MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Dặc Sủng Của Đời Linh Mục: 11. Sức Mạnh Chinh Phục
Chủ Nhật, Ngày 15 tháng 2-2009

11. SỨC MẠNH CHINH PHỤC

 

“Khi tôi sắp chết, tôi muốn được xưng tội lần cuối cùng với Cha X ...”. Một người giáo dân đã tỏ ý nguyện như thế. Ðó không phải là một vinh dự lớn lao cho vị linh mục đó sao ?

Sức mạnh chinh phục mà các linh mục có đời sống nội tâm có được, chính là vì các vị đó đã kín múc từ việc suy niệm hằng ngày và có thể chính các ngài cũng không biết chuyện này. Các vị linh mục ấy luôn sống từ bỏ; các ngài không bao giờ hé răng cho ai biết những gánh nặng của mình mà chỉ còn quan tâm giúp đỡ những người khác, chấp nhận những gánh nặng của mình và như thế, các ngài đã nên một tấm gương can đảm và vui tươi cho họ.

Chính nhờ việc suy niệm hằng ngày mà ta học được sự tận tâm đó. Việc suy niệm sẽ đưa các bạn đi theo những dấu vết của Ðức Giê-su.

Ai suy niệm thì không còn phải âu lo cho thánh giá mà mình phải vác; tất cả những gì là ty tiện đều biến mất trước ánh sáng của các chân lý vĩnh cửu. Và từ nơi người ấy tự nhiên nổi lên một sự quan tâm âu yếm làm cho các việc bác ái họ làm trở nên đáng yêu. Sức mạnh chinh phục đó luôn đi đôi với một sự an bình đặc biệt mà chỉ có các linh hồn sống đời sống nội tâm mới có được. Và chính những người giáo dân, khi họ được thánh hóa nhờ cuộc sống nội tâm, thì họ cũng như có được một bản chất chín chắn và trong sạch: họ chế ngự được những phiền hà của cuộc sống đời thường. Họ giữ miệng lưỡi không chỉ trích tha nhân, họ luôn kiên nhẫn, họ sống âm thầm, không ồn ào, hiền dịu một cách kiên tâm và kiên quyết. Tự nhiên ai cũng tỏ ra kính trọng khi gặp những người có đức tính như thế. Ai cũng kính nể sự siêu việt của họ và ai cũng cảm thấy mình như bị cuốn hút bởi điều đó.

Nếu ta nói đến sức mạnh chinh phục mà một vị linh mục đích thực tự sắm được cho mình thì đừng ai hiểu nhầm là sức mạnh đó được tỏ ra một cách kỳ dị.

Ðức Hồng Y Newman đã có nhận xét như sau :

“Ðối với con mắt người đời, những người Ki-tô hữu đích thực hoàn toàn giống với những người mà người ta gọi là những người đáng trân trọng, đáng kính nể. Thường là họ không gây nên ấn tượng nào. Con đường họ đi là con đường bình thường cũng giống như con đường của bao người khác. Ðiều khác, đó là họ giữ mình cách khổ chế để một ngày kia có thể thành một vị Thánh trên thiên đàng. Họ luôn nghiêm túc cố gắng sửa sai những khuyết điểm để nên giống Chúa hơn và từ bỏ thế gian. Họ làm như thế trong âm thầm của trái tim trước hết là vì Chúa muốn như thế, sau là vì họ không muốn cho ai biết cách hoạt động của họ. Con mắt người thường không khám phá ra điều gì đặc biệt nơi họ: lòng đạo đức đích thực lại không phải là một kho tàng được ẩn giấu tại thâm sâu của trái tim đó sao? Các công việc họ làm phần nhiều là những việc kín đáo:những việc bác ái, những lời kinh, những cuộc tranh đấu và những chiến thắng, tất cả đều kín đáo.

Ai có thể kể ra cho hết con số các linh mục mà tư tưởng, cuộc sống hoạt động được mô tả một cách trung thực trong bức họa trên đây! Chính nhờ vào sự giản đơn của các hoạt động và lòng bác ái tận tình đã đem lại cho các ngài một nét duyên dáng thật quyến rũ và nó trở thành một sức mạnh chinh phục mà chính các ngài cũng không hay biết.

 

CUNG GIỌNG LÀM NÊN ÂM NHẠC

 

Có hai ân ban của Thiên Chúa tỏ lộ tâm hồn của mỗi người ra bên ngoài, đó là :

   1/ Ánh mắt .

   2/ Tiếng nói.

Cho dù có giả hình giả dạng, cho dù có dùng mưu mẹo hay lẩn trốn, con người cũng khó mà giấu nổi: sự thật luôn hiện ra.

Người nào đó có một trái tim lạnh nhạt, ơ hờ với tôn giáo, thì thường có một giọng nói có khả năng gây nên một điều xấu to lớn, vô vọng; giọng nói đó thường gây nên sự khó chịu và làm cho hận thù ngày càng tràn lan.

