Một trái mìn, rồi hai trái, cứ thế mà làm. Xong mười quả mìn, Dũng cảm thấy nghẹt thở. May là không trái mìn nào nổ cả. Tụi Para dùng loại mìn gài lựu đạn để chống chiến xa. Sở dĩ Dũng bị hành hạ như vậy vì anh ta bị tật ở chân như tôi. Chúng nó nghi anh ta là bộ đội, nếu khơng thì cũng là lính của chế độ Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa. Vì thế chúng hành hạ anh ta cho bõ ghét mà thôi. Sau này, Dũng đi định cư ở Ðan Mạch, Âu Châu.
Nếu mà chúng bắt buộc tôi làm thì cũng đành phải làm thôi, cãi lại cũng chết. Tù nhân thì còn có quyền gì? Kể ra tôi cũng còn may hơn nhiều người khác. Còn những người tù tị nạn khác đi đốn cây, xẻ gỗ ở trên rừng đã bị đạp mìn mà chết tan xác.
Ở dọc cánh rừng biên giới Thái và Cambodia, cò rất nhiều toán quân kháng chiến chống bộ đội Việt Nam của Lon Nol, Sonn San, Sihanouk và Pol Pot. Bọn lính này dù mang danh nghĩa là giải phĩóng dân tộc nhưng tác phong tồi tệ. Bọn chúng hành sự như một lũ hung thần, một bọn thảo khấu chuyên cướp đường, nhằm giết hại người tị nạn và hãm hiếp phụ nữ tị nạn.
Bọn lính này ăn mặc thiếu chỉnh tề: áo vải dù rằn ri, quần cọc cạch, hoặc quần dù và áo khác màu. Ðứa có mũ, đứa không mũ. Ðứa mang dép râu, đứa mang bốt đờ sơ. Chúng mang đủ loại súng: súng của Hoa Kỳ, súng của Trung Cộng.
Chúng chẳng có xe tăng hay xe vận tải gì. Vì thế cứ mỗi lần bị bộ đội Việt Nam tấn công là bọn chúng chạy trối chết. Mỗi lần bị Việt Cộng tiến đánh Non Chan là mỗi lần bọn chúng nhốt tù tị nạn trong cửa và khóa kín lại trong vòng rào kẽm gai. Vì thế, có nhiều người tị nạn đã bị chết vì đạn, hoặc bị Việt Cộng bắt về nhốt giam tại nhà tù ở Việt Nam. Cĩ khi chính bọn lính Miên đĩ đã ném lựu đạn giết hại người tị nạn để trả thù cho hành động tấn công của lính Cộng Sản Việt Nam.
Sau này, khi tập trung về trại tị nạn NW 82, chúng tôi đã được nghe kể lại từ chính miệng của các nạn nhân. Ðĩ là những đồng bào tị nạn đường bộ đã đến ở tạm vùng Phnom Chat, nơi này thuộc quyền kiểm soát của Sihanouk. Tại đó, họ đã bị bọn lính Miên ấy đối xử tàn bạo, phi nhân và ác độc. Họ cũng bị giết hại, đánh đập, hãm hiếp và cướp giựt.
Sau này, anh Hòa đã kể cho chúng tôi nghe về trường hợp của chính anh ta. Hòa khai lúc trước là lính Không Quân. Para hỏi:
“Mày là lính Không Quân thì biết nhảy dù phải không? Ðâu? Mày leo lên cây kia rồi nhảy dù xuống cho tụi tao xem coi!”
Hòa khóc lóc rồi lạy van để xin chúng tha. Nhưng càng xin thì chúng càng ép anh leo cây. Nếu không leo bị chúng lấy cây gậy đánh. Bí quá, anh ta phải leo lên cây. Ở dưới gốc cây có ba bốn đứa đứng rung cây thật mạnh để anh ta rớt té chơi. Cuối cùng, Hòa bị rung cây đến té ngã luôn. May là anh không bị gãy chân hay bị tàn tật gì.
Chuyện hãm hiếp thì ở trại nào cũng có. Phụ nữ tị nạn người Việt chịu muôn vàn đắng cay. Họ bị xem như là món đồ chơi của lính Miên. Trừ một số ít những người có chồng con là không bị hãm hiếp mà thôi. Cái tán tận lương tâm là ở chỗ này: Chúng hãm hiếp tập thể và ngay trước mặt người tị nạn, kể cả trước mặt các trẻ con vô tội, gây khủng hoảng tâm lý cho nhiều trẻ thơ.
