MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Tác Phẩm: Những Chặng Đường Gian Khổ- Phần Mở Đầu (1)
Thứ Ba, Ngày 10 tháng 2-2009

TÁC PHẨM: NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG GIAN KHỔ

HỒI KÝ CỦA CÁC NGƯỜI TỴ NẠN

MỤC LỤC
Lời Tri Ân.
Lời Nói Ðầu.

CHƯƠNG THỨ NHẤT:
Kim Hà mô tả về sự nguy hiểm khi vượt biên tìm tự do bằng đường bộ.

CHƯƠNG THỨ HAI.
Hồi ký tị nạn đường bộ của ông Lê Bá B., vượt biên năm 1982.

1. Cuộc hành trình vượt biên đầy gian khổ.
2. Trại tù Non Chan, khu thứ nhất.
3. Trại tị nạn Non Chan, khu thứ hai.
4. Trại tị nạn Northwest 82 (NW 82)
 

I. Sinh hoạt tại trại NW 82:
. Thực phẩm.
. Nước.
. Vật dụng hàng ngày.

 II. Cách cấu tạo trại NW 82:
 . Nội quy trại.
 . Tên hung thần nổi tiếng.
 . Tình trạng hãm hiếp.
 . Sự sa sút tinh thần của người tị nạn ở NW 82.
 . Thư tín.
 . Vệ sinh.

 III. Cảm tưởng của ông Lê Bá B.

CHƯƠNG THỨ BA:
- Bài viết về cuộc hành trình vượt biên tị nạn đường bộ của ông Lê Văn Hưng.
1. Cuộc hành trình gian khổ.
2. Bài viết về trại tị nạn Site II của ông Lê Văn Hưng.
3. Bài viết về trại tị nạn Dongrek của ông Lâm Quản Nhân.

CHƯƠNG THỨ TƯ:
Hồi ký tị nạn của ông Nguyễn Văn Thụy-Viễn nói về hành trình vượt biên, trại lính Para, các trại tị nạn Non Chan, Non Samet, Non Makmun, Khao Y Ðang và Sikiew.

CHƯƠNG THỨ NĂM:
Hồi ký tị nạn của Ông Trương Võ nói về hành trình vượt biên, làng mạc của Khmer Đỏ(Pol Pot) và sự tàn nhẫn của Pol Pot.

CHƯƠNG THỨ SÁU:
Hồi ký tị nạn của ông Phạm Thanh về cuộc hành trình vượt biên, các đồn trại Para, và trại tị nạn Non Chan.

CHƯƠNG THỨ BẨY:
Hồi ký tị nạn của ông Trần Chí Thành về hành trình vượt biên và trại tị nạn Non Samet.
CHƯƠNG THỨ TÁM:

Hồi ký tị nạn của ông Lê Tấn Lý về cuộc hành trình vượt biên, ở trại lính Para, các trại tị nạn Non Chan và trại tị nạn NW 9.

CHƯƠNG THỨ CHÍN:
Hồi ký tị nạn đường bộ của gia đình bà Kim Hà.
- Cuộc hành trình đau khổ.
- Bị bỏ rơi ba lần. Bị cướp nhiều lần.
- Bị lính Para đánh đập và uy hiếp.
- Sinh con trong trại tị nạn rừng biên giới Thái.

CHƯƠNG THỨ MƯỜI :
1. Cuộc Hành Trình Dang Dở, Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Kỳ.
2. Bài về Trại NW 82 trên Tạp Chí Times, tháng 12, 1982.
3. Lời chia sẻ của nhạc sĩ Trúc Hồ, một người tị nạn đường bộ.
4. Cảm nghiệm của LM Quách Thế Bình, một người tị nạn đường bộ bị thất bại, bị tù và đi ăn xin để tìm đường về lại Việt Nam.
5. Hành Trình Vượt Biên và Cuộc Sống Trên Đất Mỹ của Bác Sĩ Kenneth Nguyễn.

CHƯƠNG THỨ MƯỜI MỘT:
Thư của 5 người tị nạn đường bộ viết về thảm cảnh của họ:
- Anh Hồ Bửu T,trại tù cấm Banthát, biên giới Miên-Thái.
-  Anh Trương Thanh Bình, tị nạn đường bộ, cĩ con gái 7 tuổi, từ trại Sikiew. Thái Lan.
-  Anh Hồng Kim V., đã từng ở trại Site II
-  Anh Phạm Hữu Ri, ở trại Sikiew.
-  Ơng Lâm Quản Nhân, từ trại tị nạn đường bộ Dongrek.

