MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: giáo hội hoàn vũ :: đtc phanxicô: giáo lý gia đình và cộng đồng
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Niềm Tin Tưởng Cậy Trông Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 11-1-2017
Thứ Tư, Ngày 11 tháng 1-2017
ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

GIÁO LÝ VỀ NIỀM TIN TƯỞNG CẬY TRÔNG

BUỔI TRIỀU KIẾN CHUNG THỨ TƯ 11-1-2017

Bài 6

"Tôi tín thác bản thân tôi cho Thiên Chúa, thế nhưng trường hợp này lại quá ư là tồi tệ nên tôi cần một cái gì đó vững chắc có vẻ cụ thể hơn. Cái nguy hiểm nằm ở trong chỗ này! Bấy giờ chúng ta có khuynh hướng tìm kiếm những thứ an ủi dường như khỏa lấp đi cái trống rỗng của nỗi cô quạnh và xoa dịu cái mệt mỏi của việc tin tưởng".

"Những thứ ngẫu tượng không phải chỉ là những thứ hình tượng được làm bằng kim loại hay chất liệu nào khác, mà chúng còn được tạo nên bởi trí óc của chúng ta, khi chúng ta tin tưởng vào những thực tại hữu hạn được chúng ta biến thành tuyệt đối, hay khi chúng ta biến Thiên Chúa thành những hoạch định của chúng ta và thành những ý tưởng của chúng ta về thần linh"

 

Xin chào Anh Chị Em thân mến!

Tháng 12 vừa qua và phần đầu của Tháng Giêng chúng ta đã cử hành Mùa Vọng rồi đến Mùa Giáng Sinh, một giai đoạn Phụng Niên làm tái bừng lên niềm tin tưởng cậy trông nơi Dân Chúa. Tin tưởng cậy trông là nhu cầu chính yếu của con người: việc hy vọng vào tương lai, việc tin tưởng vào đời sống, được gọi là "việc nghĩ tưởng tích cực".

Tuy nhiên, niềm tin tưởng cậy trông này cần phải được đặt vào những gì có thể thực sự giúp chúng ta sống và cống hiến ý nghĩa cho cuộc hiện hữu của chúng ta. Chính vì thế mà Thánh Kinh mới cảnh giác chúng ta về những niềm hy vọng sai lầm được thế gian gợi lên cho chúng ta, bằng cách lật tẩy cái vô dụng của chúng và cho thấy cái dại khờ của chúng. Thành Kinh làm như vậy bằng một vài cách thức khác nhau, đặc biệt là bằng việc bài bác cái giả tạo của những thứ thần tượng mà con người tiếp tục có khuynh hướng tin tưởng, làm cho chúng thành đối tượng cho niềm hy vọng của mình.

Các vị tiên tri cùng các người khôn ngoan đặc biệt nhất mạnh đến điều này, khi chạm đến cái chốt điểm hành trình đức tin của tín hữu. Vì đức tin là tìn tưởng vào Thiên Chúa - ai có đức tin thì tin tưởng vào Thiên Chúa -, thế nhưng có những lúc xẩy ra, gặp phải các khó khăn trong cuộc sống, con người trải qua cái mỏng dòn của niềm tin tưởng ấy và cảm thấy cần có những gì là vững chắc khác, cần có những gì là an toàn cụ thể khả giácTôi tín thác bản thân tôi cho Thiên Chúa, thế nhưng trường hợp này lại quá ư là tồi tệ nên tôi cần một cái gì đó vững chắc có vẻ cụ thể hơn. Cái nguy hiểm nằm ở trong chỗ này! Bấy giờ chúng ta có khuynh hướng tìm kiếm những thứ an ủi dường như khỏa lấp đi cái trống rỗng của nỗi cô quạnh và xoa dịu cái mệt mỏi của việc tin tưởng. Chúng ta nghĩ chúng ta có thể tìm thấy nó nơi cái an toàn do tiền bạc cống hiến, nơi những liên minh với thành phần quyền thế, nơi tính chất trần tục, nơi những ý hệ sai lầm. Đôi khi chúng ta tìm kiếm chúng nơi một thứ thần có thể quan tâm đến những yêu cầu của chúng ta và có bùa phép làm thay đổi thực tại như chúng ta mong muốn; một thứ ngẫu tượng như vậy thực sự chẳng làm được gì, thứ ngẫu tượng bất lực và giả dối. Thế nhưng chúng ta lại thích những ngẫu tượng, chúng ta thích chúng lắm lắm! Có lần, ở Buenos Aires, tôi đã đi từ nhà thờ này tới nhà thờ kia, cách nhau hơn kém một ngàn thước. Tôi đã đi bộ. Giữa hai nhà thờ có một công viên, trong đó có những chiếc bàn nhỏ, nhưng lại có rất ư là nhiều thày bói ngồi ở đó. Bấy giờ đầy những người, nối đuôi nhau. Người này đưa bàn tay ra cho một người trong họ và người thày bói bắt đầu nói, nhưng bài nói bao giờ cũng giống nhau, nào là cuộc đời của anh có một người đàn bà, một bóng tối bao phủ, nhưng mọi sự rồi cũng xuôi may... Sau đó người ta trả tiền. Phải chăng điều ấy mang lại cho người ta cái an toàn? Nó là một thứ an toàn - tôi dám nói - của một thứ ngu dại. Đến gặp một người nam nữ bói quẻ là một thứ ngẫu tượng! Đó là một thứ ngẫu tượng, và khi chúng ta gắn bó chặt chẽ với chúng là chúng ta chuốc lấy những niềm hy vọng sai trái. Trong khi đó, niềm hy vọng về những gì là sủng ái nhưng không được Chúa Giêsu Kitô chiếm lấy cho chúng ta, bằng cách tự nguyện hiến mạng sống mình cho chúng ta, thì đôi khi chúng ta lại không tin tưởng cho lắm.