Việc tiếp xúc và liên lạc với hội HTTQT:
Chúng tôi không hề được tiếp xúc thẳng với nhân viên hội HTTQT vì tụi Para nghĩ là chúng tôi sẽ mách với hội về các hành vi tồi tệ của chúng. Do đó, chúng tôi không thể nhờ hội chuyển thư đi được mà chính Para cũng cấm viết thư nữa.
Mỗi khi hội HTTQT cần có chuyện gì hỏi chúng tôi thì có thông dịch viên người Miên của Para thông dịch. Cũng có những thông dịch viên người Việt làm việc cho bọn Para nữa, nhưng họ không phải là người tị nạn.
Một trường hợp đau thương bi thảm đã xảy ra:
Một nạn nhân tị nạn đã bị đập đầu chết trước ngày chúng tôi đến trại tù. Anh này vì không biết luật của Para hoặc vì quá nóng lòng đi ra khỏi trại tù, nên đã nói chuyện thẳng với nhân viên hội HTTQT. Tụi Para để ý và tìm dịp giết anh ta. Anh ta cũng biết ý đồ của chúng nên lần sau đó, anh đánh liều năn nỉ nhân viên hội xin cứu vớt anh kẻo bọn Para đập đầu anh ta chết. Nhân viên hội hứa sẽ tìm cách đưa anh ta thoá khỏi nơi ấy vào tuần sau, thì anh ta bảo là:
“Nếu các ông để đến tuần lễ sau thì quá muộn vì chúng sẽ giết tôi ngay đêm nay.”
Quả nhiên, ngay đêm ấy, bọn Para đập đầu anh ta cho vỡ sọ chết tốt. Tuần sau, khi hội HTTQT đến hỏi tên anh ta thì bọn Para nói dối là anh ta đã trốn khỏi trại tù rồi. Kỳ thật, chúng đã giết anh chết một cách thảm khốc.
Một trường hợp nữa mà tơi chứng kiến tận mắt: Nạn nhân ở chung phòng với chúng tôi nhưng ít trao đổi, chuyện trò vì ai cũng ngại sự nguy hiểm hay sự dòm ngó của bọn chúng. Anh này trốn trại nhưng bị chúng bắt được. Ngay lập tức, một tên lính Para lôi anh ta xềnh xệch ra phía rừng. Khoảng năm phút sau, hắn đem vào trại tù một buồng gan còn đầy máu. Tay và quần áo của hắn còn dính đầy máu tươi của người tị nạn xấu số ấy.
Ðể cảnh cáo và đe dọa những ai muốn vượt ngục, hắn đưa buồng gan anh ta ra để làm nhụt ý chí muốn thoát tù của những người khác. Chúng tôi thắc mắc không hiểu hắn làm cách nào mà mổ bụng nạn nhân chỉ có năm phút trong khi mình làm thịt con gà cũng phải mất ít nhất là nửa tiếng. Thật là rùng rợn, nay nghĩ lại tôi còn rởn gai ốc.
Ngoài việc giết hại người tị nạn Việt nam vô tội, bọn Para còn đối xử tàn nhẫn với chính binh lính của chúng. Một tên lính Para vì phạm kỷ luật nên bị nhốt trong tù. Tên này lại trốn trại chạy đi nơi khác thì đạp phải mìn nên gẫy cả hai chân. Nếu còn chữa chạy thì có thể cứu sống được. Nhưng bọn Para lại khiêng tên lính Miên vào trong trại tù rồi để hắn ta nằm trước mặt bọn tù nhân và để cho máu chảy ra lai láng chứ không thèm cứu chữa. Anh ta cứ thoi thóp dần vì mất máu trầm trọng. Cuối cùng anh ta rên la và tắt thở vì đã mất hết máu. Anh trút hơi thở cuối cùng trước mặt đám tù nhân chúng tôi.
Sau hôm ấy, cả đám tù người Miên và Việt Nam chúng tôi đều bị bọn Para phạt nhịn đói, khơng cho ăn dù chỉ là một hột cháo nữa. Cái đói khát không làm chúng tôi sợ, nhưng sự tàn nhẫn vô nhân đạo của những kẻ mặt người, dạ thú làm cho chúng tôi kinh tởm.
Trong nhà tù Non Chan mà bị đau thì chỉ có chờ chết chứ không được cứu chữa gì cả. Như trường hợp của tôi bị trầy chân rồi vì dơ dáy quá nên vết thương bị nhiễm độc và làm mủ. Khi đi làm lao động, tôi lẻn vào nhà dân Miên để xin muối đắp vào vết thương cho đỡ. Ai ngờ vết thương còn sưng đỏ lên và hành tôi nhức nhối vô cùng. Thế rồi, vết thương cũng tự lành, trời thương chứ chẳng có thuốc men gì cả. Cháu nhỏ của tơi cũng trầy chân, vết thương sưng tấy lên và làm mủ, nhưng rồi vết thương cũng tự lành.
