MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Dặc Sủng Của Đời Linh Mục: 15. V. Sách Nguyện, Cuốn Sách Thiêng Liêng Của Vị Linh Muc
Chủ Nhật, Ngày 15 tháng 2-2009

15.  V. SÁCH NGUYỆN, CUỐN SÁCH THIÊNG LIÊNG CỦA VỊ LINH MUC

 

IN UNIONE DIVINAE INTENTIONIS

(Hiệp ý với Chúa)

Nào ta hãy cầm lấy cuốn sách nguyện. Và lúc này, ta hãy nói: đây cũng vẫn là một ý, cũng vẫn là những cảm tình sâu lắng cần làm sinh động và kết hợp trái tim linh mục với trái tim Chúa Giê-su trong ngôi đền thần bí của Thần vụ. Chính các tâm tình như thế mà lời kinh linh thiêng hơn hết các lời kinh khác được bắt đầu.

Một sự phối hợp hoàn toàn các tư tưởng, các tâm tình, các ý chí: đó là quy luật của sự kết hợp trọng yếu được thể hiện trong thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô, giữa các phần thân và đầu là chính Chúa Kitô.

Chính vì thế, mỗi ngày trước khi bắt đầu đọc kinh của linh mục, chúng ta lên dây đàn hạc của Ðavít bằng cách hợp ý với Người. Ðó là ý nghĩa và là mục đích của lời công bố long trọng này :

“Con muốn cầu nguyện, hợp cùng một ý như Chúa là Ðấng cứu độ con, như Chúa -trong khi sống ở trần gian này- đã muốn dâng lên Cha trên trời lễ hy sinh ca ngợi, tạ ơn, đền tạ và cầu xin”. Mỗi khi chúng ta nói những lời này thì dường như  cánh cửa của đền thánh nhiệm mầu mở ra cho chúng ta.

Và thật sự là như thế.

Ta hãy thinh lặng và bình tâm lại một lúc để dọn mình  bước vào đền thánh của đời sống nội tâm của Chúa Giê-su. Chúng ta cố tìm hiểu sự sâu sắc của tư tưởng này. Ta hãy nghĩ tới lời cầu nguyện của Chúa Giê-su ngay từ khi còn nằm trong máng cỏ: “Này con đây, con xin đến để làm theo ý Cha”. Ðó là ý chỉ đầu tiên của Người.

Rồi ta hãy theo Chúa Giê-su ba ngày ba đêm tại Ðền Thờ: ở đó Người đã suy niệm một cách sâu sắc khi Người chứng kiến những lễ hi sinh đổ máu, và những lễ hi sinh này có giá trị là điềm báo quan trọng đối với Người.

Chắc Người cũng đã chiêm ngắm một cách sâu sắc trước bàn thờ trên đó có bánh dâng tiến và các chén rượu nho, hình ảnh của hy tế Thánh Thể của Người, trước chân đèn bảy ngọn được đốt bằng dầu ô liu -tượng trưng hình ảnh của dầu thánh-nhờ đó Người sẽ biến thành suối nguồn của ân sủng .

Rồi ta hãy nhìn lên Ðấng Cứu Thế đang cầu nguyện trên núi, trong thinh lặng của ban đêm, Người chuyện trò với Cha trên trời, và Người đang kêu mời chúng ta hãy có một ý chỉ thẳng thắn trong suy niệm thinh lặng.

Ta hãy kết hợp một cách ý thức với tất cả những ý chỉ của Vị Linh Mục tối cao đang cầu nguyện, kết hợp với ý cầu nguyện của Người tại phòng Tiệc Ly, tại Ghét-sê-ma-ni, tại Gol-go-tha.

Phải, khi ta mở sách các thánh vịnh rồi bắt đầu đọc sách nguyện “in unione illius divinae intentionis”, lúc đó quả là ta đang thực sự cầu nguyện, nhờ Người, với Người và trong Người. Lúc đó chính là lúc Chúa Giê-su đang cầu nguyện trong ta, và lúc đó cũng là lúc đang thực hiện lời Chúa Giê-su phán cùng Phêrô :

“Thầy đã cầu nguyện cho con”. “Ðiều gì các con xin Cha nhân danh Thầy, Thầy sẽ ban cho các con”.

