MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: giáo hội hoàn vũ :: đtc phanxicô: giáo lý gia đình và cộng đồng
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Niềm Hy Vọng Cậy Trông Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 28-12-20016
Thứ Tư, Ngày 28 tháng 12-2016

 

 

 

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

GIÁO LÝ VỀ NIỀM HY VỌNG CẬY TRÔNG

BUỔI TRIỀU KIẾN CHUNG THỨ TƯ 28-12-20016

Bài 4

 

 

czed0-lxuaa3fii

 

 

 

"Abraham đã tin; đức tin của ông đã hướng về một niềm hy vọng dường như bất khả; tức là khả năng vượt ra ngoài lập luận của con người, vượt ra ngoài cái khôn ngoan và sự thận trọng của thế giới này, vượt ra ngoài những gì bình thường được coi là cảm quan tự nhiên, để tin vào cái bất khả...

Cái an toàn duy nhất của ông đó là tin vào lời Chúa và tiếp tục hy vọng cậy trông".

 

Xin chào Anh Chị Em thân mến!

Trong Bức Thư gửi cho Giáo đoàn Roma của mình, Thánh Phaolô đã nhắc lại cho chúng ta hình ảnh vĩ đại của Abraham, để cho chúng ta thấy đường lối sống đức tin và niềm hy vọng cậy trông. Vị Tông Đồ đã viết về ngài rằng: "Ngài đã tin tưởng hy vọng ngược với hy vọng, nhờ đó ngài đã trở thành tổ phụ của nhiều dân nước" (Roma 4:18); "vững niềm tin tưởng cậy trông ngược với tất cả hy vọng". Ý nghĩ này là những gì mãnh liệt; thậm chí khi chẳng có hy vọng gì tôi vẫn hy vọng. Tổ Phụ Abraham của chúng ta là thế. Thánh Phaolô muốn nói về một đức tin được Abraham tỏ ra tin vào lời Thiên Chúa, Đấng đã hứa ban cho ông một người con trai. Thế nhưng nó thực sự là một niềm tin tưởng cậy trông "ngược với niềm hy vọng", hoàn toàn không như những gì Chúa đã báo cho ông, vì ông đã già - ông bấy giờ gần 100 tuổi - và vợ của ông thì son sẻ. Trong khi ông bất khả nhưng một khi Thiên Chúa đã phán thì ông tin tưởng. Chẳng có hy vọng gì theo loài người vì ông đã già và vợ ông lại son sẻ: nhưng ông đã tin tưởng.

Tin tưởng vào lời hứa này, Abraham đã lên đường, chấp nhận việc lìa bỏ mảnh đất của mình và trở thành một con người xa lạ, hy vọng có được người con trai "bất khả" mà Thiên Chúa muốn ban cho ông, bất chấp bụng dạ của Sara bấy giờ đã cằn cỗi. Abraham đã tin; đức tin của ông đã hướng về một niềm hy vọng dường như bất khả; tức là khả năng vượt ra ngoài lập luận của con người, vượt ra ngoài cái khôn ngoan và sự thận trọng của thế giới này, vượt ra ngoài những gì bình thường được coi là cảm quan tự nhiên, để tin vào cái bất khả. Niềm hy vọng là những gì hướng tới các chân trời mới, giúp cho con người có thể mơ tưởng những cái thậm chí không thể nào tưởng tượng được. Niềm hy vọng cậy trông giúp cho con người tiến vào bóng tối của một tường lai mù mịt để bước đi trong ánh sáng. Đức cậy trông này là những gì đẹp đẽ; nó cống hiến cho chúng ta rất nhiều sức mạnh để bước đi trong đời.

Tuy nhiên, nó là một đường lối khó khăn. Giây phút bị khủng hoảng gây ra bởi chán ngán cũng xẩy ra cho cả Abraham nữa. Ngài đã tin tưởng, đã lìa bỏ nhà cửa của mình, đất đai của mình, bạn hữu của mình.... bỏ hết mọi sự. Ông đã bỏ lại để đến một xứ sở được Thiên Chúa chỉ định cho ông; thời gian qua đi. Vào thời ấy thì việc thực hiện một chuyến đi như thế không phải như ngày nay bằng phương tiện máy bay - ngày nay chỉ cần vài tiếng đồng hồ là xong; bấy giờ phải mất cả bao nhiêu năm tháng! Thời gian qua đi, nhưng đứa con trai được hứa hẹn chẳng thấy đâu; bụng dạ của Sara vẫn bị son sẻ.

