MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Dặc Sủng Của Đời Linh Mục: 14. Iv. “cùng Với Ðức Maria, Mẹ Chúa Giêsu”
Chủ Nhật, Ngày 15 tháng 2-2009

14. IV.  “CÙNG VỚI ÐỨC MARIA, MẸ CHÚA GIÊSU” (Cv.1,14)

 

“Các con cứ xem việc họ làm thì nhận ra họ là ai”

Tôi nghe nói, các nhóm trẻ họp nhau, họ đưa ra ý kiến này là: ngày nay người ta không còn quý trọng bao nhiêu việc tôn sùng Ðức Mẹ, cho dù đã có truyền thống từ xa xưa, vì họ cho rằng: lòng tôn sùng Ðức Mẹ không quy hướng về Chúa Ki¬tô cho đủ.

Ôi! Các nhà thông thái bé bỏng này thật là bé cái lầm !

Có ai đã quy hướng nhiều hơn về Chúa Kitô cho bằng Ðức Mẹ Maria? Tước vị của Mẹ, sự thánh thiện của Mẹ đều lấy nguồn từ ơn cứu độ mà Chúa Giê-su Kitô đã đem tới.

Tất cả những nguyện vọng, tư tưởng, việc làm, và những đau khổ của Mẹ, tất cả những giây phút của đời Mẹ đều chỉ quy hướng về một trung tâm: đó là Chúa Giê-su.

Làm sao ai đó có thể quy hướng về Chúa Giê-su nhiều hơn là khi đi theo những vết chân của Ðức Maria? Nào ta hãy nhìn vào những kết quả do việc tôn sùng Ðức Mẹ. Cứ  xem các kết quả này mà ta sẽ nhận ra được bản chất và giá trị của nó.

Ta cứ thử đi một vòng thế giới công giáo là sẽ thấy: nơi đâu lòng sùng kính Ðức Mẹ triển nở, thì ở đó đức tin vào thần tính của Ðức Kitô cũng rất mạnh. Ðó là nhiệt kế đo lường sức nóng của niềm tin vào Chúa Kitô, con của Mẹ.

Nơi đâu có lòng yêu mến Ðức Trinh Nữ vô nhiễm và Mẹ trinh trong, thì ở đó càng có sự khao khát có được một trái tim trong trắng – phẩm cách của người thiếu nữ cũng như của các bà được hoàn toàn kính trọng.

Lịch sử văn chương cũng minh chứng cùng với lòng yêu mến Ðức Maria thì có một sự âu yếm đặc biệt được thể hiện nơi thi ca. Bởi lẽ ai hiểu được những tư tưởng của Ðức Maria thì người ấy duy trì được niềm vui trên núi Ta-bo-rê, bất chấp những trận mưa rào – tâm hồn họ vẫn có được sự hài hòa và có một cánh “hoa hồng mầu nhiệm” tươi nở và không bao giờ tàn phai.

Lòng tôn sùng Ðức Trinh Nữ có một ảnh hưởng rất sâu rộng trên đời sống gia đình, trên sự quan hệ giữa người chồng và người vợ, giữa con cái và cha mẹ. Kinh nghiệm cho thấy : tôn trọng sự đồng trinh của Ðức Mẹ làm cho đôi vợ chồng biết luôn trung thành với nhau. Dường như người chồng nhìn thấy nơi vợ mình một người chị em của Mẹ trên trời. Và, nếu ta nhìn về nhà Na-gia-rét với cái nhìn của một đứa trẻ, thì lòng hiếu thảo cũng như tình yêu của người cha người mẹ cũng được phát triển thêm và trở nên siêu việt hơn.

Yêu mến đời ẩn dật của Ðức Ma-ri-a tại Na-gia-rét, suy niệm về thái độ của Mẹ Ma-ri-a tại tiệc cưới Ca-na, hoặc là những cuộc gặp gỡ của Mẹ với Chúa Giê-su, thì ta hiểu được ý nghĩa của sự điều độ, sự hài hòa. Yêu mến một cuộc sống yên tĩnh, một công việc thanh bình tại nhà, xa những xa hoa tráng lệ, đó là ta đi tìm niềm vinh quang nội tâm, mà theo Thánh Âu-tinh, nó được tượng trưng bởi dầu mà các cô trinh nữ khôn ngoan mang theo đã đổ đầy vào trong đèn.