Lời hứa của Chúa Giê-su thật có giá trị biết bao !

Nhưng ai không đặt trọn niềm tin vào sự hữu hiệu của sách nguyện mà mỗi linh mục đọc với tính cách linh mục, nghĩa là nhân danh Hiền thê của Chúa Giê-su, và dĩ nhiên là phải hợp ý với Chúa Giê-su như vị Hôn thê kết hợp với Hôn phu của mình: vị nào không tin tưởng như thế thì quả vị đó không có một đức tin đích thực .

Vậy trước khi bắt đầu, ta hãy hồi tâm và hãy có những tâm tình cao thượng.

Và niềm vui của tâm hồn sẽ tăng thêm biết bao khi ta cất tiếng hát những bài ca của Xi-on.

 

TRƯỜNG DẠY VIỆC THÁNH HÓA

 

Khi vị linh mục đọc thần vụ là người cầu nguyện cho các nhu cầu lớn của Giáo Hội. Lời cầu này cũng giúp ích bản thân linh mục rất nhiều. Lời kinh đó phải góp phần vào việc thánh hóa bản thân linh mục.

Xin cho tôi được thưa với các cha về tác động thánh thiện của một người bạn trung thành mà Giáo Hội trao cho các cha như là một người hướng đạo, một người bạn thân đồng hành với các cha trên tất cả những con đường của cuộc đời, trong ngày các cha lãnh chức và người bạn đó ảnh hưởng đến việc thánh hóa của các cha như thế nào.

Vị linh mục trung thành đọc thần vụ vì nó sẽ là nguồn thánh hóa cho linh mục.

Hettinger quan niệm: Sự thánh thiện là “trật tự”. Từ “trật tự” ở đây mang ý nghĩa trọn vẹn nhất: trật tự nối kết chúng ta với Thiên Chúa, trật tự thiết lập giữa linh hồn và thân xác, trật tự làm cho các công việc trần gian được phù hợp với số mệnh của đời ta. Và nhất là trật tự  của đức ái.

Ý nghĩa của trật tự làm tăng lên trong chúng ta sự tế nhị của lương tâm, nhờ đó lời kinh nhật tụng trở nên giống như sự “chuyển động” của mặt trời, dệt vào các công việc hằng ngày của ta theo một chuyển biến không ai xâm phạm đến được.

Giáo phận Breslau tôn vinh một vị anh hùng luôn trung thành, đó là chân phước Gio-an Sar-kan-der :

Lúc mà cả thân xác của Ngài bị bệnh tật dày vò, đến nỗi khi Ngài không lấy ngón tay giở sách nguyện sang trang sau được nữa, thì Ngài đã dùng tới lưỡi để giở, và Ngài đã không bỏ sót một thánh vịnh hay một bài đọc nào.

Ðây cũng là cơ hội tốt để tập luyện khổ hạnh bằng cách luôn trung thành đọc sách nguyện, giống như tinh thần nhà binh của “bonus miles Christi” ( người lính tốt của Chúa Kitô). Người lính tốt luôn giữ đúng giờ đúng khắc khi đọc kinh phụngï vụ, điều này trở thành nên như bản tính thứ hai của anh và lời kinh nguyện lại là khí giới được trân trọng nhất.

Ðiều này đòi hỏi phải từ bỏ tiện nghi hoặc sống bừa bãi.

Nguồn mạch thánh hóa, sự tín thác nơi Thiên Chúa là ý nghĩa căn bản của tất cả các thánh vịnh và các lời kinh của thần vụ.

Giữa chiến trường, cũng như tại nhà thương những người bị bệnh tả, vị linh mục bình tĩnh và xác tín lặp đi lặp lại: “Qui habitat in adjutorio Altissimi” (Ai ở trong tay che chở của Ðấng Tối Cao).

Khi bị thất bại ê chề, vị linh mục vẫn duy trì được sự bình an nội tâm: “Qui seminat in lacrimis in exultatione metent” (Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong vui sướng).

Cũng thế, khi linh hồn cảm thấy bị lương tâm đè bẹp vì đã phạm tội, vị linh mục, hơn ai hết, biết được lời kinh ăn năn Miserere, và vang lên trong trái tim mình những lời ca vui của một sự sống ân sủng mới, đồng thời cũng có một sự dũng cảm dấn thân vào việc đền tạ.