Ðời sống vật chất ở trại rất tồi tệ.
Gạo do hội HTTQT cấp cho mỗi đầu người là 200 grams mỗi ngày. Lâu lâu cĩócá hộp và muối nữa. Nhưng bọn lính Para đã ăn chận hết cả. Nước không có đủ để uống chứ đừng nói đến việc tắm giặt. Người tù đi làm lao động thì mang nước lấy từ các giếng họ đã đào để đem về cho gia đình. Họ cịò móc chai lọ ở trong các đống rác lên rồi đổ nước vào chai. Nước uống lấy từ giếng cạn có màu đen và nâu như nước cà phê sữa. Tuy vậy, chúng tôi rất qúy nước đó dù có mùi hôi thối hay đầy đất sạn, uống vào nghe rào rạo trong miệng.
Tinh thần thì bị khủng hoảng và căng thẳng hàng ngày.
Nhìn cảnh các cô gái bị bại chân, bị đánh phủ đầu, bị hãm hiếp trước mắt mọi người, ai cũng không cầm được nước mắt và tiếng thở dài. Tinh thần ai cũng xuống dốc và kiệt quệ vì không thấy điều gì phấn khởi cả. Tương lai mù mịt và bất trắc. Không hề thấy ngày được đi. Không thấy hy vọng hay nghe sự hứa hẹn nào cả.
Chúng tôi lại bị khủng bố tinh thần thường xuyên vì Para tung tin đồn là hội HTTQT không còn lãnh nhận dân tị nạn nữa, rằng dân tị nạn sẽ phải ở lại trong trại tù tại Non Chan cho đến suốt đời, rằng hễ khi nào hội nhận dân tị nạn lại thì mới đi được. Tin đồn làm chúng tôi tuyệt vọng và hết còn muốn sống nữa.
Mỗỉ khi chúng tôi đi làm lao động đều có một tên lính Para vác súng lăm lăm để kiểm soát và hành hung. Hễ làm sai hay làm chậm thì bị đòn, bị đánh. Chúng tơô hướng mắt về nhà thương Non Chan mà thèm thuồng vì nơi đó có lá cờ của hội HTTQT bay phất phới. Bọn Para biết được ý định của chúng tôi nên chúng luôn dằn mặt chúng tôi là hễ chạy trốn thì chúng sẽ bắn chết tại chỗ.
Có người nghĩ là chạy bừa đến khu nhà thương Non Chan thì sẽ được nhân viên hội HTTQT cứu giúp, nhưng nghĩ như vậy là điều sai lầm vì sẽ bị lính Para bắn chết ngay. Khu nhà thương Non Chan vẫn còn thuộc quyền kiểm soát của bọn Para. Nhân viên hội HTTQT có thể chữa trị vết thương chứ không thể đem bất cứ ai vào trong biên giới Thái, nếu chưa được sự cho phép của chính quyền Para và Thái.
Bọn “ông lớn” Para rất là phè phỡn và rất muốn hưởng thụ. Chúng ăn mặc hợp thời trang: quần Jeans kiểu mới, xe gắn máy Honda kiểu mới nhất, ăn uống sung sướng thỏa thuê, thằng nào cũng có ái đẹp nhưng vẫn tiếp tục hãm hiếp gái tị nạn Việt Nam.
Ông lớn Para tắm bằng nước từ Thái Lan chuyên chở qua, chứ không thèm tắm nước giếng cạn, mà nước ở vùng Non Chan thì hiếm và quý hơn vàng. Trong khi đó, dân Miên ở chui rúc trong các căn nhà nhỏ, thiếu thốn mọi nhu cầu tối thiểu. Ðời sống họ cực khổ và cơ hàn. Còn tù nhân tị nạn Việt thì khỏi phải nói, thân phận chúng tôi còn khổ hơn con chó. Chúng tôi rất thắc mắc cho cái lý tưởng giải phóng đất nước của bọn Para.
Việc được chuyển trại.
Trước khi tôi đến, và trước cả Tết Miên, tức là tháng Tư năm 1982, thì tình trạng được di chuyển vào trại mới kể như bế tắc vì có tin là hội HTTQT đã không còn nhận thêm người đến trại NW 82 nữa. Sống trong khắc khoải và tuyệt vọng, chúng tôi lê lết và đau khổ kéo dài cuộc đời.