Phần Anbraham - tôi không cho rằng ông tỏ ra thiếu nhẫn nại nhưng ông đã than phiền cùng Chúa. Chúng ta học được điều này từ nơi Tổ Phụ Abraham của chúng ta, ở chỗ than phiền cùng Chúa là một cách cầu nguyện. Đôi khi tôi cảm thấy như vậy lúc tôi thú nhận rằng "tôi đã than phiền Chúa..." và "... nhưng không đâu! Hãy cứ than van, Ngài là một Người Cha!" Đó là một cách thức cầu nguyệnhãy than phiền cùng Chúa, đó là điều tốt. Abraham đã than phiền cùng Chúa rằng: "Lạy Chúa là Thiên Chúa, [...], tôi đang qua đi mà chẳng có con cái gì hết nên kẻ thừa kế của gia đình tôi là Eliezer người Damasco" (Eliezer là một vị cai quản mọi sự). Abraham nói thêm: "Này Chúa đã không ban cho con giòng dõi nên kẻ nô lệ của con sẽ là người thừa kế của con". "Và lời Chúa ngỏ cùng ông rằng: 'Hắn sẽ không phải là người thừa kế của ngươi; mà là người được ngươi sinh ra mới là kẻ thừa kế của ngươi'. Bấy giờ Ngài đã dẫn ông ra ngoài mà phán: 'Hãy nhìn lên trời và hãy đếm số tinh tú xem ngươi có thể đếm xuể chúng hay chăng'; đoạn Ngài phán tiếp: 'Giòng dõi của ngươi cũng sẽ như thế đó'. Vậy Abraham lại tin Chúa; và Ngài đã kể ông là người công chính" (Khởi Nguyên 15:2-6).

Quang cảnh này được tỏ hiện về đêm; ở bên ngoài thì tối tăm, thế nhưng ở trong lòng của Abraham cũng có bóng tối tăm thất vọng, chán chường, khó mà tiếp tục hy vọng vào cái bất khả. Bấy giờ vị Tổ Phụ này đã quá cao tuổi, dường như không còn thời gian để có được một người con trai, và một kẻ nô lệ sẽ thay thế thừa hưởng tất cả mọi sự.

Abraham đang ngỏ cùng Chúa, thế nhưng, Thiên Chúa, mặc dù Ngài hiện diện ở đó và nói với ông, dường như Ngài đang tự cách biệt Bản Thân mình, như thể Abraham không tin tưởng vào lời của Ngài. Abraham cảm thấy lẻ loi cô độc, ông đã già lão và mệt mỏi, chết đến nơi rồi. Làm sao ông có thể tiếp tục tin tưởng được chứ?

Tuy nhiên, chính việc than vãn của ông cũng đã là một hình thức của đức tin, nó là một lời cầu nguyện. Bất chấp tất cả, Abraham tiếp tục tin tưởng vào Thiên Chúa và hy vọng rằng vẫn có thể xẩy ra một cái gì đó. Ngoài ra, tại sao lại phải chất vấn Chúa, tại sao lại than phiền Ngài, tại sao lại phải nhắc nhở về các hứa hẹn của Ngài chứ? Đức tin không phải chỉ là một thứ thinh lặng, chấp nhận hết mọi sự mà chẳng có phản ứng gì; niềm hy vọng không phải là những gì vững chắc làm cho người ta được miễn nhiễm tình trạng ngờ vực và xao xuyến. Thế nhưng lại rất thường thấy hy vọng là những gì tối tăm; nhưng hy vọng vẫn có đó... đưa con người ta tiến lên. Đức tin cũng là những gì cần phải đối chọi với Thiên Chúa, để cho Ngài thấy được nỗi cay đắng của chúng ta mà không hề giả vờ "đạo đức". "Tôi cảm thấy giận Thiên Chúa nên tôi đã nói thế này thế kia với Ngài..." Thế nhưng Ngài là một Người Cha, Ngài đã hiểu anh chị em: hãy đi bằng an! Người ta cần phải có lòng can đảm này! Đó là niềm hy vọng cậy trông. Niềm hy vọng cậy trông không sợ hãi khi thấy chính cái thực tại và chấp nhận những cái trái khuấy của nó.