Ðiều này cho thấy thánh vịnh 50, cho dù có những tiếng rên xiết nhưng chủ yếu đó vẫn là một thánh vịnh tràn đầy niềm hoan lạc: niềm vui của một trái tim, nhờ ơn bí tích Hòa giải đã tìm lại được sự tươi mát và sự trong trắng của mình. Trong cuộc chiến đấu để nên thánh, ta hãy đưa mắt nhìn lên những vị anh hùng đã tập được các nhân đức. Ðó là lời khuyên của Thomas a Kempis, một vị linh hướng thật vững chắc.

 

Vậy, sách nguyện là trường dạy học, nơi đây ta sẽ học tập được với các nhà anh hùng đó. Năm này qua năm khác, vị linh mục mỗi năm mỗi học thêm được những đặc điểm của mỗi vị Thánh, và vui mừng mỗi khi tới ngày lễ kính các ngài, vì gương sáng tuyệt vời của mỗi vị đó. Thánh Gio-an Tẩy Giả  quả là một tấm gương sáng chói về sự khắc kỷ, khiêm tốn và can đảm rao giảng Tin Mừng. Thánh Giuse, vị anh hùng trinh trong và luôn hi sinh trong niềm tin. Tất cả các vị Thánh đều tràn đầy lòng yêu mến Phép Thánh Thể. Tiếp đến là các vị anh hùng thực thi bác ái: Thánh Edwige, Thánh Elizabet nước Hun-ga-ri, Thánh Mac-ti-nô, Thánh Vin-xen-tê Phao-lô. Rồi tiếp đến các vị anh hùng trong hoạt động tông đồ: Thánh Phao-lô Tông đồ, Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê, Thánh An-phong. Rồi đến các vị anh hùng có niềm tín thác mãnh liệt trong việc tranh đấu cho Giáo Hội được hưởng tự do: như Thánh Ghê-gô-ri-ô VII; các gương mẫu cho các linh mục đang làm mục vụ như  Thánh Gio-an Vi-a-nê; những gương mẫu cho đời sống cầu nguyện trong thinh lặng và tại nơi hiu quạnh như các thánh ẩn tu: Thánh Cla-ra, thánh Tê-rê-sa Hài Ðồng Giê-su, và trên hết tất cả đó là Nữ Vương các thiên thần và các thánh: Ðức Maria, Mẹ Chúa Giê-su và Mẹ của chúng ta. Lẽ nào việc liên hệ thiêng liêng với bao vị anh hùng thánh thiện như thế mà lại không đem lại ích lợi cho đời sống nội tâm và cho việc mục vụ của chúng ta sao ?

 

Nhưng vượt lên trên tất cả các gương lành gương sáng này, điều đối với chúng ta, trong khi đọc thần vụ, là nguồn thánh hóa chúng ta đó là chính đời sống của Chúa Giê-su được phát triển trong suốt năm phụng vụ. Ðời sống nội tâm của ta luôn quy hướng về Chúa Kitô như trọng tâm, bởi vì chúng ta theo Chúa Giê-su trong những niềm vui, những đau khổ và trong vinh quang của Người. Chúng ta múc từ nguồn suối của ơn cứu độ cho đến khi thần vụ vĩnh cửu kết hợp tất cả chúng ta trước tòa Con Chiên.

Ta hãy cảm tạ Chúa Thánh Linh vì ơn Người đã ban cho ta -qua trung gian vị Hiền thê của Chúa Giê-su- khi Người trao vào tay cuốn sách nguyện, cuốn sách luôn đồng hành với chúng ta mỗi ngày.

Vậy ta hãy đọc thần vụ với lòng sốt sắng, nhiệt tình; làm thế nào để Ðấng Cứu Thế có thể nói với chúng ta như xưa Người đã từng nói với thánh Ger-tru-đê :

“Trái tim của con trở thành một nơi cho Ta cư trú tuyệt vời”.

Không phải là một gánh nặng mà là một nguồn vui nội tâm.