Những kết quả mà lòng tôn sùng Ðức Maria mang lại cho chúng ta trong những giờ phút an bình thật đáng quý; còn những kết quả được mang lại trong những giờ phút khó khăn thì lại càng tốt đẹp hơn. Và ngay trong lúc lâm tử, sự thất vọng sẽ không đến với ai đã có thói quen ngước mắt lên Mẹ trên trời và lên Con Thiên Chúa.

Các bạn đã chẳng thấy có biết bao người mẹ khổ đau đến quỳ trước ảnh Ðức Mẹ sầu bi đó sao? Cách đây chừng 20 năm, tôi có dịp về thăm nhà dòng mẹ của các nữ tu “Dòng Nhân Hậu” tại tỉnh quê nhà của tôi. Khi từ giã ra về thì mẹ Bề trên Tổng quyền thưa với tôi :

“Chúng con có một chị, chị Tau-xi-ca đang đau nặng tại nhà kẻ liệt. Có lẽ chỉ còn sống được ít ngày nữa thôi”

Tôi liền tới nhà kẻ liệt thăm Sơ và hỏi xem tôi có thể giúp chị được gì không.

“Thưa không ạ, thưa Ðức Tổng”, chị trả lời, “con rất vui vì Ðức Tổng đã đến thăm và con muốn nhờ dịp này mà cảm ơn Ðức Tổng”.

- Cảm ơn về chuyện gì ?

Lúc đó, với tất cả sự đơn sơ chân thành, chị kể :

“Con nhớ hồi con mặc áo dòng, Ðức Tổng đã giảng cho chúng con một bài. Ðức Tổng đã nói là: mỗi khi những giờ đen tối ập đến, các con hãy đọc kinh cầu Ðức Mẹ, và khi tới câu “Ðức Nữ trung tín thật thà, xin cầu cho chúng con”, thì các con hãy nói điều này:“Vâng, đây chính là lời than van mà con thích nhất, con không ao ước điều gì khác mà chỉ muốn một điều này thôi, đó là được trở thành một trinh nữ  luôn trung tín như  Ðức Mẹ Ma-ri-a”.

“Thưa Ðức Tổng, đó là điều mà con vẫn thực hành, và con đã rất vui vì con đã có thể lướt thắng được tất cả những khó khăn. Hôm nay con muốn cảm ơn Ðức Tổng vì lời khuyên của Ðức Tổng – Bây giờ con đã không còn sống được mấy nỗi nữa, con xin lặp lại: “Ðức Nữ trung tín thật thà, xin cầu cho chúng con”, và con được hài lòng”.

Ðây quả là lời di chúc của một người con thực sự của Ðức Maria.

Trong đời sống của Thánh Hedwige cũng có một câu chuyện giống như thế.

Thánh nữ luôn mang trong mình một bức tượng Ðức Mẹ rất nhỏ. Rồi nhiều lần, Thánh nữ lấy đặt ra trên tay và chiêm ngắm bức tượng với lòng sùng kính; và lòng yêu mến Ðức Mẹ lại được thêm sinh động. Rồi Thánh nữ lấy bức tượng này để chúc lành cho bệnh nhân.

Lạy Thánh Hedwige, xin cũng chúc lành cho chúng con như thế từ trời cao. Chớ gì hình ảnh của Ðức Mẹ Maria luôn đồng hành với chúng con trong cuộc sống và trong khi chết.

Các bạn hãy xem các kết quả tốt do lòng sùng kính Ðức Mẹ đưa lại, đó là bằng chứng hùng hồn nhất về giá trị của lòng tôn sùng Ðức Trinh Nữ Maria. Một lòng tôn sùng quy hướng về Chúa Kitô.