CHƯƠNG THỨ MƯỜI HAI:
Thư của 7 người tị nạn đường thủy khác viết về thảm cảnh của họ trên đường đi và ở các trại tị nạn
- Ơng Đàm Quang,
- Bà Lê Thị Vân,
- Bà Quách Thị Huyên,
- Cơ Trần Ngọc Trinh,
- Bà Trần Thị Thơ,
- Anh Nguyễn Thanh Việt,
- Cơ Nguyễn Thị Mỹ Nga.

PHỤ LỤC:
- Thư của các độc giả ở Mỹ gửi đến.
- Những suy nghĩ của tác giả Kim Hà.

LỜI TRI ÂN.

Chúng tơi xin chân thành ghi ân:
- Các người bạn tị nạn đường bộ đã kể lại chuyện, viết bài và viết thư kể chuyện để tôi có thể hoàn thành tác phẩm này: Các ông Lê Bá B.; Lê Văn Hưng; Lâm Quản Nhân; Nguyễn Văn Thụy-Viễn; Trương Võ; Phạm Thanh, Trần Chí Thành, và Lê Tấn Lý.
- Các đồng bào tị nạn ở các trại tị nạn Đông Nam Á Châu đã tin cậy và viết thư cho tôi trong thời gian qua.
- Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế (International Committee of Red Cross) cùng các hội thiện khác đã hy sinh, che chở, bảo vệ và thương yêu những người tị nạn Việt Nam.
- Tuần báo Sài Gòn Nhỏ và Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Kỳ với bài viết Cuộc Hành Trình Dang Dở.
- Tuần báo Tin Việt, California, đã đăng tải hầu hết tập hồi ký này trong những năm 1984 – 1986.
- Tuần báo Việt Tide và nhà văn Nhật Tiến đã đăng tải một phần của tập hồi ký này trong dịp kỷ niệm 32 năm mà người tị nạn Việt Nam vượt thốt tìm tự do. (1975-2007).
- Và đặc biệt là xin cảm ơn quý vị độc giả, những người đọc tác phẩm này và cầu nguyện cho những người tị nạn Việt Nam đã bỏ mình vì lý tưởng tự do.

Trân trọng,
Kim Hà,
14/1/2008

LỜI NÓI ÐẦU.

Thưa quý độc giả quý mến,
Trong tác phẩm Những Chặng Ðường Gian Khổ này, quý vị sẽ đọc các hồi ký của 8 người tị nạn vượt biên bằng đường bộ, trong đó có cả gia đình chúng tôi. Sau đó là những lá thư tâm tình của các người vượt biên đường bộ và đường thủy ở các trại tỵ nạn khác tại vùng Ðông Nam Á.

Nơi các hồi ký này là tâm tình gói trọn nỗi niềm đau đớn, đắng cay và buồn khổ của các người vượt biên trong khoảng thời gian từ  năm 1979 cho đến 1985.

Ngoài việc phác họa lại hình ảnh đau thương muôn mặt của người tị nạn đường bộ, qua những thời gian và không gian khác nhau, trong mọi tình huống cụ thể, tác phẩm này có thể là tài liệu sống duy nhất nói đến toàn bộ các trại tị nạn đường bộ ở biên giới Thái Lan và Cambodia, và các trại tị nạn ở trong nội địa của Thái Lan.

Qua đó, quý vị sẽ có dịp biết thêm về các trại tị nạn, trại giam và trại tù ở dọc biên giới Thái Lan và Cambodia. Ðó là các trại Non Chan, NW9, NW 82, Site I, Site II, Site A, Dongrek (hay Dangrek), Non Samet, Non Makmun, Khao Y Dang, trại Phnom Chat của Sihanouk, các trại tù của lực lượng Khmer đỏ (Pol Pot). Cuối cùng là các trại Sikiew, Panatnikhom Transit Center, Panatnikhom Holding Center, Rangsit Transit Center ở trong lãnh thổ của Thái Lan.

Sau đó là bài nhận định về tình hình tị nạn của Bác sĩ Y Khoa Nguyễn Ngọc Kỳ, bài báo của tạp chí nổi tiếng Times, cùng lời chia sẻ của nhạc sĩ Trúc Hồ, linh mục Quách Thế Bình, hai người Việt Nam tị nạn đường bộ qua ngả Cambodia đến Thái, và lời kể về cuộc vượt biên đường thủy của bác sĩ Kenneth Nguyễn. 

