Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Đức Thánh Cha Phanxicô Tông Du Sri Lanka Và Phi Luật Tân --- Giảng Lễ Sáng Thứ Bảy 17/1/2015 Tại Phi Trường Quốc Tế Tacloban, Vùng Bị Bão Haiyan / Hải Yến [multimedia]
Chủ Nhật, Ngày 18 tháng 1-2015
 

 


Giảng lễ sáng Thứ Bảy 17/1/2015 tại Phi Trường Quốc Tế Tacloban, vùng bị Bão Haiyan / Hải Yến 


"Khi tôi ở Rôma chứng kiến thấy tai họa này tôi cảm thấy rằng tôi cần phải ở nơi đây [Vỗ tay]. 
Đó là lúc tôi quyết định tới đây [Vỗ tay]. Tôi đã muốn tới đây với anh chị em. 
Anh chị em có thể bảo tôi rằng tôi đã đến hơi trễ; đúng là như thế, những này tôi đây! [Vỗ tay]" 

Trong bài đọc thứ nhất, chúng ta đã nghe thấy rằng chúng ta có một vị tư tế cao cả có thể cảm thương với nỗi yếu hèn của chúng ta, Đấng đã bị thử thách trăm chiều như chúng ta... (xem Do Thái 4:15). Chúa Giêsu là Đấng như chúng ta. Chúa Giêsu đã sống như chúng ta sống. 


Người giống như chúng ta trong hết mọi sự. Trong hết mọi sự ngoại trừ tội lỗi, vì Người không phải là một tội nhân. Thế nhưng thậm chí Người còn quá hơn chúng ta nữa, Người đã mang lấy tội lỗi của chúng ta. Người đã trở thành tội lỗi! Đó là những gì Thánh Phaolô nói với chúng ta, và đó là những gì Người đã quá biết như vậy. Chúa Giêsu bao giờ cũng đi trước chúng ta; khi chúng ta cảm thấy bất cứ thập giá nào thì Người đã ở đó trước chúng ta rồi

Nếu hôm nay tất cả chúng ta qui tụ lại nơi đây, 14 tháng sau trận Bão Hải Yến, chính là vì chúng ta tin rằng chúng ta sẽ không bị thất vọng với đức tin của chúng ta, vì Chúa Giêsu đã ra đi trước chúng ta. Trong cuộc khổ nạn của mình, Người đã mang trên mình tất cả mọi sầu thương của chúng ta, và... Tôi muốn nói với anh chị em một điều riêng tư - khi tôi ở Rôma chứng kiến thấy tai họa này tôi cảm thấy rằng tôi cần phải ở nơi đây [Vỗ tay] Đó là lúc tôi quyết định tới đây [Vỗ tay]. Tôi đã muốn tới đây với anh chị em. Anh chị em có thể bảo tôi rằng tôi đã đến hơi trễ; đúng là như thế, những này tôi đây! [Vỗ tay] 

Tôi ở đây để nói với anh chị em rằng Đức Giêsu là Chúa; Chúa Giêsu không làm chán nản thất vọng. Ai đó trong anh chị em có thể nói với tôi rằng: "Thưa cha, Người đã làm cho con thất vọng vì con đã mất nhà cửa, mất hết mọi sự con có, tôi cảm thấy chán ngán". Những gì anh chị em nói là đúng và tôi tôn trọng những cảm giác của anh chị em, thế nhưng tôi vẫn thấy Người ở đó, bị đóng đinh vào thập giá, và từ đó, Người không làm cho chúng ta thất vọng [Vỗ tay]. Người là vị Chúa tự hiến trên ngai tòa ấy, và ở đó Người đã cảm nghiệm được tất cả mọi tai ương hoạn nạn chúng ta trải qua. Đức Giêsu là Chúa! Và Người là Chúa từ trên thập giá, Người hiển trị trên thập giá. Đó là lý do tại sao, như chúng ta đã nghe ở bài đọc thứ nhất, Người là Đấng có thể cảm thương chúng ta: Người đã trở nên như chúng ta mọi đàng. Vậy chúng ta có một vị Chúa có thể khóc với chúng ta, Đấng có thể ở bên cạnh chúng ta qua những giây phút khốn khó nhất của cuộc đời. 