 

“BÂY GIỜ THÌ TÔI HIỂU CHUỖI MÂN CÔI”

 

Mùa thu năm 1881, tôi cùng đi với một người mới trở lại đạo. Ngược phố Brennerstrasse, ông kể cho tôi nghe về đời sống nội tâm của ông.

Có nhiều tục lệ trong Giáo Hội Công giáo thật mới lạ đối với ông và lúc đầu thật sự đã gây cho ông một số khó khăn. Nhưng lại có những việc đạo đức khác đem lại cho ông niềm vui tràn đầy, niềm vui mà từ trước tới nay ông chưa bao giờ có được.

Về vấn đề xưng tội, ông tâm sự: “Thoạt đầu, việc xưng tội làm tôi sợ hãi không ít, quả là đáng sợ thật; nhưng bây giờ thì tôi lại vui mừng mỗi khi đi xưng tội. Tôi đã không bao giờ biết rằng việc xưng tội đem lại nhiều ánh sáng đến như vậy. Cảm nghiệm được một sự an bình nội tâm và có được một sự can đảm nhiệt tình mới. Tất cả những điều này đều là kết quả của việc xưng tội”. Nói đúng hơn là: đó là nhờ các ơn mà bí tích Hòa giải đem lại.

Rồi tiện thể, ông nói thêm:

“Nhưng tôi vẫn chưa hiểu lý do tại sao mà nhiều người rất ưa thích việc lần chuỗi”.

Tôi liền nói với ông: “Vậy thì, nào chúng ta cùng nhau lần chuỗi đi, không vội vàng lật đật chi, chỉ lần một chục hạt rồi xem ta có thể vừa lần chuỗi vừa suy niệm được không. Ví dụ, ta chọn chuỗi hạt đầu cho việc Dâng Chúa Giê-su vào Ðền thánh.

- Khi đọc kinh Kính Mừng đầu tiên, ta nhớ tới thái độ của Ðức Ma-ri-a đã ngoan ngoãn vâng lời Chúa truyền dạy như thế nào. Và như thế ta yêu mến sự vâng  phục.

- Kinh Kính Mừng thứ hai, ta hãy nhìn Ðức Mẹ tiến vào Ðền Thánh, Mẹ nghèo nàn và khiêm tốn biết bao. Và đời sống của ta cũng phải như thế trọn đời.

- Kinh thứ ba, niềm hạnh phúc vô song Ðức Mẹ có được khi ẳm con trẻ Giê-su trong đôi tay, đầu nhỏ bé của Hài Nhi dựa bên trái tim Mẹ: ta ao ước được sống thân mật với Thiên Chúa.

- Kinh thứ bốn, niềm vui của mỗi người Do Thái khi họ bước vào Ðền Thờ.

- Kinh thứ năm, Ðức Mẹ cùng hợp ý với trẻ Giê-su dâng mình làm của lễ – Nào ta cũng âm thầm dâng cho Chúa tất cả những hy sinh của ta.

- Kinh thứ sáu, niềm hân hoan của ông Si-mê-on và niềm hạnh phúc của Ðức Maria đã cảm thấy như một người mẹ đã cảm nghiệm được. Và chính ở đây trái tim của chúng ta cũng hòa niềm vui với Người.

Và cứ như thế mà đọc tiếp đến Kinh Ave cuối cùng, thì Ðức Maria tự hỏi lời tiên báo: một lưỡi gươm sẽ đâm thâu qua lòng mình có ý nghĩa bí nhiệm gì, nhưng Mẹ sẵn sàng chịu đựng tất cả vì Chúa Giê-su.

Amen! Vâng, chớ gì đó cũng là tâm tình của chúng ta !

Mỗi Kinh Ave Maria đều đượm một sự ao ước thầm kín. Vâng, “mỗi kinh đó” phải trở thành nên cách tôi suy tư, thành ý chí và cuộc sống của tôi. Và ta cứ tiếp tục như thế cho đến lời kết cuối cùng:  Sáng Danh Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con và Ðức Chúa Thánh Thần”.

