MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Dặc Sủng Của Đời Linh Mục: 12. Iii. Dưới Ánh Sáng Vĩnh Cửu
Chủ Nhật, Ngày 15 tháng 2-2009

12. III.  DƯỚI ÁNH SÁNG VĨNH CỬU

 

BẠN TÂM GIAO CỦA LINH MỤC

 

Bao nhiêu thử thách xảy đến trong đời sống linh mục của ta: nào là những khó khăn, những ảo tưởng, những nhục nhã, nào là những lúc thối chí, những khi tối tăm bao trùm.

Bạn đi tìm một ai đó để tâm sự, nói cho biết tất cả, ai đó hiểu ta, có thể vực ta dậy, đem lại cho ta sự can đảm và niềm vui. Ta đi tìm một ai đó mà ta biết họ sẽ không coi ta như một gánh nặng, người đó sẽ là một người bạn tâm tình (confident) mà ta có thể cởi mở, cho họ hiểu được tất cả những gì ta mang nặng trong lòng.

Ta hãy nhớ những lời khéo léo của sách “Theo Gương Chúa Giê-su”.

“Magna ars est scire cum Jesu conversari; et scire Jesum tenere, magna prudentia”. (Biết thưa chuyện với Chúa Giê-su là một nghệ thuật “cao cả”; và biết bám lấy Chúa Giê-su là cả một sự khôn ngoan).

Nhưng, có lẽ bạn nghĩ là không phải lúc nào cũng có những chuyện lo âu hay những vấn đề lớn quan trọng trong vương quốc của Thiên Chúa đâu. Liệu tôi có tìm được từ nơi Chúa Giê-su chút quan tâm đến những lo lắng, những chiến đấu và những nguyện vọng thực sự không có hậu quả quan trọng nào ?

Như Chúa Giê-su đã khả định một cách rõ rệt, trả lời cho bạn rằng :

“Ngay cả tóc trên đầu của các con cũng đã được đếm cả rồi, và không có sợi tóc nào rơi xuống đất mà không được sự đồng ý của Thiên Ý”

Ðó quả là một lời nói đầy an ủi, nó mở đường cho ta tới được sự thân mật với Chúa..., an ủi và trấn an ta mỗi khi ta lo lắng tự hỏi: liệu ta đã làm tốt việc ấy chưa, hoặc ta quyết định như thế có đưa lại kết quả tốt hay không?...

Chúa Giê-su đã tận tâm lo cho các Tông đồ, nghe các ông hỏi, thỏa mãn các nguyện vọng của các ông, giúp đỡ khi các ông yếu đuối, trong việc nhỏ cũng như trong việc lớn. Những thắng lợi hay những thất bại nhỏ nhặt của các ông có thể có một sự quan trọng quyết định trong sự phát triển đời sống nội tâm và trong việc chu toàn các bổn phận của các ông.

Ta cần phải giải quyết một vấn đề khó khăn ư? Chúa Giê-su cũng quan tâm đến cách ta giải quyết vấn đề đó.

Khi ta, từ các cuộc gặp gỡ với các em bé, về nhà đến nhà xứ, ta hết sức thất vọng, chán chường. Chính Chúa Giê-su, lúc ta chầu Thánh Thể, sẽ gợi ý cho ta biết cách hành xử, giúp ta biết gieo vãi vào lòng các em bé những mầm mống của sự thiện hảo. Những lỗi lầm của ta làm ta mất hết can đảm. Dưới ánh sáng mờ của đèn chầu trước Nhà Tạm, ta sẽ nhận ra được bài học rút ra rừ những lỗi lầm đó.

Có khi ta cảm thấy cô đơn giữa những người đi lại chung quanh ta. Có một Ðấng quan tâm đến ta, đó là vị Chủ nhà đơn côi tại Nhà Tạm. Giờ chầu Mình Thánh ban chiều, tự nó làm tỏa lan trên linh hồn một ảnh hưởng nhẹ nhàng êm ái, như mời gọi ta suy tư chính chắn và thông hiểu sâu sắc về những điều đang vây quanh nơi chúng ta sinh sống.

