18 ). Vậy ta nên đặt trọn niềm tín thác vào những con đường bí nhiệm của Chúa quan phòng. Làm thế, ta được niềm vui và đời sống nội tâm của ta được che chở.

    7/ Một tư tưởng sau cùng: không bao giờ Chúa Giê-su đã cao cả cho bằng lúc người bị người ta tới tấp khạc nhổ vào mặt Người. Sau vụ việc như thế, liệu ta dám có những tâm tình tầm thường đó nữa không?

    8/ Khi bước vào đời sau, ta sẽ không nuối tiếc vì đã không tránh né một chuyện nhục nhỏ bé nhất mà Chúa đã dành cho ta như một điều tốt lành cho ta. Lúc đó ta sẽ chứng kiến các giá trị được thay đổi như thế nào.

***

Có một câu chuyện vui mà mỗi lần tôi nghĩ tới thì tự nhiên mỉm cười.

Ðó là chuyện của một phụ nữ thôn dã. Một hôm chị ta đến phàn nàn với tôi về chuyện cậu con trai của chị bị phạt oan, vì tội là chú bé này đã phá hoại các trái táo khi đi trên đường . Chị ta nói:

“Con đã nói với Fritz : là con không phải thi hành hình phạt mà Cha xứ đã phạt con. Con làm như thế có phải không ạ?”

Tôi trả lời:

“Không đâu chị ạ, bé Fritz, con chị nên tập chịu đựng bất công từ khi cháu còn nhỏ; nếu không, sau này cháu sẽ trở thành một người xấc láo, bướng bỉnh và cháu sẽ không thành công trong cuộc đời.

Chị hãy an ủi con của chị và khuyên cháu hãy vâng lời : cháu phải nhận chịu hình phạt mà không phản đối gì cả”.

Người phụ nữ này suy nghĩ một lát, rồi nói lời cảm ơn tôi vì lời khuyên đó. Những người lớn, có lẽ, cũng có thể nhận ở đây một vài điều bổ ích.

  

VÀO NHỮNG NGÀY BUỒN KHỔ

 

Ðối với đại đa số con người, luôn có được một tâm hồn tràn ngập ánh nắng, quả là một điều khó; và nếu có được thế thì có lẽ cũng không luôn là điều tốt. Ngôn sứ Ê-li-a, người đã có một sự nhiệt tình vô bờ và một sự can đảm vô song, khi phải chiến đấu cho Jé-ho-va: chính vị ngôn sứ này cũng đã cảm thấy buồn chán và thất vọng khi thấy mình bị thất bại nhiều lần.

“Bây giờ xin Chúa lấy mạng sống con đi!”  (Sách 1 V: 19, 4)

Ðây quả là những giây phút buồn khổ, nhưng rồi thiên thần đã gọi ông và bảo: “Hãy đứng dậy! Con đường phải đi còn dài!”

Và lúc đó đã nổi lên một cơn gió mạnh làm rung động núi non, rồi tiếp đến có động đất và sau đó một đám cháy lớn bốc lên. Nhưng Thiên Chúa đã không có ở nơi những cái đó. Và một cơn bão táp đã nổi lên trong tâm hồn của vị ngôn sứ! Sau đám cháy, liệu có một làn gió nhẹ đem lại cho ông một sự êm dịu, sự tốt lành và quyền lực của Thiên Chúa? Khi Thiên Chúa đến gần, ông có thái độ trân trọng, ông lấy áo choàng che đầu. Và trong cơn gió nhẹ , Thiên Chúa đã ngỏ lời với ông.