“Bây giờ thì tôi đã hiểu được ý nghĩa của chuỗi Mân Côi” -Ông bạn lúc đó mới kêu lên-. “Từ nay tôi sẽ cố lần chuỗi cho đúng và sốt sắng”.

Vậy, sao ta lại không thể dùng cách này hay cách khác, tùy ý thích và điều kiện để giới thiệu cho các giáo dân của ta biết phương pháp tốt để suy niệm các mầu nhiệm Chuỗi Mân Côi. Làm thế là ta giúp nhiều người mở một cuốn sách mà bị đóng từ trước.

Biết sử dụng chuỗi mân côi cho tốt sẽ làm lòng người tín hữu được an vui. Và rất nhiều khi niềm vui của trái tim khuyến khích và dọn đường cho ơn Chúa.

Tiếng chuông “Nhựt một” (Angelus) từ tháp nhà thờ nhỏ bé nhìn xuống quang cảnh của một miền quê yên tĩnh, tiếng chuông bao bọc không gian thật dễ thương và mang lại cho ta cảnh tượng của một thế giới mai hậu: Ðây quả là hình ảnh của việc lần chuỗi mân côi đối với đời sống nội tâm của ta.

Ôi! Tiếng chuông từ tháp nhỏ nhà thờ vang lên trong buổi chiều, chớ gì ta được nghe thấy ngươi vào lúc xế chiều của đời ta!

Bây giờ, ta hãy nghe những lời đặc trưng của một người trở lại đạo, ông Langbehn :

“Ta không bao giờ chán cơm bánh, cũng không bao giờ nhàm chán Kinh Lạy Cha, lời chào của thiên thần và Kinh mân côi.

Kinh mân côi có thể được ví như là một trinh nữ đang tản bộ giữa một vườn hoa muôn sắc, được chăm sóc cẩn thận. Vậy nếu được phát xuất tự đáy lòng thì kinh mân côi là kinh siêu việt hơn các kinh khác. Ðọc Kinh mân côi và đi đàng Thánh giá giúp phát triển tinh thần công giáo và là sự trình bày sống động của nội dung đức tin”

Langbehn quả đã có những nhận xét sâu sắc và tinh tường.

  

TIẾNG VANG VỌNG TỪ THƯỢNG GIỚI

 

Sau đây là chứng từ của một nhà họa sĩ, ông Hans Thoma, một người đã có sáng kiến lên tiếng đòi hỏi tân nghệ thuật phải phù hợp với luân lý lành mạnh. Và ông đã thể hiện được điều đó trong các bức họa  của mình.

Các bức họa của ông có một sự thực tế, một sức mạnh diễn tả tuyệt vời, và chính vì thế mà các bức họa của ông được rất nhiều người hâm mộ.

Trong cuốn “Niên giám của linh hồn”, ông kể :

“Vào một ngày chủ nhật, giữa mùa hạ, tôi dậy rất sớm. Từ cửa sổ tôi nhìn ra ngoài trời rạng đông, ánh nắng non đang xuyên qua làn sương mỏng.

Thung lũng và khu rừng đều bị sương bao phủ như  một tấm khăn voan mà rồi đây mặt trời sẽ sớm làm tan đi.

Vào lúc đó, trong cảnh hoang tàn của ban mai, tôi nghe rõ, từ thung lũng vang lên rất trong trẻo lời cầu kinh của những người hành hương đang tiến về đền thánh Ðức Mẹ ở Todtmoos. Họ đang lớn tiếng cầu xin Mẹ trên trời. Ðó là lời ca ngợi khen, nhưng cũng là tiếng kêu của một tâm hồn khốn khổ vì đang phải vật lộn giữa sự thiện và sự ác, linh hồn cảm thấy chơi vơi, nhưng vẫn thẳng tiến bước trong cuộc đời: Kính mừng Maria...