Những điều trên đây là kết quả tự nhiên, thêm vào đó, ta lại nhận được dễ dàng ơn nội tâm soi sáng, tăng sức mạnh và đem lại niềm vui cho tâm hồn.

Nếu ta nghĩ đến tất cả những điều này, thì quả là không khó nhận ra ai là người bạn tâm giao duy nhất và tha thiết nhất của vị linh mục.

 

 

 

“KHIÊN THUẪN CỦA THIỆN CHÍ”

 

“Scutum bonae voluntatis”

Thánh Toma-Aquinô đã mô tả phép Thánh Thể như là “Khiên thuẫn của thiện chí”, trong bản kinh mà Ngài đã mong nhiều người sử dụng sau Thánh lễ.

 Phép Thánh Thể, được ví như khiên thuẫn như thế, sẽ có hai sức mạnh này :

Sức mạnh thứ nhất, đó là: Một trái tim trong sạch (đức khiết tịnh).

Cha Meschler đã khéo trình bày về Phép Thánh Thể như có ảnh hưởng trên những sức mạnh thể lý và luân lý.

Ngài đã thân thưa với Chúa Giê-su Thánh Thể như sau :

“Nếu Chúa kết hợp với con một cách mật thiết như thế này, đó là vì Chúa mang đến cho thân xác con những chúc lành của Chúa, biến nó thành một dụng cụ thánh hóa và làm cho nó được tham dự vào vinh quang của Chúa.

Ân sủng và đức ái được gia tăng đem lại cho thân xác con sức mạnh để chống lại... ngay cả những dục vọng (con¬voitises) bên trong.

Những tâm tình của niềm vui và của tình yêu mà Chúa đem lại trong trái tim của con khi con rước lễ đã có tác động trên những chức năng thể lý của con người con, làm cho con không còn nghĩ đến những chuyện trần gian để hướng chúng về trời. Chính vì thế mà dần dần trong con có được trật tự và bình an.

“Con cần năng rước Mình Thánh Chúa thì con lại càng có phương tiện mạnh mẽ hơn bảo vệ được sự trong sạch của thân xác con”

Ðến đây, tôi nghĩ nên nhấn mạnh đến sự liên quan (rapports) trong đời sống thiêng liêng, giữa sự chuẩn bị đón nhận hữu hiệu (efficacité) của ân sủng.

Ðiều chắc chắn là mức độ ân sủng được trao ban cho mỗi người chủ yếu là tùy ý Thiên Chúa. Nhưng, về phần chúng ta, chúng ta cũng phải chuẩn bị tấm lòng có thể lãnh nhận ơn Chúa, nhờ vào việc chuẩn bị của ta. Ơn Chúa chỉ có thể đến được nếu cửa lòng ta mở ra đón nhận, chứ không đóng kín: non ponentibus obicem (nếu ta không gây trở ngại)

Vậy, sự cản trở đó, chướng ngại vật đó là gì ?

Ðó là sự: thiếu đức bác ái huynh đệ.

Ðức bác ái (tình huynh đệ giữa đồng nghiệp) -là nhân đức thứ hai- mà việc rước lễ có thể đem lại cho chúng ta như là “khiên thuẫn của thiện chí”.

Ðây quả là một sự an ủi cho trái tim Chúa Giê-su, khi mà vị linh mục viếng Thánh Thể, Chúa Giê-su tìm được một trái tim không có chút tinh thần ích kỷ nào.

Sự đi tìm cái “tôi”, sự ghen tương hoặc sự hay giận hờn ở nơi tâm lòng của người nào đến với Chúa, đều làm cho Ðấng Lang Quân của tâm hồn ta phải hết sức đau xót.

Vậy lòng bác ái huynh đệ giữa các đồng nghiệp quả là nhân đức thứ hai mà Phép Thánh Thể muốn che chở và bảo trì.

Thời gian mà Thầy Chí Thánh đã tuyên bố :

“Thầy ban cho các con một điều răn mới, đó là, các con hãy yêu thương nhau”.

Chính xác là lúc mà Chúa lập Bí tích bàn thờ, giờ mà Tông đồ họp nhau trong tinh thần huynh đệ.

Lời nhắn nhủ này được gởi đến cho ai trước hết, nếu không phải là gởi đến cho các linh mục ?

