MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: giáo hội hoàn vũ :: đtc phanxicô: giáo lý gia đình và cộng đồng
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Đức Thánh Cha Phanxicô Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật Iv Thường Niên 29/1/2017
Thứ Hai, Ngày 30 tháng 1-2017

 

 

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

HUẤN TỪ TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN 29/1/2017

_sfo9470

 

"Người ta bắt đầu từ một thân phận khốn khổ đến chỗ hướng bản thân về tặng ân Chúa ban và tiến vào một thế giới mới, đó là 'Vương Quốc' được Chúa Giêsu loan báo... Người ta không được phúc đức nếu họ không hoán cải, để có thể nhờ đó cảm nhận được và sống các tặng ân Chúa ban"

 

Xin chào anh chị em thân mến!

Phụng vụ Chúa Nhật hôm nay giúp chúng ta suy niệm về Các Mối Phúc Đức (xem Mathêu 5:1-12a), những mối phúc đức mở đầu một bài giảng quan trọng được gọi là "bài giảng trên núi", một Đại Hiến Chương (the Magna Carta) của Tân ƯớcChúa Giêsu bày tỏ ý của Thiên Chúa muốn dẫn con người đến hạnh phúc. Sứ điệp này đã được trình bày trong việc rao giảng của các vị tiên tri, đó là Thiên Chúa là Đấng gần gũi với những người nghèo khổ và bị áp bức, và Ngài giải phóng họ khỏi những ai ngược đãi họ. Tuy nhiên, trong bài giảng này, Chúa Giêsu theo một đường lối đặc biệt: Người bắt đầu bằng chứ "Phúc thay" (blessed), hạnh phúc thay (happy). Người tiếp tục bằng cách nêu lên thứ thân phận được như vậy, và Người bằng cách đưa ra một hứa hẹn. Cái động lực để có phúc đức, tức là để được hạnh phúc, không phải là ở nơi chính thân phần cần phải như thế - chẳng hạn cần phải "tinh thần nghèo khó", "than khóc", "đói khát sự công chính", "bị bách hại"..., nhưng là ở cái hứa hẹn sau đó, thứ hứa hẹn được tin tưởng chấp nhận như tặng ân Chúa ban. Người ta bắt đầu từ một thân phận khốn khổ đến chỗ hướng bản thân về tặng ân Chúa ban và tiến vào một thế giới mới, đó là "Vương Quốc" được Chúa Giêsu loan báo. Đây không phải là một cơ cấu tự động mà là một lối sống theo Chúa, nhờ đó cái thực tại gian nan khốn khổ được nhận định bằng một nhãn quan mới và được cảm nghiệm tùy theo việc hoán cải xẩy ra. Người ta không được phúc đức nếu họ không hoán cải, để có thể nhờ đó cảm nhận được và sống các tặng ân Chúa ban. 

Tôi muốn dừng lại ở mối phúc đúc thứ nhất: "Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì chưng Nước Trời là của họ" (câu 4). Người có tinh thần nghèo khó là người có cảm nhận và thái độ của những người nghèo khổ không nổi loạn vì thân phận của mình, mà là khiêm tốn, ngoan hiền, hướng về ân sủng của Thiên Chúa. Cái hạnh phúc của người nghèo khó - của người sống tinh thần nghèo khó - có hai khía cạnh: khía cạnh liên hệ với các của cải sản vật và khía cạnh liên hệ với Thiên Chúa. Về khía cạnh liên hệ với các của cải sản vật, với những của cải vật chất, thì tinh thần nghèo khó là ở chỗ điều độ, không cần phải từ bỏ, mà là khả năng hoan hưởng những gì là thiết yếu, là chia sẻ; là khả năng lập lại hằng ngày việc nghĩ đến sự thiện hảo của các sự vật, mà không bị rơi vào tình trạng mù quáng của việc ngấu nghiến hưởng thụ. Tôi càng có thì lại càng muốn; tôi càng có thì lại càng muốn: đó là thứ ngấu nghiến hưởng thụ. Và đó là những gì sát hại linh hồn. Con người nam nữ nào làm như thế, thành phần có thái độ "tôi càng có thì càng muốn" ấy thì không được hạnh phúc và sẽ không đạt được hạnh phúc. Còn về khía cạnh liên hệ với Thiên Chúa thì đó là việc ngợi khen và cảm tạ vì thế giới này là một phúc lành và theo nguồn gốc của mình thì nó là tình yêu sáng tạo của Chúa Cha. Thế nhưng, nó cũng là việc cởi mở đối với Ngài, ngoan hiền trước vai trò làm chủ của Ngài: Ngài là Chúa; Ngài là Đấng Cao Cả. Tôi không phải là kẻ cao cả là vì tôi có nhiều thứ! Nhưng Ngài là thế: Ngài là Đấng muốn dựng nên thế giới này cho tất cả mọi người và muốn dựng nên nó cho hạnh phúc của con người.