Thế rồi một điều may mắn lớn đã đến với chúng tôi. Tơi còn nhớ hôm ấy nhằm ngày thứ ba trong tuần, chúng tôi đã được quý nhân phù trợ. Số là quần áo tôi và gia đình tôi đều đã rách nát tả tơi. Bao nhiêu quần áo tốt mà chúng tôi đem theo thì một phần lớn đã đổi cho bọn người dẫn đường để lấy đồ cũ của họ mà hóa trang cho khỏi bại lộ. Phần còn lại, chúng tôi cất trong giỏ thì lớp bị mất, lớp bị cướp lấy, nên khi đến trại, chúng tôi chỉ còn độc nhất một bộ trong người, và đã rách te tua.
Chúng tôi đã mặc bộ đồ đó khoảng một tháng rồi. Không giặt, không tắm cả một tháng trời. Vì thế quần áo chỉ là những nùi giẻ rách tơi tả và hôi hám. Khi làm lao động, tôi suy nghĩ nếu đến trại mới mà không có quần áo rồi làm sao đây? Vì vậy tôi đánh liều vào nhà một bà vợ của ông lớn Para để xin một vài bộ đồ quần áo cho gia đình mình.
Bà lớn này rất tốt, lại biết tiếng Việt nữa nên tôi cũng dễ nói chuyện. Bà ta cho tôi một cái quần cũ màu xanh, một cái áo sơ mi đàn bà, một cái ”sà rông” cũ, và hai, ba bộ quần áo cho cháu nhỏ của tôi. Tôi mừng quá bèn cám ơn bà ta rối rít. Chỉ có ở trong hoàn cảnh đó mới thấy quần áo còn quý hơn mạng sống nữa.
Ðến chiều, lúc tôi đi làm về, thấy chị và cháu đã đứng trong hàng rào kẽm gai nhìn ra. Chị tôi tưởng tôi mang cái bọc đó cho ai, đến lúc nghe là của gia đình mình, chị và cháu tôi mừng rỡ vô cùng, mở đồ ra khoe với hàng xóm, làm như vừa bắt được vàng không bằng. Cũng nhờ thế mà gia đình tôi đỡ lo âu vì nạn quần áo rách.
Khi về đến nhà, tôi rất mừng vì được tin là vào ngày mai, là ngày thứ tư, sẽ có hội HTTQT đến đón các gia đình có con nhỏ đi trước. Chúng tôi mừng rỡ nhảy nhót. Ðêm hôm ấy vì quá hồi hộp, sợ nguy hiểm và bất trắc xảy đến nên chúng tôi không ngủ được. Chỉ còn một đêm chót nữa thôi. Lỡ mà có chuyện gì trắc trở thì uổng công lắm. Vì thế mà chúng tôi lo lắng và giữ gìn cẩn thận.
Thường thường thì bọn Para hay xuống trại tù ban đêm để rọi đèn pin bắt đàn bà, con gái đi hãm hiếp. Vì thế đêm nay, tôi dặn chị tôi phải cẩn thận, kéo sà rông thấp xuống để che đôi chân, kẻo lỡ bọn Para thấy chân trắng lại nổi máu lên thì chết. Cả đêm chúng tôi chỉ lo sợ bọn Para đổi ý không cho đi nữa thì khổ thân.
Ðến sáng hôm sau, đã có mấy gia đình được kêu đi rồi mà mãi không có tên gia đình tôi. Cuối cùng, chúng tôi cũng có tên để ra đi. Khi đi, chúng tôi lại phải bị bắt buộc đi vào văn phòng của ông lớn Para để chúng lục xét, moi móc cửa mình thật kỹ để lấy hết tiền và vàng nếu như mình còn dấu kỹ. Ngón tay của chúng thô và to như trái chuối. Chúng thường móc vào cửa mình nạn nhân một cách mạnh bạo đến nỗi nhiều người bị nhiễm trùng, lại khóng có nước hay thuốc uống. Vì thế có rất nhiều phụ nữ bị hôi thối khủng khiếp. Có người lại bị thêm bịnh huyết trắng hay nhiều bịnh khác ở chỗ kín.
Khi đến đón người dân tị nạn, hội HTTQT đem gạo, thực phẩm, xà bông, mền và chiếu cho dân tù tị nạn còn kẹt lại, trước khi đem những gia đình tị nạn may mắn hơn đi. Tuy là hội dành cho tù tị nạn, nhưng bọn lính Para cướp hết để xài, chứ không cấp phát gì cho dân tị nạn cả.