Ước chi giờ xét mình riêng trước Nhà Tạm có thể vạch ra cho mỗi người thấy là làm sao mình lẽ ra đã có thể tế nhị hơn, tôn trọng hơn, khéo xử hơn trong hoàn cảnh này hoàn cảnh khác. Làm sao, nhờ khéo léo hơn, lẽ ra mình đã có thể lợi dụng bao cơ hội thuận tiện để thi hành bác ái huynh đệ! Phải, đã có biết bao cơ hội hoàn cảnh thuận tiện trong ngày ta đang sống !

Các cơ hội thuận tiện này nhiều đến nỗi nhiều người có thể đặt tên cho cuốn nhật ký của đời mình là cuốn sách ghi “Những cơ hội đã đánh mất”

Vậy ta hãy liệu có được một lương tâm tế nhị kết hợp với sự khôn ngoan, như thế ta để cuốn sách “Những cơ hội đã đánh mất” thành một cuốn sách bớt bề dày đi.

Sách “Theo Gương Chúa Giê-su” nhấn mạnh đến bổn phận ngặt đối với mỗi linh mục là tự hỏi mình xem, khi sắp bước lên bàn thờ, liệu mình đã sẵn sàng như thế nào? Liệu có điều bất hòa giữa ta và người anh em không ?

Ta phải coi đây là một bổn phận nghiêm túc nhất và ta phải xóa bỏ hoàn toàn điều bất hòa đó.

“Và rồi, chỉ sau đó, ta mới có thể đến dâng của lễ”.

Làm thế, ta sẽ được hưởng nhờ những ảnh hưởng sâu xa mà việc “opus operantis” làm cho “opus operatum” được hữu hiệu.

Mỗi ngày, Ðấng Cứu Thế có bao trăm nghìn linh mục bước lên bàn thờ. Vậy ai là người đón tiếp Chúa với lòng yêu thương tràn đầy nhất ?

Ðấng Cứu Thế của ta chỉ có một ao ước, đó là: từ kho tàng vô tận các ơn của Người, Người muốn đem ra phân phát dồi dào cho các linh mục của Người.

Vậy, trong số các vị ấy, ai sẽ là người có trái tim rộng mở nhất để đón nhận các ơn đó?

Và rồi, sau khi dâng Thánh lễ và Rước lễ, ai là người đưa những ân huệ được trao ban cho ngài để ngài làm cho nó phát triển một cách có kết quả mỹ mãn ?

Có biết bao kho tàng ân sủng bị hư mất, có biết bao tài năng quý báu không được đưa ra sử dụng nếu vị linh mục không sẵn sàng chấp nhận mọi hi sinh để bảo tồn được tình bác ái huynh đệ linh mục !

Vậy ta hãy sốt sắng cầu xin và với lòng chân thành mà ta có thể có, xin ơn luôn được duy trì được tình trạng này (disposition).

Từ đó, sẽ có biết bao hậu quả tốt: ta có thể tiến nhanh trên đường lên Núi Thánh, hoạt động linh mục của ta được thêm phong phú vàcó thêm chiều sâu.

Và khi chiều đến, thưa cha thân mến, cha có đặt ra cho mình câu hỏi sau đây: “Muôn ngàn linh mục, cũng như tôi, ngày hôm nay đã dâng Thánh lễ, liệu có vị nào đã dâng lên cho Ðấng Cứu Thế trái tim trong sạch nhất và sẵn sàng chấp nhận hi sinh cho tha nhân nhất?”

Ðây quả là cơ hội ta có thể tỏ ra cố gắng đạt được, hoặc là không bao giờ ta sẽ nắm bắt được (quaente charismata meliora).

 

KHI CHÚA GIÊ-SU CẦU NGUYỆN MỘT MÌNH

 

(Cum solus esset orans)

Quả là những giờ thánh, những giờ trong đêm thanh vắng, Chúa Giê-su dành ra để cầu nguyện trên núi! Người như cảm thấy bị lôi kéo lên chỗ cao, nơi cô tịch và thinh lặng, tiện cho việc cầu nguyện.