Một con người có tinh thần nghèo khó là một Kitô hữu không tin tưởng vào bản thân mình, vào những thứ giầu sang phú quí về vật chất của mình, người không cố chấp với những ý nghĩ của mình mà là trân trọng lắng nghe cùng sẵn sàng theo quyết định của người khác. Nếu có nhiều người nghèo hơn nữa trong các cộng đồng của chúng ta thì sẽ ít xẩy ra chia rẽ, chống đối và tranh cãi! Đức khiêm nhượng, như đức bác ái, là một nhân đức thiết yếu cho việc chung sống trong các cộng đồng Kitô hữu của chúng ta. Thành phần ngheo khó theo nghĩa của Phúc Âm đây trở thành như những con người gìn giữ cho đích điểm của Nước Trời sống động, làm cho người ta thấy rằng Nước Trời được trông đợi ở nơi cái mầm của một cộng đồng huynh đệ yêu thích chia sẻ hơn là sở hữu. Tôi muốn nhấn mạnh điều này: yêu thích chia sẻ hơn là sở hữu. Luôn có một tấm lòng và đôi tay mở ra chứ không đóng lại (nói đến những chỗ "mở ra" và "đóng lại" này ĐTC còn kèm theo cử chỉ của ngài nữa, câu sau đó ngài cũng tiếp tục làm thế khi nói đến "đóng lại" và "cởi mở")Khi con tim đóng lại thì nó là một con tim hẹp hòi: nó chẳng biết yêu thương là gì. Khi con tim cởi mở thì nó tiếp tục con đường yêu thương.

Xin Đức Trinh Nữ Maria, mẫu gương và là hoa trái đầu mùa của người có tinh thần nghèo khó vì Người đã hoàn toàn tỏ ra ngoan ngoãn với ý muốn của Chúa, giúp chúng ta biết trao phó bản thân của chúng ta cho Thiên Chúa là Đấng giầu lòng thương xót, để Ngài làm cho chúng ta tràn đầy các tặng ân của Ngài, nhất là tràn đầy ơn tha thứ của Ngài. 

(Sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói tiếp về Ngày Thế Giới Người Cùi... rồi ngỏ lời chào các phái đoàn hành hương đến tham dự buổi Nguyện Kinh Truyền Tin, và cuối cùng với thành phần trẻ em nam nữ thuộc Phong Trào Tông Đồ Giáo Dân của các giáo xứ và học đường ở Roma, trong đó có hai em đại diện lên với ĐTC và một em đọc sứ điệp các em muốn gửi đến mọi người bấy giờ, ngài nói rằng:)

Giờ đây tôi hướng đến các con, những em trai em gái thuộc Phong Trào Tông Đồ Giáo Dân của các giáo xứ và học đường ở Roma. Năm nay, được Đức Hồng Y Đại Diện GP Roma đồng hành, các em đã đi đến chỗ kết thúc "Cuộc Bộ Hành của Hòa Bình", với khẩu hiệu Được bao bọc bởi Hòa Bình, một khẩu hiệu đẹp đẽ. Cám ơn các em về sự hiện diện của các em hôm nay và về việc các em dấn thân xây dựng một xã hội hòa bình. Giờ đây tất cả chúng tôi sẽ lắng nghe sứ điệp được bạn hữu của các em ở bên cạnh tôi đây sẽ đọc cho chúng tôi nghe..... (sau sứ điệp này, ĐTC cho biết:)

Bây giờ là việc thả bong bóng, biểu hiệu của hòa bình, tiêu biểu cho hòa bình...                                                                 

 https://zenit.org/articles/ angelus-address-on-the- beatitudes/

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu        

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Các Nhận Định Về Tông Huấn Gaudete Et Exultate Của Đức Phanxicô (phan #1) (tac Gia: Vũ Văn An) (4/25/2018)
Công Bố Tông Huấn Gaudete Et Exsultate (4/25/2018)
Bài Giáo Lý Thứ 11 Của Đức Thánh Cha Phanxicô Về Thánh Lễ --- Phụng Vụ Thánh Thể I – Dâng Của Lễ (3/3/2018)
Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý Về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - Bài 13 (3/1/2017)
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Niềm Tin Tưởng Cậy Trông Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 8-2-2017 --- Bài 10 (2/8/2017)
Tin/Bài khác
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Niềm Tin Tưởng Cậy Trông Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 25-1-2017 Bài 8 (1/25/2017)
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Niềm Tin Tưởng Cậy Trông Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 18-1-2017 Bài 7 (1/19/2017)
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Niềm Tin Tưởng Cậy Trông Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 11-1-2017 (1/11/2017)
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Niềm Hy Vọng Cậy Trông Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 4-1-2017 (1/4/2017)
Giáo Hội Hiện Thế Đức Thánh Cha Phanxicô Sứ Điệp Cho Ngày Thế Giới Hòa Bình 1-1-2017 (1/1/2017)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768