Người dân tị nạn vì ở cả năm trường không được tắm rửa nên trên đầu có cả ngàn con chí (chấy). Hễ họ rũ tóc là chí rơi xuống đất nhiều vô kể, nhìn mà lạnh cả người. Chẳng ai còn tiền để mà hớt tóc. Vì thế tóc ai cũng dài đến vai, tha hồ làm tổ cho chí rận. Thậm chí đến cái lược cũng không có để mà chải đầu nữa. Thật đúng là những kẻ ”vô sản chuyên chính”.
Chúng tôi cũng không có chiếu mà nằm. Ban ngày đàn ông đi làm lao động thì lượm giấy báo, giấy xi măng đem về trải mà nằm. Ðến sáng dậy thì mạnh ai nấy gói ghém lại cho gọn gàng. Chỗ ở trong phòng lại chật chội, không có vách nên ai nấy đều phải nằm nghiêng, co chân lại mới có đủ chỗ cho mọi người nằm. Người nằm chen chúc như cá hộp, dưới cái nắng đổ lửa của xứ Miên.
Ở trong tù, cứ đúng 7:00 giờ tối là tất cả phải ngủ hết, không được ngồi lên. Ai nằm yên chỗ nấy, hễ chúng đi xét mà thấy ai chưa chịu nằm là chúng lấy gậy gõ vào đầu. Ban đêm ai lỡ khát nước, ngồi lên lấy chai nước treo ở đầu nằm để uống cũng bị chúng đánh đập túi bụi.
Khổ cho tôi là chỗ tôi nằm ở ngay cửa ra vô. Bọn tù Miên thường có gia đình hay thân nhân đến tiếp tế. Ðến tối, vào giờ ngủ mà họ vẫn không chịu về chỗ, họ ngồi chực ngay cửa để đón thân nhân đem đồ tiếp tế đến. Tôi không làm cách nào mà trải giấy ra ngủ vì bọn họ cứ ngồi lỳ nơi chỗ tôi nằm, mà nếu mình không kịp nằm là bị đòn vì Para nghi là mình định chạy trốn.
Trong tù có một vị trung tá thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hịa bị bịnh suyễn, vì thở không được nên ông ta phải ngồi dậy để thở cho dễ. Bọn Para cũng định đánh đòn, may nhờ có người biết tiếng Miên giải thích cho chúng biết nên ông ta không bị đòn oan.
Một cô gái tị nạn Việt bị bọn Para làm áp lực không cho đi và buộc phải ở lại để làm vợ chúng. Cô ta đành phải ở lại đó. Sau này cô trốn ra nhà thương Non Chan và gặp nhân viên hội HTTQT để năn nỉ xin được cứu vớt. Hội HTTQT liền viết giấy giới thiệu cô ta đến trại NW 82, vì nếu cô ta còn ở tại nhà thương Non Chan thì cả khu trại đó sẽ tan nát dưới sự hận thù và thịnh nộ của bọn Para. Cô này khi qua trại NW 82 được ít lâu thì được chấp thuận cho đến nước thứ ba. Ðây có thể kể là trường hợp may mắn hi hữu.
Nghĩ lại những đau khổ trên đường đi tìm tự do thật là vô cùng thảm thương. Có nhiều gia đình đi chung nhưng khi đến nơi, người thì mất chồng, mất con. Người thì lạc vợ, lạc cha mẹ hay anh em. Nhiều nạn nhân sầu thảm và đã kể lại những bi kịch đau thương của mình khiến cho người nghe không cầm được nước mắt.
Một cặp vợ chồng vượt biên và sống lẩn lút ở trong rừng. Bà vợ bị bắn và đang cơn hấp hối nhưng ông chồng đành phải bỏ đi vì lẩn quẩn ở đó thì sớm muộn gì cũng bị giết chết.
Có khi người chồng bị giết chết, vợ gạt nước mắt đem con đi tiếp và đến nơi. Có khi con cái bị giết chết nhưng cha mẹ lại đi thoát. Có nạn nhân là người tị nạn đến được Phnom Chat rồi bị bọn Para thuộc quyền của Sihanouk giết hại.
Trở lại chuyện ra đi của gia đình tôi.Tất cả hành trang của chúng tôi chỉ gồm là vài chai nước, vài bộ áo quần rách và bao ni lông. Thế mà chúng tôi cũng bị Para lục xét, lấy lại hết. Sau đó, chúng tôi được lên xe và đi đến nhà thương Non Chan.
|