Bài Thánh Vịnh 115, một bài Thánh Vịnh đầy khôn ngoan đã phác tả cho chúng ta một cách rất gợi ý về cái giả dối sai lầm của những thứ ngẫu tượng này, những thứ ngẫu tượng được thế gian cống hiến cho niềm hy vọng của chúng ta và là những thứ ngẫu tượng được con người thuộc mọi thời đại có khuynh hướng tin tưởng theo đuổi: 

"Tượng thần chúng chỉ là vàng bạc, chỉ do tay người thế tạo thành.  Có mắt có miệng, không nhìn không nói,  có mũi có tai, không ngửi không nghe. Có hai tay, không sờ không mó có hai chân, không bước không đi, từ cổ họng, không thốt ra một tiếng.  Ước gì kẻ làm ra hoặc tin ở tượng thần cũng giống như chúng vậy" (Các câu 4-8).

Thánh Vịnh gia trình bày cho chúng ta một cách châm biếm nào đó cái thực tại hoàn toàn hão huyền của những thứ ngẫu tượng này. Chúng ta cần phải hiểu rằng những thứ ngẫu tượng không phải chỉ là những thứ hình tượng được làm bằng kim loại hay chất liệu nào khác, mà chúng còn được tạo nên bởi trí óc của chúng ta, khi chúng ta tin tưởng vào những thực tại hữu hạn được chúng ta biến thành tuyệt đối, hay khi chúng ta biến Thiên Chúa thành những hoạch định của chúng ta và thành những ý tưởng của chúng ta về thần linh; một thứ thần tương tự như chúng ta, có thể nắm bắt, có thể đoán định, như những thứ ngẫu tượng thực sự được bài Thánh Vịnh nói tới. Con người là hình ảnh của Thiên Chúa tạo nên một thứ thiên chúa theo hình ảnh của mình, một thứ hình ảnh vụng dại: nó không cảm giác, không tác hành và nhất là không thể nói năng. Thế nhưng chúng ta lại cảm thấy sung sướng hơn khi đến với những thứ ngẫu tượng hơn là đến với Chúa. Nhiều lần chúng ta cảm thấy vui sướng hơn với niềm hy vọng hão huyền được thứ ngẫu tượng này cống hiến cho chúng ta hơn là niềm hy vọng cao cả và vững chắc Chúa ban cho chúng ta.

Niềm hy vọng vào các thứ hình tượng câm nín là những gì tương phản với niềm hy vọng vào Vị Chúa của sự sống, Đấng bằng Lời của mình đã tạo dựng nên thế gian này và điều khiển cuộc sống của chúng ta. Những thứ ý hệ chủ trương tuyệt đối những gì là giầu sang - đây là một thứ đại ngẫu tượng -, là quyền năng và thành đạt, là tự cao tự đại, những thứ ý hệ ảo tưởng về cõi vĩnh hằng và toàn năng đối với những giá trị như vẻ đẹp và sức khỏe về thể lý, khi chúng trở thành những ngẫu tượng bất chấp mọi giá, đều là tất cả những thực tại làm cho tâm trí lẫn lộn, thay vì nuôi dưỡng sự sống thì dẫn đến chết chóc. Nghe thấy mà kinh sợ, nó khiến cho tâm hồn của tôi nhức nhối khi có lần, mấy năm trước đây, tôi nghe thấy ở giáo phận Buenos Aires có một người đàn bà rất đẹp, đã tỏ ra kiêu hãnh về vẻ đẹp của mình và đã như thản nhiên bày tỏ rằng: "Đúng rồi, tôi cần phải phá thai vì hình dáng của tôi là những gì rất quan trọng". Đó là những thứ ngẫu tượng, chúng dẫn con người ta đi vào con đường lầm lạc chẳng có hạnh phúc gì.

Sứ điệp của bài Thánh Vịnh là những gì rất rõ ràng, đó là nếu ai đặt niềm hy vọng của mình vào các thứ ngẫu tượng thì trở nên giống như chúng, ở chỗ là những hình tượng có tay mà không sờ mó, có chân mà không bước đi, có miệng mà chẳng thể nói. Chẳng còn gì để nói nữa, người ta trở nên bất lực trong việc giúp đỡ, trong việc thay đổi sự vật, bất lực trong việc mỉm cười, trong việc hiến thân, bất lực trong việc yêu thương. Cả chúng ta nữa, những con người của Giáo Hội, có thể gặp phải nguy cơ này khi chúng ta trở thành "trần tục". Cần phải ở trong thế gian nhưng tự vệ trước những ảo tưởng của thế gian là những thứ ngẫu tượng tôi đã đề cập đến.