“Lòng hoan hỷ, vẻ tưng bừng”

(in laetitia et exultatione). (TV.44, 16)

Ðó là các nốt nhạc của cây đàn hạc của David. Ðó cũng là hòa âm của lời kinh thần vụ trong trái tim của một vị linh mục trung thành.

Mỗi ngày, lời kinh mở đầu với những tiếng reo vang :

“Venite, exultemus Domino,

Jubilemus Deo salutari nostro” (TV.94)

(hãy đến đây ta reo hò mừng Chúa,

tung hô Người là núi đá hộ trì ta).

Ðó là niềm vui căn bản của toàn bộ thần vụ: niềm vui nở rộ trong linh hồn của những ai biết mình đang được ở bên Chúa. Ðó là cung điện du dương, hoan lạc mà sách nguyện không bao giờ thiếu vắng, ngay cả vào những ngày buồn sầu hay là những ngày chán nản than van. Khi trái tim ta tràn ngập niềm vui, thì tâm hồn ta lúc đó như được cuốn hút vươn tới những vẻ đẹp tuyệt mỹ và như bay bổng tới sự thánh thiện.

Linh mục cũng cảm thấy mình có nhu cầu mở rộng lòng ra để đón nhận những cái đẹp của sách nguyện. “Một bài ca mới”: đó là điều mà mỗi thánh vịnh gợi lên, ngay cả khi ta lặp đi lặp lại đến cả ngàn lần.

“Nào ta hãy bước vào nhà Chúa! Lòng ta reo vui biết bao...”

Các bài trích từ tác phẩm của các Thánh Tiến sĩ của Giáo Hội, mỗi vị có một văn phong riêng. Thánh Léô Cả có một lối trình bày rất trong sáng và oai nghi. Ngài nhận thức được địa vị cao cả của ngài khi rao giảng chân lý Kitô.

Thánh Am-brô-xi-ô trình bày một cách khang trang, với sức mạnh và một sự lưu loát ít ai sánh bằng, ngài cũng trình bày giáo lý cách đơn sơ nhưng lại đầy chất thơ.

Mỗt lần đọc bài của Thánh Am-brô-xi-ô là tôi lại nghe thấy tiếng vang vọng trong trái tim của tôi. Thánh Ghê-go-ri-ô Cả, vị Thánh rất thực tế và cũng rất sâu sắc khi Ngài đưa ra những chỉ dẫn về luân lý. Thánh Bê-đa đáng kính có tư tưởng đơn sơ và rất hay, văn phong trong sáng như pha lê. Thánh Bê-na-đô nâng tâm hồn ta lên trời bằng những tác phẩm huyền nhiệm.

 

Vào những dịp lễ trọng, các bài thánh thi lại vươn lên thật trang trọng hơn nữa. Ðó là những viên ngọc vô cùng quý giá của nền thi ca thánh thiện. Rồi một khi những lễ trọng đã qua, thì ta lại có những giai điệu du dương của bài “Ave Maris Stella” bay bổng từ lòng ta.

Vậy nào ta hãy mở lòng ta ra cho thật rộng, trái tim của linh mục, mở lòng đón nhận những vẻ đẹp tuyệt vời đó. Bị tràn ngập giữa bao thực tại trần thế, giữa bao lo âu, bao thập giá hằng ngày, tâm hồn linh mục nào mà lại không ao ước thở được bầu khí trong lành của đỉnh cao Ta-bo-rê và hào hứng trước những bài thi ca thánh thiêng ?

“Ðó là lời kinh buổi sáng hằng ngày của cha sao?”, một người giáo dân một hôm hỏi tôi như thế, sau khi ông đã đọc bản kinh sáng trong sách nguyện và ông rất tâm đắc với sự hăng say sốt sắng mà mỗi người dâng lên Chúa để xin Người dẫn dắt mọi việc làm của mình mỗi ngày.

Nếu mắt ta và lòng ta hướng về những tư tưởng sâu sắc và tốt đẹp như thế thì chắc chắn ta được thúc đẩy mạnh mẽ và xin được nhiều ơn riêng biệt. Ðã có bao nhiêu triệu linh mục tìm được sức mạnh và niềm vui khi đọc sách nguyện, mỗi vị một kiểu, mỗi vị tùy theo năng khiếu và quá trình được huấn luyện, mỗi vị tùy theo ảnh hưởng của những lý do riêng gây nên cho vị linh mục những cảm giác tốt đẹp. Ðó là một sự trợ giúp quý báu, cho phép các vị, nhờ đời sống cầu nguyện mà trở thành nên gương mẫu cho đoàn chiên.

