MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: giáo hội hoàn vũ :: đtc phanxicô: bài giảng và huấn từ
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
"mối Nguy Hiểm Là Ở Chỗ Vào Những Lúc Bị Khủng Hoảng Chúng Ta Tìm Kiếm Một Vị Cứu Tinh" (lần Thứ 3 Tiếp Theo 2 Lần Trước)
Thứ Năm, Ngày 26 tháng 1-2017

Inline image 1


"Mối nguy hiểm là ở chỗ vào những lúc bị khủng hoảng

chúng ta tìm kiếm một vị cứu tinh"

(lần thứ 3 tiếp theo 2 lần trước)


Vấn: Thế nhưng Tây Ban Nha có một hàng rào ở Ceura và Melilla nên họ không thể nào vượt qua được.

Đáp: Phải, tôi biết. Họ muốn tiến lên miền bắc. Bởi vậy vấn đề là ở chỗ đón nhận họ, phải, qua một vài tháng, cung cấp cho họ chỗ ăn chỗ ở. Thế nhưng tiến trình hội nhập cần phải bắt đầu ở một lúc nào đó. Hãy tiếp nhận và hội nhập. Mẫu gương của vai trò này cho toàn thế giới đó là Thụy Điển. Thụy Điển chỉ có 9 triệu dân, Trong số đó có 890 ngàn "người Thụy Điển mới", con em của những người di dân hay những người di dân có công dân Thụy Điển.  Vị Bộ trưởng Nước Ngoài - tôi nghĩ là bà, người đã đến từ giã tôi - là một phụ nữ trẻ trung, có mẹ là người Thụy Điển và cha là người Gabon. Những người di dân hội nhập. Vấn đề là việc hội nhập. Khi vấn đề hội nhập không có thì sẽ xuất hiện các ổ chuột. Tôi không trách bất cứ một ai, thế nhưng có những ổ chuột là một sự thật. Những nam nhân trẻ trung gây ra hành động tán ác ở phi trường Zaventem là những người Bỉ, họ sinh ra ở Bỉ. Tuy nhiên, họ sống ở một vùng lân cận của người di dân, một vùng lân cận khép kín. Bởi vậy mà giai đoạn thứ hai là giai đoạn then chốt, giai đoạn hội nhập. Thế nên hiện nay vấn đề lớn đối với Thụy Điển là gì? Không phải là họ không muốn thêm những người di dân nữa, không phải! Họ không thể có đủ những chương trình hội nhập! Họ suy nghĩ họ có thể làm thế nào khác để nhận thêm người di dân. Thật là kỳ diệu. Đó là một tấm gương cho toàn thế giới. Nó không phải là cái gì mới mẻ. Tôi đã nói ngay từ đầu sau Lampedusa... Tôi đã biết Thụy Điển, vì tất cả những người Á Căn Đình, Uruguayan, Chí Lợi đều đến đó trong các thời kỳ độc tài quân sự và đã được ở đó đón nhận. Tôi có những người bạn đến đó như là những người tỵ nạn và sống ở đó. Các bạn đến Thụy Điển và họ cung cấp cho các bạn chương trình chăm sóc sức khỏe, giấy tờ, phép tắc trú ngụ... Sau đó các bạn có nhà cửa, và tuần sau các bạn đến trường học ngôn ngữ, và làm việc một chút, rồi các bạn cứ thế mà tiến.

Theo đó thì Sant'Egidio ở Ý là một mẫu gương đáng noi theo khác. Vatican nhận 22 người di dân và chúng tôi đang chăm sóc họ, và họ đang từ từ trở nên độc lập. Ngày thứ hai, các con em của họ đến trường học. Mới ngày thứ hai thôi! Cha mẹ của các em dần dần được ổn định ở một căn chung cư, kèm một một ít việc làm đây đó... Họ có những hướng dẫn viên dạy ngôn ngữ cho họ...Sant'Egidio có cùng một thái độ. Bởi vậy, vấn đề khẩn cấp dĩ nhiên là giải cứu cho hết mọi người. Sau đó là tiếp nhận, đón tiếp hết sức có thể. Rồi tới vấn đề hội nhập.

Vấn: Tâu Đức Thánh Cha, một nửa thế kỷ đã qua đi kể từ khi có nhiều biến cố quan trọng xẩy ra, như Công Đồng Chung Vaticanô II, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tông du Thánh Địa và việc ngài ôm hôn Đức Thượng Phụ Athenagoras. Có một số người nói rằng để biết được Đức Thánh Cha người ta cần phải viết Đức Phaolô VI. Ngài đã lên tới mức độ thành vị Giáo Hoàng không được ưa chuộng. Đức Thánh Cha có cảm thấy như vậy hay chăng, như là một vị Giáo Hoàng không dễ chịu?