Những ánh nắng mặt trời làm thủng màn sương: tại phía đông, tất cả bầu trời như chìm đắm trong ánh sáng vàng như hứa hẹn thiên đàng.

Tôi cảm thấy chung quanh tôi đang diễn ra một mầu nhiệm thánh và khó tả nên lời; mầu nhiệm đó cứ từ từ rõ nét hơn đối với tôi. Tôi hiểu rõ hơn tại sao tâm hồn con người đang khắc khoải lại kêu cầu Mẹ nhân từ, cầu xin Mẹ giơ tay che chở và dẹp tan những nghi ngờ và sự bất ổn của cuộc đời này.

Vì khi các người hành hương đi ngang qua trước cửa nhà tôi, họ vừa đi vừa đọc kinh. Lúc đó, tôi cũng cùng cầu kinh với họ cho đến khi không còn nghe thấy tiếng họ nữa...Và rồi như một tiếng vọng, trái tim tôi lại nhẩm thầm: Kính mừng Maria..!

Và giờ đây, từ giã vẻ huy hoàng của buổi sáng, cuộc sống quen thuộc và bình thường lại trở về với tôi cùng với những lo âu lớn nhỏ, những nỗi đau cũng như những niềm vui mà thiên nhiên và con người chung quanh gây ra cho nhau trên đường đời”.

Những tư tưởng trên đây của Hans Thoma bộc lộ tâm tư thầm kín của mình thật cảm động. Tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần, đọc chậm rãi, đọc thầm và vừa đọc vừa suy niệm.

Và mỗi lần đọc, tôi lại thầm nhủ: những cảm tưởng mà người nghệ sĩ cao quý nhất này đã cảm nghiệm được, thì chúng ta là những người công giáo, chúng ta đã hạnh phúc được sở hữu từ hồi còn nhỏ dại. Liệu ta có ý thức được điều đó chưa?

Chúng ta là những linh mục, liệu chúng ta có cố gắng đủ để làm sống lại, làm cho mạnh mẽ hơn và khuyến khích tất cả những giáo dân của chúng ta để họ sống hòa hợp và khí thế theo những làn gió thổi đến từ những cánh đồng huyền bí thánh.

 

NHỮNG ÐIỂM THÔNG ƠN THÁNH

 

Bằng nhiều con đường khác nhau, ơn Chúa có thể đến để cứu độ chúng ta. Ơn Chúa luôn tác động chung quanh ta ngày đêm để cuối cùng sẽ đến lúc mà lòng ta mở ra để đón nhận ơn Chúa. Có bao cơ hội, bao biến cố mà tiếng kêu gọi của Thiên Chúa đến với ta, hoặc là thông qua những thúc đẩy mạnh mẽ, chúng trở nên cho chúng ta điểm phát xuất của những điều dốc lòng có tính cách quyết định.

Ta cứ xem đời sống của các thánh thì biết chuyện đời các ngài chứng minh điều này. Chính thế, một vị Thánh như Phaolô, như Âu-tinh, như Phan-xi-cô. Các vị này đã được kêu gọi thực hiện một ơn gọi tuyệt vời.

Những cuộc sống của những người giáo dân bình thường cũng làm chứng cho chân lý này bằng trăm nghìn cách.

Hằng năm khi đọc trong sách Phụng vụ các giờ kinh, ta lại gặp câu chuyện trở lại của Thánh An-rê Cor-si-ni. An-rê Cor-si-ni lúc đó đang ở tuổi thanh xuân, và cho dù đã được giáo dục đạo đức cẩn thận, nhưng An-rê Cor-si-ni đã trải qua một cuộc sống ăn chơi đàng điếm. Bà mẹ của An-rê nhiều lần đã quở trách ngài nặng lời và khuyên răn khẩn thiết, nhưng An-rê  chứng nào vẫn tật ấy. Rồi một hôm, bà nói với An-rê :

“An-rê con! cha mẹ đã dâng hiến con cho Ðức Trinh Nữ, và như thế ngay từ khi con còn ở trong bụng mẹ, con đã là con của Ðức Ma-ri-a rồi. Nhưng hiện nay, cách ăn ở của con có xứng với danh hiệu đó không ?”