“Thế giới nội tâm” được thành hình nhờ các ơn Chúa và các niềm vui siêu nhiên trở thành nên một thế giới duy nhất có một thực tại lâu bền mà thôi. Một khi ta đã bắt đầu nhìn lên những vẻ đẹp của đời sống cầu nguyện, thì ta càng trở nên tài tình hơn để có thể thưởng thức được những tác phẩm nghệ thuật và để có thể tìm ra được những quan hệ giữa những biến cố của đời sống nội tâm của mình với các dòng tư tưởng của sách nguyện.

Như thế sách nguyện trở thành nên nguồn mạch của sự suy niệm; chính sách nguyện sẽ đem lại sức sống cho các tâm tình xảy ra trong ban ngày. Có vị linh mục nào lại có thể đọc một cách sốt sắng chuyện Thánh Phaolô trở lại mà trong suốt một ngày lại không cảm thấy mình bị ấn tượng bởi biến cố kỳ diệu ấy. Biến cố xảy ra tại cửa thành Da-mát, từ khởi điểm đó mà cuộc sống của vị Tông Ðồ các dân tộc được hoàn toàn đổi hướng mới.

Vậy mỗi ngày ta hay đọc sách nguyện “in laetitia et exulta¬tione” - “Psallite sapienter!”

 

LÀM SAO ÐỂ ÐỌC SÁCH NGUYỆN MỘT CÁCH CHÚ Ý VÀ SỐT SẮNG

 

Sau đây, xin giới thiệu mấy cách thực hành :

“Trước khi khấn hứa, con hãy lo dọn mình” (Huấn ca 18, 23)

Vậy “thinh lặng” trong tưởng tượng, hãy để ở ngoài cửa những kích thích vô trật tự, những lo âu da diết và những ấn tượng gây xáo trộn. Bạn hãy chọn một giờ an bình và một nơi yên tĩnh. Thật là một điều tốt nếu ta có thể đọc một phần sách nguyện trước Nhà Tạm, quan tâm đến sự hăng say nhiệt tình của Ðấng làm trung gian đang ngự trị ở đó. Và trước khi đọc mỗi giờ kinh, ta nên có một ý chỉ riêng mà ta dâng lên trước tòa Ðấng Vĩnh Hằng :

-                         cầu cho giáo xứ,

-                         cầu cho giới trẻ,

-                         cầu cho các bạn đồng nghiệp,

-                         cầu cho việc thừa tác mục vụ của ta,

-                         cầu cho các xứ truyền giáo,

-                         cầu cho các  Giáo Hội địa phương rải rác khắp thế giới. Ðó là “finem perfectum” (sự kết thúc viên mãn) mà giờ kinh tối có nhắc đến, và ta cũng cầu nguyện cho các ý chỉ khác nữa.

Khi đọc thần vụ, ta cũng nên có những tư tưởng cao vời khác nữa. Ví dụ, cầu nguyện và xin ơn được trở nên người làm trung gian thực sự giữa Thiên Chúa và các ích lợi đời đời của toàn bộ nhân loại. Hãy thân thưa nói với Cha trên trời như cách thế Chúa Kitô đã nói; một mình ta với một mình Chúa, trong sự thinh lặng của ban đêm và trong sự  quạnh hiu của núi đồi.

 

Còn có một quy luật nữa, đó là: luôn dành ưu tiên thời gian cho việc đọc sách nguyện, không để đến cuối ngày mới đọc kinh sáng.

Vấn đề thái độ của thân xác khi đọc thần vụ: ta nên có thái độ xứng đáng. Hãy nhớ đến thái độ của con trẻ Giê-su khi Người cầu nguyện tại Ðền Thờ: không vội vàng. Thỉnh thoảng, sau một đoạn kinh làm ta cảm động, hoặc là sau kinh Lạy Cha, ta hãy nghỉ một chút. Thời gian dừng lại ít phút như thế không làm ta mất giờ mà lại đem lại cho ta một niềm vui nội tâm. Ta cũng nên dừng lại sau những đoạn hay, những đoạn có thể làm đề tài cho bài suy niệm hoặc một tư tưởng làm đề tài cho một bài giảng.