Như bài Thánh Vịnh tiếp tục, cần phải tin tưởng và hy vọng vào Thiên Chúa và Thiên Chúa sẽ ban phúc lành. Thánh Vịnh nói thế này: "Nhà Ít-ra-en, hãy tin cậy CHÚA...  Nhà A-ha-ron, hãy tin cậy CHÚA....  Ai kính sợ CHÚA, hãy tin cậy CHÚA...  CHÚA nhớ đến ta và sẽ ban phúc cho chúng ta" (các câu 9,10,11,12). Chúa bao giờ cũng nhớ đến chúng ta. Ngài cũng nhớ đến chúng ta trong những lúc kinh sợ, và đó là niềm tin tưởng cậy trông của chúng ta, niềm hy vọng không làm thất vọng, không bao giờ, không bao giờ. Những thứ ngẫu tượng bao giờ cũng gây thất vọng: chúng là những thứ tưởng tượng, không phải là thực tại. Đây là thực tại lạ lùng kỳ diệu của niềm tin tưởng cậy trông, đó là khi tin tưởng vào Chúa người ta trở nên giống Ngài, phúc lành của Ngài biến chúng ta thành con cái của Ngài, thành kẻ chia sẻ sự sống của Ngài. Niềm tin tượng cậy trông vào Thiên Chúa có thể nói làm cho chúng ta tiến vào tầm ảnh hưởng của tác động tưởng nhớ của Ngài, tác động ký ức của Ngài, là những gì chúc phúc cho chúng ta và cứu độ chúng ta. Thế rồi một bài alleluia có thể bừng lên, chúc tụng ngợi khen vị Thiên Chúa hằng sống và chân thật, Đấng được Mẹ Maria hạ sinh cho chúng ta, Đấng đã chết trên cây thập tự giá và đã sống lại trong vinh quang. Chúng ta tin tưởng cậy trông vào vị Thiên Chúa này, và vị Thiên Chúa này - Đấng không phải là một ngẫu tượng - sẽ chẳng bao giờ làm cho chúng ta thất vọng.

(Sau bài giáo lý, theo thông lệ, trong lời chào gửi đến các phái đoàn hành hương cùng với một số tin tức liên hệ, hôm nay, ĐTC đã đề cập riêng đến vấn đề bán vé chợ đen để được tham dự buổi triều kiến chung hằng tuần của ngài như sau:)

Giờ đây tôi cần phải nói một điều tôi không muốn nói, nhưng tôi cần phải nói. Có những vé để vào tham dự các buổi Triều Kiến này, được viết bằng một, hai, ba, bốn, năm và sáu thứ tiếng rằng: "Vé hoàn toàn miễn phí". Để tham dự một buổi Triều Kiến, ở Sảnh đường hay ở Quảng trường, không ai phải trả gì hết; nó là một thăm viếng hoàn toàn miễn phí đến với vị Giáo Hoàng để nói với ngài, với vị Giám Mục Roma. Tuy nhiên, tôi đã nghe thấy rằng có những người khôn lanh bán vé vào cửa. Nếu ai nói cùng anh chị em rằng đến tham dự buổi Triều Kiến với Đức Giáo Hoàng anh chị em cần phải trả tiền thì họ đang lừa đảo anh chị em đó: hãy cẩn thận, cẩn thận! Vào cửa miễn phí. Người ta đến đây không phải trả gì hết, vì đây là nhà của mọi người. Nếu ai nếu ai bảo anh chị em phải trả tiến để tham dự buổi Triều Kiến là họ làm điều vi phạm, như một kẻ phạm pháp, làm những gì không được làm!

 

https://zenit.org/articles/ general-audience-on-idolatry/

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu                                                                          

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý Về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - Bài 13 (3/1/2017)
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Niềm Tin Tưởng Cậy Trông Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 8-2-2017 --- Bài 10 (2/8/2017)
Đức Thánh Cha Phanxicô Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật Iv Thường Niên 29/1/2017 (1/30/2017)
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Niềm Tin Tưởng Cậy Trông Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 25-1-2017 Bài 8 (1/25/2017)
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Niềm Tin Tưởng Cậy Trông Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 18-1-2017 Bài 7 (1/19/2017)
Tin/Bài khác
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Niềm Hy Vọng Cậy Trông Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 4-1-2017 (1/4/2017)
Giáo Hội Hiện Thế Đức Thánh Cha Phanxicô Sứ Điệp Cho Ngày Thế Giới Hòa Bình 1-1-2017 (1/1/2017)
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Niềm Hy Vọng Cậy Trông Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 28-12-20016 (12/28/2016)
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Đức Cậy Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 21-12-20016: Bài 3 (12/21/2016)
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Đức Cậy Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 14-12-20016 (12/14/2016)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768