Ðây không phải là một bài học quý giá đối với chúng ta trong những giờ phút đau khổ, xót xa đó sao? Nhiều khi những điều làm tim ta xao xuyến thì chẳng có chi quan trọng cả: ta cảm thấy khô khan nhạt nhẽo khi cầu nguyện, chán ngấy khi ngày nào cũng phải làm việc đều đều như ngày nấy..., một thất bại, những lo âu tưởng tượng – không có một người bạn có thiện cảm – ý bề ngoài làm ta không hài lòng – dốc lòng hoài mà chẳng giữ được... Tất cả những điều này có tác động giống như những đám mây đen bao phủ bầu trời của ta. Chính những lúc như thế thì bằng mọi giá, ta phải duy trì sự bình an của tâm hồn.

Khi có sương mù dày đặc bao phủ, thì người thủy thủ tiến chầm chậm. Ta cũng nên bắt chước và hành xử như vậy. Ai làm như thế thì cho dù tâm hồn đang bị buồn sầu, cũng có khả năng đem lại can đảm cho người khác, và cũng sẽ thấy được một luồng can đảm chiếu trên bản thân.

Một hôm, tại bệnh viện Thánh Bê-na-đô ở Hildesheim , tôi đến bên cạnh giường của một bà mẹ gia đình. Bà đã phải phẫu thuật ba lần. Bà nói với các con bà:

“Chỉ cần một lần phẫu thuật nữa là mẹ sẽ khỏi và sẽ về với các con. Lần phẫu thuật cuối cùng này xong rồi thì không cần phẫu thuật nữa đâu”.

“Thưa mẹ, mẹ quả có tin là lần này mẹ được khỏe lại hẳn không?”, người con cả hỏi bà chỉ ít giờ trước khi bà qua đời.

“Ô, không”, bà trả lời, “mẹ biết là mẹ sắp ra đi rồi nhưng mẹ muốn cho các con can đảm lên, mẹ không muốn cho các con phải đau buồn vì mẹ. Chính vì thế mà mẹ nói là rồi đây mẹ sẽ khỏe lại”. Bà mẹ thật can đảm và anh hùng !

 

Xin thêm một ý, thưa các bạn. Ta hãy nhìn xuống bên dưới ta, nơi những người nghèo khổ, những người nghèo khổ nhất, nơi những người đang túng thiếu, lâm cảnh cùng khổ, những người bệnh nhân không hy vọng bình phục. Ta hãy kết hợp mật thiết với họ, trong một cảm tình chia sẻ đau thương, tỏ lòng trắc ẩn với dân chúng. Lúc đó Thiên Chúa sẽ cảm thông với số phận của các bạn và các bạn không còn phải than phiền về những ngày buồn khổ nữa. Ta hãy nhớ lời tâm sự của Vị Linh Mục Tối Cao với các bạn thân thiết của mình: “Linh hồn Thầy buồn đến chết được!”  (Mc  14,34)

Nếu ta muốn từ chối không chia sẻ chén đắng với Vị Linh Mục Tối Cao thì ta không phải là linh mục đích thực. Ôi ! cuộc sống của vị linh mục, cuộc sống này cao cả biết bao giữa muôn vàn hi sinh lớn nhỏ! Quả là một trường huấn luyện nội tâm, trường luyện tập tâm lý! Và nhờ vào sự kiên nhẫn thầm lặng mà đời sống của linh mục đem lại biết bao an bình.

 

XI-MON – NGƯỜI  KY-RÊ-NÊ

 

Ði theo con đường khiêm nhu nhã nhặn, giản dị, chắc chắn là ta đang tập luyện một nhân đức cao cả, ta tìm được an bình và sắm cho mình một sức mạnh chinh phục. Nhưng có những trường hợp làm cho ta mất mặt nghiêm trọng, và lúc đó  ta một sự làm chủ được chính bản thân cao độ. Chính vì thế mà tôi muốn cùng các bạn xem xét cái ngày mà sẽ làm cho tất cả chúng ta bình đẳng. Tôi muốn nói đến ngày phán xét chung. Chính Ðấng Mê-si-a đã mô tả ngày tính sổ bằng những hình ảnh hết sức sống động, đầy kịch tính: nào là những tai ương kinh khủng xảy đến trong thiên nhiên, nào là những vụ động đất dữ dội trên mặt đất cũng như trên các vì sao; các dân tộc kêu cứu thảm thiết, và lúc đó “dấu hiệu của Con Người sẽ xuất hiện trên bầu trời và họ sẽ thấy Con Người xuống trên đám mây đầy quyền lực và oai phong”  (Mt  24, 30).