Khi nghe thế, An-rê làm thinh và đăm chiêu suy nghĩ.

Những lời quở trách của mẹ An-rê đã không đem lại kết quả thì nguyên tư tưởng: “ngay từ bụng mẹ, tôi đã được hiến dâng cho Ðức Ma-ri-a rồi!” đã đạt được.

Ðiều này đã thành như một “mặc khải”. Chính vì có tâm tình đó mà từ  đáy lòng, ơn kêu gọi của Chúa đã đến.

Mấy ngày qua đi và chàng thanh niên lúc này đã khôn ra, và chàng  đã đến gõ cửa Dòng Ca-mê-lô.

Ngài đã chống lại cách mãnh liệt những cơn cám dỗ lúc đó đang nổi lên trong người. Sau đó, Cor-si-ni đã được tấn phong làm giám mục. Và một đời giám mục rất hoạt động, sáng suốt và phong phú. Cuối cùng Ðức Ur-ba-nô VIII đã đặt Ngài lên trên bàn thờ.

Rất nhiều người giáo dân cũng như rất nhiều vị linh mục đã cảm nghiệm sâu sắc ơn Chúa ban có điều đặc biệt này, đó là: việc trở lại và những điều dốc lòng anh hùng thường được khởi đầu bằng những cảm giác đạo đức nhỏ bé của đời sống nội tâm của ta. Các cha linh hướng và tất cả những vị có trách nhiệm, các bậc cha mẹ, các nữ tu, y tá không nên quên điều này.

Ngay cả vào thời đại chúng ta, một thời đại không quan tâm mấy tới những trạng thái nội tâm của linh hồn, thì sự nhận xét trên đây vẫn đúng.

Thánh Bê-na-đô đã ca tụng Mẹ Maria, ngôi Sao Biển như sau :

“Nếu những trận mưa rào của cơn cám dỗ ập đến, nếu ta gặp phải cơn gian nan đau khổ, ta hãy nhìn lên ngôi sao, ta hãy cầu xin Ðức Maria. Nếu sự giận dữ, sự hà tiện, hoặc sự dâm dục làm chòng chành con thuyền nhỏ bé của đời sống nội tâm của ta, hãy nhìn lên Mẹ Maria. Nếu tội lỗi ta thật nhiều, nếu lương tâm ta bị hoen ố, khi nghĩ đến ngày phán xét ta bị hoảng sợ, nếu ta bắt đầu chìm sâu trong sầu não và thất vọng, ta hãy nghĩ tới Ðức Maria”. (Hom.2: super “Missus est”)

Nhà văn sĩ thần bí đã viết đầy chất thơ. Nhất là ta hãy ý thức được rằng: lòng tôn sùng Ðức Trinh Nữ Ma-ri-a là một phép lành cho đông đảo người kitô-hữu, như những thực tại của đời sống thiêng liêng đã minh chứng: ta sẽ thấy rõ hơn trong chan hòa ánh sáng, vào một ngày mà bức khăn che sẽ không còn nữa.

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
63 Đền Thánh Quốc Tế Và Quốc Gia Ở Hoa Kỳ. (2/20/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 39 (chương 344-349) (2/19/2009)
Những Hạt Châu Ngọc (22) (2/19/2009)
Những Hạt Châu Ngọc (21) (2/19/2009)
Đoàn Quân Trung Thành Của Mẹ (2/17/2009)
Tin/Bài khác
Thị Nhân Vicka Của Medjugorje Nói Chuyện Với Các Khách Hành Hương #30. (2/14/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 38 (chương 337-343) (2/14/2009)
Ngày Hành Hương Dành Cho Liên Tu Sĩ Trong Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao (2/13/2009)
Cn270: Cuối Cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Của Mẹ Sẽ Toàn Thắng (2/12/2009)
Sự Bí Nhiệm Của Chuỗi Mân Côi (2/12/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768