Đáp: Không đâu, không đâu. Tôi nghĩ rằng tôi cần phải ít được hiểu rõ hơn do bởi tội lỗi của tôi. Đức Phaolô VI là một vị tử đạo không được ưa chuộng. (...) Niềm Vui Phúc Âm - Evangelii Gaudium, một tông huấn phác họa các nguyên tắc mục vụ mà tôi muốn gửi cho Giáo Hội, là một văn kiện cập nhật hóa Tông Huấn Evangelii Nuntiandi - Truyền Bá Phúc Âm của Đức Phaolô VI. Ngài là một con người đi trước lịch sử. Và Ngài chịu đựng rất nhiều. Ngài là một vị tử đạo. Có nhiều điều ngài không thể làm, ngài là một con người thực tiễn và ngài biết rằng ngài bất khả nên vì thế mà ngài đã chịu đựng, nhưng ngài đã cống hiến cho chúng ta cái khổ của ngài. Ngài đã làm những gì ngài có thể. Và điều hay nhất đó là ngài đã gieo hạt giống. Những thứ hạt giống về những điều được lịch sử gặt hái được sau đó. Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm là một văn kiện hỗn hợp của Tông Huấn Truyền Bá Phúc Âm và văn kiện Aparecida (biệt chú của người dịch: văn kiện Aparecida là văn kiện đức kết khóa họp thứ V của Chư Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu Latinh va Caribbian ở Aparecida Ba Tây từ 13-31/5/2007, một văn kiện được nói là do chính ĐHY Bergoglio TGM TGP Buenos Aires là ĐTC Phanxicô hiện nay soạn thảo). Những điều được khai triển từ dưới lên. Tông Huấn Truyền Bá Phúc Âm là một văn kiện mục vụ hay nhất hậu Công Đồng Chung Vaticanô II, và vẫn còn nguyên giá trị của nó. Tôi không cảm thấy tôi là người không được cảm nhận. Tôi cảm thấy được hỗ trợ bởi đủ mọi thứ người, trẻ có, già có... Dĩ nhiên là có một số không đồng ý và họ có quyền không đồng ý, vì nếu tôi cảm thấy xấu xa bởi có người không đồng ý với tôi thì trong mình tôi có cái mầm của một thứ độc tài. Họ có quyền bất đồng. Họ có quyền nghĩ rằng đường lối ấy nguy hiểm, rằng thành quả ấy có thể tệ hại, họ có quyền ấy. Thế nhưng nếu họ nói thì họ đừng nấp ở đằng sau những người khác. Không ai có quyền làm như thế. Nấp ở đằng sau những người khác là những gì phi nhân, là một tội ác. Ai cũng có quyền tranh cãi, và tôi muốn tất cả tranh cãi hơn nữa, vì nó tạo nên một thứ liên hệ êm trôi hơn giữa chúng ta. Việc tranh cãi liên kết chúng ta. Một cuộc tranh cải thiện chí chứ không phải bằng phỉ báng hay những gì giống như thế.


Vấn: Đức Thánh Cha có cảm thấy bất thoải mái với quyền lực hay chăng?

Đáp: Nhưng tôi đâu có quyền lực. Quyền lực là điều được chia sẻ. Quyền lực hiện hữu khi chúng ta thực hiện những quyết định đã được suy nghĩ, đã được bàn đến, và đã được cầu nguyện; cầu nguyện giúp tôi rất nhiều, cầu nguyện là một hỗ trợ lớn lao đối với tôi. Tôi không cảm thấy chẳng thoải mái với quyền lực. Tôi cảm thấy mất tự nhiên với một số nghi lễ, thế nhưng đó là vì tôi xuất thân từ đường phố.


Vấn: Đức Thánh Cha không xem TV cho đến nay là 25 năm, và Đức Thánh Cha được cho biết là chưa bao giờ tỏ ra thật thân thiện với các ký giả. Thế mà Đức Thánh Cha đã tái sáng tạo toàn bộ hệ thống truyền thông của Vatican, Đức Thánh Cha đã chuyên nghiệp hóa nó và biến nó thành một phân bộ của Giáo Triều Roma. Phải chăng truyền thông đại chúng là những gì quan trọng đối với Vị Giáo Hoàng? Phải chăng đang có một mối đe dọa đối với quyền tự do của báo chí? Có thể nào vấn đề truyền thông xã hội lại trở thành bất lợi cho quyền tự do cá nhân?