Rất nhiều người trong anh chị em đã mất tất cả mọi sự. Tôi không biết phải nói với anh chị em gì đây. Nhưng tôi thực sự là biết những gì tôi cần nói với anh chị em! Rất nhiều anh chị em đã mất đi các phần tử trong gia đình của mình. Tôi chỉ có thể thinh lặng; tôi chỉ biết chân thành im lặng thông cảm với anh chị em...

Nhiều anh chị em đã nhìn lên Chúa Giêsu mà hỏi: Chúa ơi, tại sao vậy? Với tấm lòng của mình Chúa trả lời cùng mỗi một người trong anh chị em. Tôi không còn lời nào để nói với anh chị em. Chúng ta hãy nhìn lên Chúa Giêsu: Người là Chúa, và Người cảm thông với chúng ta, vì Người đã nếm trải tất cả mọi trục trặc chúng ta cảm nghiệm thấy. 

Cùng với Người, ở dưới chân thập giá, có Mẹ của Người. Chúng ta như đứa con đứng ở đó, một đứa con, có những lúc sầu thương và đau đớn, có những lúc chúng ta chẳng hiểu gì, có những lúc chúng ta muốn nổi loạn, chỉ có thể vươn mình ra nắm lấy tà áo của Mẹ mà than: "Mẹ ơi!". Như một đứa con nhỏ run rẩy nói: "Mẹ ơi". Có lẽ đó là lời duy nhất có thể bày tỏ tất cả mọi cảm giác chúng ta có trong những lúc tối tăm ấy: Mẹ ơi!

Chúng ta hãy thầm lặng một giây lát và nhìn lên Chúa. Người có thể thông cảm với chúng ta, vì Người đã trải qua tất cả những điều ấy. Và chúng ta hãy nhìn lên Mẹ của chúng ta, rồi như một đứa con nhỏ, chúng ta hãy nhào đến nắm lấy vạt áo của Mẹ mà thưa cùng Mẹ bằng cõi lòng của mình rằng: "Mẹ ơi". Chúng ta hãy nguyện lời cầu này trong thinh lặng; mọi người hãy nguyện lời cầu ấy bằng bất cứ cách thức cảm nhận nào của mình... [thinh lặng].

Chúng ta không lẻ loi cô độc một mình; chúng ta đã có một Người Mẹ; chúng ta có Chúa Giêsu, vị sư huynh của chúng ta. Chúng ta không lẻ loi cô độc một mình. Và chúng ta cũng có nhiều anh chị em, khi mà tai họa xẩy ra, đã đến trợ giúp chúng ta. Chúng ta cũng cảm thấy như những người anh chị em bất cứ khi nào chúng ta giúp đáp nhau, bất cứ khi nào chúng ta giúp đỡ nhau.

Đó là tất cả những gì tôi cảm thấy cần phải nói với anh chị em. Xin tha thứ cho tôi nếu tôi không còn lời nào khác. Thế nhưng hãy tin tưởng rằng Chúa Giêsu không làm cho chúng ta thất vọng; hãy tin rằng tình yêu thương và lòng êm ái dịu dàng của Người Mẹ chúng ta không làm cho chúng ta chán ngán. Hãy gắn bó với Mẹ như những người con trai con gái bằng sức mạnh được Chúa Giêsu là người anh của chúng ta ban cho chúng ta, giờ đây chúng ta hãy tiến bước. Như những người anh chị em với nhau, chúng ta hãy tiếp tục cuộc hành trình. 

Xin cám ơn anh chị em! (bằng Anh ngữ)

(Sau Hiệp Lễ và trước khi ban phép lành kết lễ)

Chúng ta vừa cử hành cuộc khổ nạn, tử giá và phục sinh của Chúa Kitô.

Chúa Giêsu đã đi trước chúng ta trong cuộc hành trình này và Người ở với chúng ta bất cứ khi nào chúng ta qui tụ lại nguyện cầu và cử hành.