Cuối cùng là các lá thư của những người tị nạn đường bộ và đường thủy, những cảm tưởng của độc giả ở Hoa Kỳ khi đọc tác phẩm này trên www.memaria.org, cùng một số suy nghĩ của chúng tôi. 

Trong 16 năm qua, chúng tôi đã biếu tặng thư viện về người Đông Dương (Southeast Asian Archive) của viện Đại Học UCI, University of Irvine, Orange County, California một số tài liệu như:

-Hai mươi sáu tác phẩm do Kim Hà sáng tác hay dịch thuật.
- Một tập bản thảo viết tay về tác phẩm Qua Cơn Bão Dữ, do Kim Hà ghi lại với những dòng nước mắt rơi làm hoen ố những dòng chữ.
- Và 13 cuốn băng cassettes mà chúng tôi ghi âm những lời phỏng vấn các bạn tị nạn đường bộ đã được ghi lại trong tác phẩm này.

Nếu quý vị muốn trực tiếp đọc bản thảo hay nghe những lời kể này thì xin vui lòng liên lạc với: Bà Christina Woo, cjwoo@uci.edu., University Librarian, qua điện thoại (949) 824-5300 hay qua E-mail: partners@lib.uci.edu.

Chúng tôi rất ao ước được liên lạc lại với những anh chị em tị nạn Việt Nam đã từng viết thư cho chúng tôi từ các trại tị nạn ở Thái Lan , trong thời gian 1983-1994. Dù quý vị đang ở Việt Nam vì bị rớt thanh lọc, hay dù đang ở một quốc gia tự do nào khác, xin vui lòng viết thư báo tin cho chúng tôi hoặc viết E-mail cho chúng tôi ở địa chỉ: memaria2000@yahoo.com

Lịch sử và sách vở, báo chí chứng minh rằng: có rất nhiều người tị nạn đường bộ vì lý tưởng tự do mà đã ngậm ngùi chết tức tưởi, bỏ thây nơi rừng biên giới, hay đã mang thương tích suốt đời vì những sự đối xử bạo tàn của nhiều lực lượng người Miên, Thái và người Việt nơi các vùng biên giới.

Xin quý vị hãy lắng đọng tâm hồn và dâng một lời cầu nguyện cho những linh hồn đồng bào bất hạnh của chúng ta được sớm được giải thoát và về nơi quê Trời, nơi không còn nước mắt, hận thù và giết chóc. Ða tạ quý vị.

Kim Hà,

Ngày 14 tháng 1 năm 2008.

www.memaria.org

 
 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Cn270: Cuối Cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Của Mẹ Sẽ Toàn Thắng (2/12/2009)
Sự Bí Nhiệm Của Chuỗi Mân Côi (2/12/2009)
Lần Chuỗi Mân Côi Có Thể Ảnh Hưởng Đến Đời Sống, Các Linh Hồn, Và Biến Cố Của Thế Giới (2/11/2009)
Ðức Mẹ Lộ Ðức (2/11/2009)
Đền Thánh Quốc Gia Đức Mẹ Lộ Đức Tại Tiểu Bang Maryland-the National Shrine Of Our Lady Of Lourdes. (2/11/2009)
Tin/Bài cùng ngày
Vị Linh Mục Được Dẫn Đi Thăm Hoả Ngục Và Luyện Ngục (2/10/2009)
Father Jose: Life After Death Experience. (2/10/2009)
Đức Mẹ Hiện Ra Tại Lourde (lộ Đức), Nước Pháp (2/10/2009)
Hành Hương Đến Đền “lộ Đức Phương Đông” Để Cầu Nguyện Cho Sự Sống Và Chống Lại Vấn Nạn An Tử (2/10/2009)
Phép Lạ Lộ Đức Và Bác Sĩ Alexis Carrel (2/10/2009)
Tin/Bài khác
Giáo Dân Việt Nam Đặc Biệt Tôn Kính Đức Mẹ (1) (2/8/2009)
Audio Cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ # 37 (chương 331-336) (2/8/2009)
Người Mẹ Kiện Bác Sĩ Vì Họ Vứt Thai Nhi Còn Sống Vào Thùng Rác. (2/6/2009)
Đức Mẹ Ở Giáo Xứ Bến Đá, Vũng Tàu, Việt Nam Chảy Nước Mắt Máu Ngày 24/1/2009 (2/6/2009)
Mẹ Tất Cả Mọi Người (2/5/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768