Tất cả mọi người, từ đứa trẻ nằm trong nôi đến người nằm trong mộ, những người đã theo gót Thánh  Giá – lúc đó họ sẽ vui mừng nhìn lên cây thánh giá.

Bài ca thập giá lúc đó sẽ nhường chỗ cho bài ca phục sinh, lúc mà bao triệu người sẽ đón chào thánh giá. Tôi như nghe thấy một người trong nhóm kêu lên: “Ôi thánh giá yêu mến của tôi!  Thánh giá mà tôi đã vác trên đường tới Gol-go-tha!”

Và những người đứng chung quanh vị đó bỡ ngỡ hỏi vị đó: “Ông là ai vậy? Bởi vì chính Ðức Giê-su mới là người vác thập giá trên đường tới Gol-go-tha, đâu phải là ông!”

“Thưa, tôi là Xi-mon Ky -rê-nê đây. Tôi đã được hạnh phúc mang thánh giá giùm cho Ðấng Cứu Thế trên con đường đẫm máu đó; thánh giá đó cũng bằng thánh giá của tôi đấy chứ!”.

Lúc đó, tâm hồn của Xi-mon được tràn đầy niềm vui và được một sự tri ân vô bờ.  Lúc đó, mọi người đều đưa mắt nhìn ông với lòng tôn trọng.

Thánh Mát-thêu kể: “Ðang đi ra, chúng gặp một người Ky-rê-nê tên là Xi-mon, chúng bắt ông vác Thập Giá của Người” (Mt 27, 32).

Vậy, các bạn hãy để ý suy nghĩ về chuyện này: người nào mang trên mình dụng cụ của hình phạt một kẻ tội ác phải mang quả là một điều sỉ nhục cho người ấy. Nhưng đến ngày phán xét, trong ngày mà mọi việc đều có giá trị, Xi-mon sẽ vui mừng kêu lên: “Không, cái ngày Gol-go-tha đó đã là ngày vinh quang nhất của tôi!”

Ta hãy nghĩ đến chuyện này khi ta bị hạ nhục, khi ta bị khốn khổ. Xi-mon là người đi đầu trong số những người, xuyên qua các thời đại, đã đi theo chân Chúa Giê-su và đã cảm nghiệm được sức nặng của cây thánh giá, nhưng họ cũng đã nếm được sự dịu hiền êm ái và cảm nghiệm được sức mạnh thoát ra từ cây thánh giá: quả là cuộc chiến thắng thật sự của Ðấng vừa là Người vừa là Thiên Chúa. Vị mà tất cả họ đã đi theo. Ðó là ý kiến của một trong những người đã đi sâu vào cuộc sống của Ðức Giê-su.

 

 

NHỮNG TƯ TƯỞNG LẦM LẠC CHĂNG ?

 

Ngày 18-12-1919, ngày mà Ðức Giáo Hoàng Beneđitô XV trao mũ đỏ cho tôi, ngày đó đối với tôi, chắc chắn đã là một ngày thật vinh dự.