Đáp: Tôi không coi TV. Tôi chỉ cảm thấy rằng Thiên Chúa muốn điều đó nơi tôi. Vào ngày 16/7/1990, tôi đã thực hiện lời hứa đó, và tôi đã không lỗi hứa. Tôi chỉ ở trung tâm truyền hình gần tòa tổng giám mục để coi một số phim tôi lưu ý mà tôi nghĩ rằng sẽ thích hợp cho sứ điệp của tôi. Tôi thường yêu thích phim ảnh, tôi đã nghiên cứu nhiều về phim ảnh, hầu hết là phim về giai đoạn hậu chiến, về duy thực chủ nghĩa Ý quốc, và về vị giám đốc Wajda người Balan, và Kurosawa, cũng như về một vài vị giám đốc người Pháp. Thế nhưng việc không coi TV đã không ngăn cản tôi khỏi truyền thông. Không coi TV là một quyết định riêng tư, ngoài ra không còn gì khác. Việc truyền thông xuất phát từ Thiên Chúa. Thiên Chúa truyền đạt. Thiên Chúa đã truyền đạt với chúng ta dọc suốt giòng lịch sử. Thiên Chúa không hiện hữu một cách lẻ loi. Thiên Chúa truyền đạt và đã nói, và đã hỗ trợ chúng ta, đã thách thức chúng ta, đã làm chúng ta biến đổi, và Ngài vẫn ở với chúng ta. Các bạn không thể hiểu thần học Công giáo mà lại thiếu vấn đề truyền đạt của Thiên Chúa. Thiên Chúa không bất động ở trên ấy, nhìn xem dân chúng vui thú hay tự tiêu rụi. Thiên Chúa nhập cuộc, qua lời nói và qua xác thịt của Người. Và đó là khởi điểm của tôi. Tôi cảm thấy hơi sợ khi truyền thông đại chúng không thể hiện bản thân mình theo đặc tính riêng của mình. Chẳng hạn có những cách thức truyền thông thay vì giúp đỡ thì lại làm yếu kém đi mối hiệp nhất. Một trường hợp điển hình đó là gia đình dùng bữa tối mà không nói chuyện, vì họ xem TV hay những đứa trẻ sử dụng điện thoại, gửi tin nhắn cho người ta ở đâu khác. Khi truyền thông bị mất đi yếu tố xác thịt, yếu tố con người mà trở thành lỏng lẻo thì rất nguy hiểm. Các gia đình rất cần phải thông đạt, con người rất cần phải truyền đạt, cũng có thể bằng cách thức khác. Vấn đề truyền thông ảo thì rất phong phú, thế nhưng có nguy cơ nếu nó thiếu việc truyền đạt nhân bản, bình thường, trực diện. Yếu tố cụ thể của truyền thông đó là những gì sẽ làm cho yếu tố ảo đi đúng hướng. Chúng ta không phải là các vị thiên thần, chúng ta là những cá vị cụ thể. Truyền thông là những gì then chốt và cần phải tiến lên. Tôi đã nói về những thứ tội của truyền thông trong một bài thuyết trình ở Buenos Aires tại ADEPA, một hiệp hội qui tụ các nhà xuất bản Á Căn Đình. Vị chủ tọa mời tôi đến tham dự một bữa tối để tôi trình bày bài thuyết trình ấy. Tôi đã báo hiệu những thứ tội của vấn đề truyền thông mà nói rằng: đừng phạm những tội ấy, vì các bạn có cả một kho tàng lớn lao trong bàn tay của các bạn. Ngày nay, việc truyền đạt là những gì thần linh, bao giờ cũng thế, vì Thiên Chúa truyền đạt, đồng thời cũng là những gì nhân loại, vì Thiên Chúa đã truyền đạt theo cách thức loài người. Bởi vậy, đối với các mục đích về phần vụ thì có một phân bộ để truyền đạt tất cả những điều ấy. Thế nhưng nó là một điều về phần hành. Truyền thông là những gì thiết yếu cho loài người, vì nó thiết yếu với Thiên Chúa.