Ngược lại, giọng nói của một trái tim được lòng đạo đức hun nóng thì luôn gây lòng yêu thương, đem lại an bình ngay cả khi cần phải nghiêm túc sửa phạt.

Lòng đạo đức nội tâm luôn biết lựa chọn các từ bề ngoài xem ra nghiêm khắc nhưng vẫn duy trì được cung giọng căn bản của đức ái. Giọng nói dễ mến và dịu ngọt của một Alban Stolz.

Một hôm, Alban Stolz trao một ít tiền làm phúc vào tay của một người khiếm thị và hỏi anh ta quê ở đâu. Người khiếm thị trả lời rồi thêm một câu: “Thưa Cha!”

- Anh khiếm thị, anh không thể biết tôi là linh mục”.

- “Thưa, con nghe giọng Cha nói thì con biết”. Anh khiếm thị trả lời.

Giọng nói của một vị linh mục tốt có một cái gì rất riêng tư, rất đặc biệt.

Khi nói: chính cung giọng tạo nên âm nhạc, ta còn có thể thêm: nó còn có thể làm được nhiều điều khác nữa.

 

XIN THƯƠNG NHẬN CHÚNG CON ÐANG HẾT LÒNG KHIÊM NHU THỐNG HỐI

(In spiritu humilitatis suscipiamur)

 

Có những tình huống mà lời kinh nguyện của chúng ta cần phải đặc biệt khiêm nhu (In spiritu humilitatis). Ví dụ, khi bóng tối bao bọc, khi những mối lo lắng và những nghi ngờ ập đến làm ta phải bứt rứt. Sine tuo numine, nibil est in homine. Ví dụ, khi những quyền lực tối tăm đến cám dỗ ta. Hoặc là:

- khi ta phạm những tội lỗi đáng xấu hổ và nhục nhã (“Bonum quia humiliasti me”).

- khi ta bị gạt ra ngoài,

- khi ta bị hiểu lầm,

- hoặc khi không được thông cảm.

Ta không nên buồn sầu.

Ta hãy quả quyết nói: Elegi abjectus esse in domo Domini.

Và sau cùng, nhất là khi ta đi xưng tội.

Ngày ta đi xưng tội thì từ sáng cho đến chiều, ngày đó phải được thánh hóa và được thấm nhuần bằng kinh nguyện trên môi: “Cor mundum crea in me Deus. Spiritu prircipali confirma me. Amplius lava me”.

Và vào buổi chiều ngày ta xưng tội, trong sự an bình và thinh lặng của những giờ cuối cùng trong ngày, ta tự hỏi :

Ta cần thực hành thêm điều gì nữa ?

Ta phải làm thế nào để chuẩn bị tốt hơn ?

Làm thế nào để thành công hơn ?

Tôi có thể nhiệt tình hơn và cư xử tốt hơn trong hoàn cảnh nào đây ?

Bạn hãy thử xem.

Như thế, ngày ta đi xưng tội sẽ thành ngày hữu ích nhất, ngày thân thương nhất của ta.

 

 

 

MỘT SỰ ÐA DẠNG TUYỆT VỜI

 

Trong lãnh vực đời sống nội tâm không có gương mẫu nào mà ta chỉ việc sao y bản mẫu.

Trong phạm trù này có rất nhiều gương mẫu. Ðời sống nội tâm của mỗi linh hồn đều được ghi dấu ấn riêng biệt của tính tình, tính khí, sự giáo dục và theo diễn tiến thời gian của cuộc đời.

Giáo Hội để ta được tự do lựa chọn – Giáo Hội không bảo Michel Angelo phải họa như  Fra Angelico; cũng không bảo Philipphê Néri phải giảng như Fanxicô Assidi; hoặc bảo nhà thơ Angelus Silesius – nhà thơ Balan (1624 – 1677) phải ca như  Dante.

Vậy khi cầu nguyện, khi bạn suy niệm, bạn hãy nghĩ đến những ân huệ mà Thiên Chúa đã trao ban cho bạn, những cảm tình đang thúc đẩy bạn, và những lo lắng đang làm bạn bận tâm.

Nếu ta pha trộn vào lời cầu của ta những suy tư về bổn phận hằng ngày của ta, thì lúc đó việc suy niệm của ta sẽ trở nên thực tế và sống động. Và nếu  kết hợp điều ta suy niệm về những tư tưởng của Chúa Giê-su với sự kiểm tra bổn phận của mỗi sáng, thì linh hồn ta sẽ sẵn sàng để hoạt động.

Tác giả cuốn “Theo gương Chúa Giê-su” đã muốn ta đạt được mục tiêu đó, là ta tới được đỉnh cao mà Thomas a Kempis đã ca tụng với niềm vui.