Sau khi làm việc tông đồ mệt nhọc, sau những trận tấn công của kẻ thù muốn gây chiến (hiếu động và mưu mô), sau những cảnh tượng buồn thảm mà Người thấy hàng ngày, thì Chúa đã leo lên núi để cầu nguyện một mình trong  hiu quạnh. Người cầu nguyện với Cha của Người.

Ðây là những giờ phút an bình bồi dưỡng, Chúa Giê-su, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh, đã ở một mình với Cha của Người.

Tìm đâu ra một người mà hệ thần kinh phải chịu nhiều căng thẳng như bản tính nhân loại của Chúa Giê-su đã phải chịu đựng? Những vấn đề có chiều sâu vượt bậc, những cảm xúc mạnh, những việc đòi hỏi một ý chí mãnh liệt, những sức ép và những cuộc tranh đấu đầy kịch tính. Phải, Chúa Giê-su đã trở nên giống chúng ta trong mọi sự. Ðiều này lý giải cho việc Người ao ước có những giờ phút thư giãn mà Người tìm được trong lời kinh nguyện diễn ra trong đơn độc và thinh lặng.

Và đây quả là gương mẫu cho ta !

Núi của ta chính là bàn thờ. Núi của ta chính là Nhà Tạm. Nơi đó, ta tìm được sự nghỉ ngơi, sự thư giãn và sự bình an sau bao lo âu và những cuộc “tấn công” mà trái tim ta phải hứng chịu.

Chính lúc đó ta có thể kêu lên: “Ôi Chúa Giê-su! giữa cảnh phong ba bão táp của các thử thách và các thất bại ê chề, Chúa đã tỏ ra sự chiến thắng thầm lặng của tình yêu thánh thiện nhất. Vậy, xin Chúa “hãy biến lòng chúng con nên giống như trái tim Chúa”; từ Nhà Tạm thinh lặng, xin Chúa ban xuống trên con hơi thở tốt lành ơn bình an của Chúa.

Tôi xin phép kể ra ở đây chứng từ của một chàng thanh niên, tuy anh không phải là một người công giáo, nhưng anh có một tâm hồn cao cả. Chứng từ này viết ra dưới ngòi bút của trung úy Ferdinand Lüdecke, người theoTin Lành. Trung úy đã tử thương trong đại chiến I, ngày 29-8-1918 .

Sau đây là chứng từ trung úy đã để lại trong cuốn “Kỷ niệm chiến tranh”:

“Tôi không có nhiều thiện cảm đối với số đông các bạn tôi, những người đã ngã xuống tại D... Họ thường tỏ ra thô tục, họ luôn nói đến những chuyện dâm ô, họ sống phóng túng, ham những thú vui hạ đẳng – Tất cả những chuyện này làm tôi rất bất mãn và rất khó chịu. Chớ gì Chúa ban cho tôi đủ sức mạnh để chống lại những khuynh hướng xấu đó”ù.

Nhưng những ấn tượng mà trung úy viết tại Béc-lin vào ngày 15-3-1916 thì hoàn toàn khác hẳn :

“Chiều hôm đó, tôi còn học tiếng Hy Lạp với giáo sư Martars. Chúng tôi đã đọc mấy trang về thiên nhiên. Vào buổi sau trưa, tôi đến xưởng tàu, rồi tôi đến một nhà thờ Công giáo, nhà thờ Thánh Hedwige. Ðến nơi, tôi đến cạnh bàn thờ để cầu nguyện. Tôi rất mừng vì đã tìm được nhà nguyện này, một nơi yên tĩnh để cầu nguyện, một nơi trầm lặng ngay tại trung tâm Béc-lin, luôn nhộn nhịp và ồn ào.

Có nhiều người đến viếng nhà thờ, họ đi đi lại lại.

Tôi phải thú thật là tôi rất cảm phục Giáo Hội Công giáo. Nơi Giáo Hội Công giáo, có một cái gì đó mà người ta không tìm thấy ở nơi chúng tôi. Nhiều người bên chúng tôi cho rằng bên Công giáo thường chú trọng đến nhiều việc bề ngoài – tôi thấy có một người đang lần chuỗi – thì cứ cho là như vậy đi! Tuy nhiên, xét cho cùng, người ta cũng phải nhận ra một tổ chức rất đáng trân trọng. Ví dụ như việc tĩnh tâm được đánh giá rất cao”.