Những ai đã có dịp dự buổi lễ như thế tại nhà nguyện Six-ti-na, chắc sẽ không bao giờ quên được ấn tượng của buổi lễ và những cảm giác mà người đó đã cảm nghiệm được. Ca đoàn hát, hai bên là hai hàng các Hồng Y bạn và các đại sứ của nhiều quốc gia. Chúng tôi từ từ tiến về phía ngai của Ðức Thánh Cha, đặt ngay dưới bức danh họa của Michel Angelo Khi đến lượt tôi lãnh mũ đỏ – thực sự nghi lễ này không phải xa lạ gì đối với tôi – vì hồi tôi còn là linh mục, tôi đã được thấy rồi. Vậy lúc này, lúc mà nghi lễ hoành tráng và cao cả nhất này được đem ra so sánh với giây phút mà linh hồn của một em bé nhỏ nhất hay là của một kẻ ăn xin rốt hết được vào thiên đàng. Và khi chiều về, lúc tôi chỉ còn ở lại một mình trong phòng, tại nhà trọ Anima, tự nhiên tôi nghĩ đến bức họa của Führich, bức tranh mà nhà nghệ sĩ đã vẽ một bộ xương, đang cầm một cái chổi thật lớn và đang quét gọn lại một đống rác gồm: nào là triều thiên, nào là gươm trượng, nào là huy chương. Rồi tôi thả mình theo dòng tư tưởng. Tôi thấy trong tư tưởng, bà hoàng Ischtar khi vừa tắt thở đã bước qua ngưỡng cửa hỏa ngục.

Bóng của vị công chúa này tỏ hiện khi công chúa bước vào vương quốc của sự chết trên mình mặc đầy xiêm áo hoàng gia. Và chuyện xảy ra như sau: khi bà vừa bước qua cửa thứ nhất, người bảo vệ đã tháo mũ triều thiên của bà ra; đến cửa thứ hai người ta tháo bông tai của bà, đến cửa thứ ba vàng vòng hạt ngọc của bà. Rồi sau đó, bà phải gỡ bỏ tất cả các đồ trang sức. Rồi khi đến cửa cuối cùng, bà phải trút bỏ cả những gì mà bà cho là của riêng bà. Và như thế, khi bước vào, bà đã bị lột hết tất cả và bà trở thành người rất nghèo nàn.

Tất cả những vinh dự mà tôi lãnh nhận được trong ngày đó đối với tôi, quả không có giá trị bao nhiêu! Nhưng, vào lúc này, bút tôi dừng lại, và tôi có cảm giác là tôi đang lạc vào những tư tưởng như thế.

Tâu Ðức Thánh Cha Bênêđitô XV, xin Ðức Thánh Cha tha thứ cho con kiểu đánh giá này. Không phải địa vị và danh dự mà con đã lãnh nhận, con không dám coi rẻ đâu, nhưng thực ra, nó bao gồm vẻ long trọng bề ngoài và chóng qua đó; dưới ánh sáng vĩnh cửu những giá trị đích thực nằm ở chỗ khác.

Chính Ðức Thánh Cha trong ngày Ngài đăng quang đội triều thiên, Ngài cũng đã để cho vị phó tế ba lần đốt một ít mụn xơ, lúc Ngài ngồi vào ngai tòa, và vị phó tế đó mỗi lần đốt là lặp đi lặp lại cho Ðức Thánh Cha:

“Tâu Cha đáng kính, vinh quang của thế gian này cũng qua đi như thế!”

Không, thực ra con đã không bị lầm lẫn trong khi suy nghĩ như thế.

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
63 Đền Thánh Quốc Tế Và Quốc Gia Ở Hoa Kỳ. (2/20/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 39 (chương 344-349) (2/19/2009)
Những Hạt Châu Ngọc (22) (2/19/2009)
Những Hạt Châu Ngọc (21) (2/19/2009)
Đoàn Quân Trung Thành Của Mẹ (2/17/2009)
Tin/Bài khác
Thị Nhân Vicka Của Medjugorje Nói Chuyện Với Các Khách Hành Hương #30. (2/14/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 38 (chương 337-343) (2/14/2009)
Ngày Hành Hương Dành Cho Liên Tu Sĩ Trong Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao (2/13/2009)
Cn270: Cuối Cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Của Mẹ Sẽ Toàn Thắng (2/12/2009)
Sự Bí Nhiệm Của Chuỗi Mân Côi (2/12/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768