Như thế ta thực hiện được sự thân mật, sự kết hợp tâm hồn ta với Chúa Giê-su, vì chính sự kết hợp này đã cho phép Thánh Phalo kêu lên trong khi Ngài ao ước tuyệt bậc :

“Không phải là tôi sống, mà chính Ðức Kitô sống trong tôi”

 

Lòng yêu mến sống nội tâm tự nhiên làm ta muốn phát triển thêm trong ta lòng yêu mến môn thần học. Việc nghiên cứu các môn thần học đòi hỏi một sự tập trung tĩnh tâm và một nền tu đức có kỹ luật vững vàng.

Ứng dụng vào đời sống linh mục, tu sĩ – Vị linh mục đều phải cố gắng một cách nghiêm chỉnh để liệu cho mình một sự huấn luyện khoa học vững chắc -và ngày càng tiến bộ thêm mãi.

Tuyệt đối cần cho người nào mà sẽ được trao vào tay những phúc lợi cao cả phải luôn tiến bộ trong sự hiểu biết về Thiên Chúa như lời đòi hỏi của Thánh Phao-lô.

Thánh An-phong đã nhắc nhở vị Tân Giám mục của Giáo phận Gacto về sự cần thiết phải có kiến thức thần học vững chắc. Vị Thánh viết :

“Khi sát hạch các tiến chức, cần phải gắt gao, đòi hỏi; bởi lẽ, khi các tiến chức không học trước khi chịu chức, thì sau này họ sẽ không còn ngó tới cuốn sách nào nữa.

Tôi không chấp nhận vị nào chưa quán triệt được môn luân lý -những người lãnh chức phụ phó tế, tôi đã đòi họ phải học chuyên luận khó nhất .

Thánh An-phong trước hết đã nhấn mạnh vào các nguyên tắc chính yếu của môn Tín lý, môn Luân lý và môn Mục vụ.

Ngày nay, tại nhiều chủng viện đang có nhu cầu giảng dạy hai môn Luân lý và Mục vụ.

Ngoài ra, còn phải đi vào lãnh vực rộng lớn hơn: đó là lãnh vực luân lý xã hội. Ngoài ra điều bắt tôi phải lặp lại vấn đề dạy các môn học này là bởi vì tôi nhận thức rằng có rất nhiều đòi hỏi mới mà từ nay vị linh mục phải đối diện giải quyết hằng ngày.

Ðiều thúc đẩy linh mục quan tâm đến lao động làm việc trí thức, đó chính là vì vị linh mục đã được thấm nhuần bởi tinh thần cầu nguyện. Chính tinh thần cầu nguyện này đã đem lại cho các bài giảng của vị Thánh Tiến sĩ vĩ đại của Giáo hội, Thánh Âu tinh, một sắc thái đặc biệt: đó là, tại mỗi trang sách ta thấy con mắt như mắt phượng hoàng, chăm chú chiêm ngắm những mầu nhiệm Thiên Chúa. Nhưng càng lúc, linh hồn Ngài, nhờ sự thúc đẩy bí nhiệm, được nâng lên đỉnh cao nhất, nhờ sự cầu nguyện.

Langbehn viết :

“Sự huyền bí bao trùm toàn bộ đời sống thiêng liêng. Trong vương quốc của sự huyền bí, nhà vua chính là Ðức Giê-su. Sự huyền bí nằm ở trung tâm hoạt động tôn giáo; nó là triều thiên của đời sống thiêng liêng, nó là linh hồn của Giáo Hội. Sự huyền bí dẫn linh hồn vào một đất nước, từ trước đến nay chưa được biết đến, và thật tuyệt vời, nơi có những bờ biển đẹp xinh chan hòa ánh sáng đang chờ đợi linh hồn và làm cho linh hồn được hạnh phúc. Sự huyền bí thanh luyện linh hồn, đang lúc đó, khi con người chỉ đi tìm những yếu tố kiến thức mà thôi, thì chỉ làm cho người có đời sống nội tâm mất đi sự tế nhị của mình.

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
63 Đền Thánh Quốc Tế Và Quốc Gia Ở Hoa Kỳ. (2/20/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 39 (chương 344-349) (2/19/2009)
Những Hạt Châu Ngọc (22) (2/19/2009)
Những Hạt Châu Ngọc (21) (2/19/2009)
Đoàn Quân Trung Thành Của Mẹ (2/17/2009)
Tin/Bài khác
Thị Nhân Vicka Của Medjugorje Nói Chuyện Với Các Khách Hành Hương #30. (2/14/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 38 (chương 337-343) (2/14/2009)
Ngày Hành Hương Dành Cho Liên Tu Sĩ Trong Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao (2/13/2009)
Cn270: Cuối Cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Của Mẹ Sẽ Toàn Thắng (2/12/2009)
Sự Bí Nhiệm Của Chuỗi Mân Côi (2/12/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768