Trên đây là những suy tư được ghi trong nhật ký của một người Tin Lành. Chàng đã không biết được sức nam châm đã lôi kéo người tín hữu công giáo đang cầu nguyện bên cạnh chàng; sưcù nam châm phát ra từ  Nhà Tạm mà anh ta chỉ trông thấy cái bên ngoài. Nhưng chàng đã cảm thấy được ảnh hưởng sâu sắc do cuộc dừng chân thinh lặng nơi Nhà Chúa. Những dòng mà chàng đã viết trên đây là một lời cảnh cáo cho những ai từ chối không mở lòng ra để đón nhận ơn thiêng mà cuộc dừng chân này mang lại.

   

TƯỞNG NIỆM VIỆC CHÚA CHỊU CHẾT

Memoriale mortis  Domini

Bí tích Thánh Thể trình bày một tổng hợp các mầu nhiệm đức tin của chúng ta. Nơi đây, ta có được sự hiện diện của Vua vinh hiển, cũng cùng một sự oai nghi và một hạnh phúc vô song tràn ngập thiên đàng; tuy nhiên cũng có kỷ niệm của cuộc hy tế khổ đau, sự tưởng niệm sống động của cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa: tất cả được diễn ra dưới tấm màn hình bánh và hình rượu của Bí Tích.

Vậy sự tổng hợp kỳ diệu đó dạy ta điều gì? Ðó là giá trị và sự “biến hình” của các khổ đau của vị linh mục.

Cuộc khổ nạn cứu độ của Chúa Giêsu là trung tâm và là chóp đỉnh của tác vụ linh mục của Người. Tại đó, Người vừa là linh mục vừa là của lễ...

Vị linh mục, với tính cách là đại diện của Chúa Kitô, có bổn phận phải thực hiện lại (cuộc khổ nạn đó) không những như là vị chủ tế của việc phụng vụ, nhưng cũng còn phải thể hiện trong bình diện nội tâm nữa.

Bất cứ ai đã chấp nhận làm linh mục đều phải đi theo Chúa Giê-su trên con đường Can-vê. Chúng ta đã biết được lời mà bà cố của Thánh Don Bosco nói với Ngài vào chiều ngày lễ mở tay của Ngài.

Chương trình đó đòi hỏi nơi linh mục một sự quảng đại lớn và một tâm hồn cao thượng.

Nếu vị linh mục không có những trạng thái đó, nếu ngài không phải một nhà khổ chế can đảm, thì khi ngài thi hành các phụng vụ đó, ngài chỉ còn là một người công chức tầm thường mà thôi.

Nếu ngài không cương quyết uống chén với Chúa Giê-su, thì ngay lúc đó ngài không có khả năng chia sẻ những niềm vui mà Chúa Giê-su trong buổi chiều Tiệc ly, đã gọi là “các niềm vui của Ta”.

Dĩ nhiên, trong Bí Tích Bàn thờ, sự vinh hiển và niềm vui đó được ẩn giấu. Hình Bánh và Hình Rượu che giấu không cho ta thấy được sự hiện diện của Chúa Cứu Thế, tuy nhiên Bí Tích Thánh Thể vẫn luôn có sức cuốn hút của nam châm, luôn lôi kéo các linh hồn cách bí nhiệm đến Nhà Tạm. Sức mạnh cuốn hút này lớn đến nỗi linh hồn say mê Chúa Giê-su và không có sự đau khổ nào lớn hơn là khi không được rước lễ. Bí Tích Thánh Thể có thể thay thế được tất cả các niềm vui của thế gian. Bí Tích Thánh Thể chính là “Tin Mừng” được đem đến cho thời đại của chúng ta, thời đại đang thiếu niềm vui.

Trong Bí Tích Thánh Thể, một cuộc sống đau thương và nhiều hi sinh, lại được bao bọc và tắm gội bởi một luồn ánh sáng vinh quang phát ra từ Chúa Giê-su. Ðó là hiệu quả của sự liên kết mật thiết của Memoriale mortis Domini (cuộc tưởng niệm cái chết của Chúa) với sự vinh hiển của Ðấng Phục Sinh; điều mà mắt ta không trông thấy được vì nó bị che phủ dưới màn của Bánh Thánh.