Bởi thế, Abraham tin tưởng hướng về Thiên Chúa để ông có thể tiếp tục hy vọng. Kể cũng lạ; ông không xin cho được một đứa con trai. Ông xin rằng: "Xin giúp con tiếp tục hy vọng", một lời cầu nguyện chất chứa niềm hy vọng cậy trông. Thiên Chúa đã đáp ứng bằng cách nhấn mạnh đến lời hứa hẹn có vẻ bất khả của Ngài, đó là một kẻ nô lệ sẽ không phải là người thừa tự mà là người con, được sinh ra bởi Abraham, được xuất phát từ ông. Về phần Thiên Chúa chẳng có gì là thay đổi. Ngài vẫn tiếp tục khẳng định những gì Ngài đã phán, và Ngài không cống hiến cho Abraham những điểm tựa để ông cảm thấy chắc bụng. Cái an toàn duy nhất của ông đó là tin vào lời Chúa và tiếp tục hy vọng cậy trông.

Cái dấu hiệu Thiên Chúa cống hiến cho Abraham đó là việc Ngài yêu cầu ông tiếp tục tin tưởng và hy vọng: "Hãy nhìn lên bầu trời và đếm tinh tú [...] Giòng dõi của ngươi cũng giống như thế" (Khởi Nguyên 15:5). Một lần nữa, nó là một lời hứa; nó là một điều cần phải chờ đợi trong tương lai. Thiên Chúa dẫn Abraham ra ngoài lều, thực sự là ra khỏi những quan điểm hẹp hòi của ông, và Ngài tỏ cho ông thấy các tinh tú trên trời. Để tin tưởng thì cần phải làm sao có thể trông thấy bằng con mắt đức tin, chúng chỉ là những thứ tinh tú mà tất cả chúng ta đều có thể thấy, nhưng đối với Abraham chúng cần phải trở thành dấu hiệu trung thành của Thiên Chúa.

Đó là đức tin; đó là cách thức hy vọng mà từng người chúng ta cần phải theo đuổi. Đối với cả chúng ta nữa, nếu chỉ còn có thể nhìn lên các vì sao thì đó là lúc tin tưởng Thiên Chúa. Không có gì đẹp đẽ hơn. Niềm hy vọng cậy trông thì không làm cho chúng ta thất vọng. Xin cám ơn anh chị em.

 

https://zenit.org/articles/ general-audience-on-hope/

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu

 

 

 

Trong Buổi Triều Kiến chung cuối cùng của Năm 2016 trong Sảnh Đường Phaolô VI, một lần nữa, đã được giúp vui bởi đoàn xiệc đang diễn xuất ở Roma trong Mùa Giáng Sinh, một mùa đã từng diễn ra khoảng thời gian được gọi là Lễ Hội Xiệc Vàng - the Golden Circus Festival, và năm nay là lần thứ 33.

c0wq7zow8aaxvss

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Niềm Tin Tưởng Cậy Trông Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 25-1-2017 Bài 8 (1/25/2017)
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Niềm Tin Tưởng Cậy Trông Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 18-1-2017 Bài 7 (1/19/2017)
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Niềm Tin Tưởng Cậy Trông Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 11-1-2017 (1/11/2017)
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Niềm Hy Vọng Cậy Trông Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 4-1-2017 (1/4/2017)
Giáo Hội Hiện Thế Đức Thánh Cha Phanxicô Sứ Điệp Cho Ngày Thế Giới Hòa Bình 1-1-2017 (1/1/2017)
Tin/Bài khác
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Đức Cậy Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 21-12-20016: Bài 3 (12/21/2016)
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Đức Cậy Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 14-12-20016 (12/14/2016)
Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý Về Đức Cậy - Bài 1 (12/9/2016)
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Lòng Thương Xót Trong Năm Thánh Thương Xót (6/15/2016)
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Lòng Thương Xót Trong Năm Thánh Thương Xót (4/28/2016)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768