Vấn: Guồng máy ngoại giao của Vatican hoạt động với tất cả khả năng của mình. Cả ông Barack Obama lẫn ông Raul Castro đều công khai tỏ lòng biết ơn hoạt động của bộ ngoại giao Vatican trong chuyện họ tái thiết lập mối hữu nghị. Tuy nhiên, còn những trường hợp khác như Venezuela, Colombia hay Trung Đông vẫn bị tắc nghẽn. Trong trường hợp thứ nhất thì đôi bên thậm chí lại còn phê phán vai trò điều đình của Vatican nữa. Đức Thánh Cha có sợ rằng hình ảnh của Vatican bị tác hại bởi đó hay chăng? Đâu là những điều ngài muốn chỉ dẫn trong những trường hợp này?

Đáp: Tôi xin Chúa ban cho tôi ơn đừng sử dụng bất cứ cách thức nào chỉ vì hình ảnh này nọ. Chân thành và phục vụ là những tiêu chuẩn cần phải thể hiện. Các bạn có thể đôi khi lầm lẫn, hình ảnh của các bạn sẽ gánh chịu hậu quả, thế nhưng chẳng sao cả nếu đã làm theo thiện chí. Lịch sử sau này sẽ  phán quyết. Có một nguyên tắc, một nguyên tắc rất rõ ràng đối với tôi, đó là cần phải quản trị hết mọi sự cả về hoạt động mục vụ lẫn về ngoại giao của Vatican: chúng tôi là những người điều đình hơn là thành phần trung gian môi giới. Chúng tôi dựng lên những chiếc cầu nối chứ không phải là xây lên những bức tường ngăn. Cái khác nhau giữa một người điều đình và một người trung gian là gì? Người trung gian là một người làm địa ốc chẳng hạn, tìm kiếm ai đó muốn bán nhà và ai muốn mua nhà, thì giúp họ tiến đền chỗ đồng ý với nhau để được một thứ hoa hồng nào đó, họ cung cấp dịch vụ tốt nhưng họ bao giờ cũng nhận được cái gì đó, và thực sự là như thế bởi đó là việc làm ăn của họ. Người điều đình là người muốn phục vụ cho cả đôi bên và muốn cho cả đôi bên đều thắng cho dù họ có bị thua. Công việc ngoại giao của Vatican cần phải là một điều đình viên chứ không phải là tay trung gian. Nếu, trong giòng lịch sử, đôi khi nó điều động hay điều hành một cuộc gặp gỡ để đút cho đầy túi của nó thì đó là một tội rất trầm trọng. Người điều đình thì thiết lập những cây cầu nối, không phải cho mình mà là cho người khác băng ngang qua. Họ không lấy lệ phí. Họ thiết lập chiếc cầu nối và rồi bỏ đi. Đối với tôi đó là hình ảnh về vai trò ngoại giao của Vatican. Là những người điều đình hơn là thành phần trung gian môi giới. Là những người thiết lập chiếc cầu nối. 

(còn tiếp)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Đức Thánh Cha Phanxicô Chủ Tế Và Giảng Lễ Vọng Phục Sinh Đêm Thứ Bảy 15/4/2017 Ở Đền Thờ Thánh Phêrô (4/17/2017)
Đtc Phanxicô: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật Ii Mùa Chay (3/12/2017)
Đức Thánh Cha Phanxicô, Giáo Lý Về Niềm Tin Tưởng Cậy Trông (2/23/2017)
Đức Thánh Cha Phanxicô Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật Iv Thường Niên 29/1/2017 (1/29/2017)
"mối Nguy Hiểm Là Ở Chỗ Vào Những Lúc Bị Khủng Hoảng Chúng Ta Tìm Kiếm Một Vị Cứu Tinh" (tiếp Theo 3 Đợt Trước Và Hết) (1/28/2017)
Tin/Bài khác
Đức Giáo Hoàng Phanxicô Bài Diễn Từ Tân Niên Với Phái Đoàn Ngoại Giao Chư Quốc --- Thứ Hai Mùng 9/1/2017 (1/9/2017)
Đức Thánh Cha Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Lễ Hiển Linh 6/1/2017 (1/6/2017)
Đức Thánh Cha Phanxicô Giảng Lễ Ba Vua Ngày Thứ Sáu Mùng 6/1/2017 (1/6/2017)
Đức Thánh Cha Phanxicô: Giảng Lễ Mẹ Thiên Chúa Ngày Đầu Năm 1-1-2017 (1/1/2017)
Đức Thánh Cha Phanxicô Sứ Điệp Và Phép Lành Giáng Sinh 25/12/2016 (12/26/2016)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768