Bên cạnh Thầy Chí Thánh đang âm thầm ngự trong Nhà Tạm, người môn đệ của Chúa Giê-su đang học tập để không thổ lộ ra những khổ đau riêng tư  và những thánh giá của mình, và chỉ xin các Thiên Thần dâng sự thinh lặng đó trong một chén vàng trước ngai tòa Con Chiên.

Tất cả những suy tư  này làm tôi yêu chuộng nhất kinh “En Ego, o bone et dulcissime Jesu”

(“Lạy Chúa Giê-su nhân thay, khoan thay này con sấp mình trước mặt Chúa”).

Trong kinh cám ơn sau rước lễ, kinh ngắn gọn dâng kính năm dấu đinh Chúa Giê-su, kinh mà Giáo Hội còn thêm ân xá cho những ai đọc kinh này.

Ai trong ta lại không nhớ là cha ông chúng ta đã luôn coi trọng và năng đọc kinh thân thương nhất này!

Vậy ngày nay, ta lại không duy trì như thế nữa sao?

Ðã chẳng đến lúc ta phải làm sống lại lòng tôn sùng này sao?

 

“CỦA CON Ở ÐÂU THÌ LÒNG CON Ở ÐÓ”

 

“Ubi thesaurus tuus, ibi cor tuum”

Trong ngày ta sống, ta thường quan tâm đến chuyện gì? Ðó chẳng phải là mọi thứ công việc và dự án, hoặc là những biến cố vui, buồn, hoặc là những thắng lợi hay hết ảo tưởng. Và đặc biệt lại không phải là về những mục tiêu mà đôi khi lại hay làm ta quên mất đời sống nội tâm của ta? Vậy ta thường thầm kín suy tư về điều gì? Những hoài bảo, những cảm tình của ta? Có khi mọi hoạt động của ta đều ích kỷ và chỉ quan tâm đến chuyện trần thế? Hay là tư tưởng của ta thường quy hướng về Nhà Tạm như kim nam châm luôn hướng về phương bắc?

Tôi xin thêm một câu hỏi nữa, đó là: Tại sao việc rước lễ thiêng liêng của ta lại thường là chuyện làm theo thói quen  và không mấy hiệu quả ?

Tuy nhiên, chúng ta có thể dễ dàng đem việc rước lễ thiêng liêng vào trong đời sống riêng tư của ta và biến nó thành một bài ca mới mừng Chúa: “Cantate Domino canticum novum” và luôn đi lặp lại, nếu ta biết đặt vào trong đó tất cả những trạng thái của tâm hồn ta, những ước vọng, những tranh đấu và cả những điều dốc lòng của ta trong dịp tĩnh tâm vừa qua, bởi vì Chúa Giê-su luôn quan tâm nhìn đến tất cả những giai đoạn của cuộc sống nội tâm của ta với tất cả sự chú ý và yêu thương tận tình.

Phương pháp này sẽ giúp ta biến đổi cuộc đời xế chiều của ta thành một kiểu rước lễ thiêng liêng kéo dài: Cupio dis¬solvi et esse cum Christo. (Tôi muốn được tan biến và được ở cùng Ðức Kitô).

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
63 Đền Thánh Quốc Tế Và Quốc Gia Ở Hoa Kỳ. (2/20/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 39 (chương 344-349) (2/19/2009)
Những Hạt Châu Ngọc (22) (2/19/2009)
Những Hạt Châu Ngọc (21) (2/19/2009)
Đoàn Quân Trung Thành Của Mẹ (2/17/2009)
Tin/Bài khác
Thị Nhân Vicka Của Medjugorje Nói Chuyện Với Các Khách Hành Hương #30. (2/14/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 38 (chương 337-343) (2/14/2009)
Ngày Hành Hương Dành Cho Liên Tu Sĩ Trong Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao (2/13/2009)
Cn270: Cuối Cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Của Mẹ Sẽ Toàn Thắng (2/12/2009)
Sự Bí Nhiệm Của Chuỗi Mân Côi (2/12/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768