Ðể có thể tiến đến việc đọc sách nguyện một cách sốt sắng, đọc các thánh vịnh cũng như các bài ca - nếu ta không thể dừng lại sau mỗi dòng, thì đây là điều mà tôi có dịp giới thiệu :

1. Nắm vững được ý tưởng chủ yếu của mỗi thánh vịnh và nên nhớ rằng: ý tưởng này thường đã được trình bày ngay trong câu đầu.

2. Nhớ dàn bài. Ta có thể làm điều này mà không phải mệt nhọc gì hoặc mất nhiều thời gian.Ví du ï:

Kinh Lạy Cha và kinh Benedictus có 2 phần,

Thánh vịnh Benedicite có 3 phần,

Kinh Te Deum,

Ðối thoại của T.V “Qui habitat in adjutorio Altissimi”,

Thánh vịnh Miserere pha trộn lòng ăn năn sám hối với những tâm tình hy vọng, những tâm tình thờ lạy, những lời quở trách, những lời hứa và những lời an ủi từ bài ca của Mô-sê. Audite caeli: và cứ tiếp tục như thế. Nếu ta nắm được dàn bài thì dàn bài này sẽ trở thành nên như ngôi sao soi đường.

3. Ðiều vô cùng hấp dẫn, đó là cách đọc thánh vịnh và lời vang vọng của các thánh vịnh, các bài dùng trong các đáp ca và các tiền xướng, các câu đối đáp đều giống như người họa sĩ ưa thích trình bày ý tưởng về bức họa của mình và đôi khi ta có thể so sánh lời ca của một buổi lễ trọng như là tiếng vang vọng của các chuông nhà thờ sau các buổi lễ.

4. Sự phân chia các thánh vịnh để đọc trong các ngày khác nhau trong tuần cho phép ta đoán được lý do đã gợi cảm hứng cho vị Hôn Thê của Ðức Kitô, khi chia các Thánh vịnh ra các phần như  thế.

Xin tóm lại :

Ta không nên quên rằng lời kinh của vị linh mục, nếu được đọc một cách xứng đáng thì sẽ tìm được đường đến thẳng Trái Tim Chúa, cũng giống như  những lời của Ða-ni-en và To-bi-a, để xin ơn giải thoát. Những lời van xin này được tay các thiên thần đưa lên trước tòa Chúa quan phòng. Cũng giống như những lời kinh pha trộn nước mắt của thánh Mo-ni-ca đã trả Âu-tinh lại cho Giáo Hội. Cũng như những lời kinh của thánh Bo-ni-pha-xi-ô cầu nguyện cho nước Ðức ngoại đạo, những lời kinh của thánh Phê-rô Ca-ni-si-ô cầu xin cho quê hương yêu dấu. Những cuộc tranh đấu của Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê để cứu các linh hồn; và những lời kinh thầm lặng của bao linh hồn kết hợp với Chúa đã làm được những phép lạ trở lại đạo. Lời cầu kinh và những lao nhọc trong con người của linh mục – ora et labora –, đó là tinh thần của Thánh Gio-an Vianney, vị Thánh gương mẫu tuyệt vời của tất cả các linh mục.

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
63 Đền Thánh Quốc Tế Và Quốc Gia Ở Hoa Kỳ. (2/20/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 39 (chương 344-349) (2/19/2009)
Những Hạt Châu Ngọc (22) (2/19/2009)
Những Hạt Châu Ngọc (21) (2/19/2009)
Đoàn Quân Trung Thành Của Mẹ (2/17/2009)
Tin/Bài khác
Thị Nhân Vicka Của Medjugorje Nói Chuyện Với Các Khách Hành Hương #30. (2/14/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 38 (chương 337-343) (2/14/2009)
Ngày Hành Hương Dành Cho Liên Tu Sĩ Trong Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao (2/13/2009)
Cn270: Cuối Cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Của Mẹ Sẽ Toàn Thắng (2/12/2009)
Sự Bí Nhiệm Của Chuỗi Mân Côi (2/12/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768