Lạy Chúa, chúng con cám ơn Chúa vì Chúa đang ở với chúng con hôm nay đây. Lạy Chúa, chúng con cám ơn Chúa vì Chúa chia sẻ với những nỗi sầu khổ của chúng con. Lạy Chúa, chúng con cám ơn Chúa vì Chúa ban cho chúng con niềm hy vọng. Lạy Chúa, chúng con cám ơn Chúa vì tình thương cao cả của Chúa. Lạy Chúa, chúng con cám ơn Chúa vì Chúa đã muốn trở nên giống như từng người chúng con. Lạy Chúa, chúng con cám ơn Chúa vì Chúa luôn ở gần với chúng con ngay cả lúc chúng con vác thập giá của chúng con. Lạy Chúa, chúng con cám ơn Chúa vì Chúa ban cho chúng con niềm hy vọng. Lạy Chúa, chớ gì không ai lám cho chúng con mất đi niềm hy vọng! Lạy Chúa, chúng con cám ơn Chúa vì trong lúc tối tăm nhất trong cuộc đời của Chúa trên thập tự giá, Chúa đã nghĩ đến chúng con và Chúa đã trối lại cho chúng con một người mẹ, mẹ của Chúa. Lạy Chúa, chúng con cám ơn Chúa vì Chúa không bỏ chúng con mồ côi!


Phụ thêm:

Tuy biết rằng cơn bão Amang sắp xẩy ra, Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn cố gắng gặp gỡ dân chúng sau Thánh Lễ, và còn quyết định đến thăm tiêu biểu một ngôi nhà của một người đánh cá bị hủy hoại bởi bão tố. Ngài đã gặp gỡ gia đình này và chúc lành cho con cái của họ. Sau đó ngài mau chóng về Tòa TGM Palo để ăn trưa với một nhóm 30 gia đình nạn nhân của Bão Hải Yến. Ngài đã lắng nghe truyện họ kể và ôm lấy họ. Còn Trung Tâm Giáo Hoàng Phanxicô cho Người Nghèo thì ngài chỉ dừng lại và ban phép lành cho cơ sở này từ giáo hoàng xa của ngài, không vào bên trong, vì các phần tử an ninh đang lo liệu mọi sự làm sao để tyránh cơn bão sắp đến nơi. 

Nơi dừng chân cuối cùng ở đây là vương cung thánh đường, chỗ mà ngài theo dự tính sẽ ban huấn từ cho các vị giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và gia đình của các người còn sống sót. Nhưng khi đến nơi thì ngài chỉ còn mấy phút để ban phép lành cho dân chúng và xin vỗ tay mừng ngày sinh nhật 60 tuổi của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là Pietro Parolin. Ngài nói với dân chúng rằng: "Thời tiết không được tốt, tôi xin lỗi không thể ở với anh chị em lâu hơn..." 


Ngài ngỏ lời vắn tắt cùng các vị giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân sống sót như thế này: "Tôi phải nói với anh chị em điều làm tôi cảm thấy không được vui, ở chỗ các thứ đã được sắp xếp là máy bay rời đây vào lúc 5 giờ chiều. Nhưng có một cơn bảo cấp 2 hay trận bão đang xẩy ra quanh chúng ta mà viên phi công của chiếc máy bay thúc giục chúng tôi phải rời vào lúc 1 giờ chiều. Chúng tôi chỉ còn đủ giờ để lên máy bay vì dự báo thời tiết nói rằng sau 1 giờ tình hình sẽ nguy tệ hơn. Bởi vậy tôi xin lỗi tất cả anh chị em. Tôi rất tiếc về điều này vì tôi đã sửa soạn một điều đặc biệt cho anh chị em. Chúng ta hãy phó mọi sự trong tay Đức Mẹ, vì giờ đây tôi cần phải đi".


Cũng may Đức Thánh Cha và phái đoàn tùy tùng của Tòa Thánh cùng phái đoàn phóng viên ký giả tháp tùng đã rời địa điểm ngay sau 1 giờ trưa để tránh trận bão Amang được tiên báo kéo đến vào lúc 3 giờ chiều. Bởi vì, phái đoàn của chính quyền rời địa điểm này sau ngài hơn 1 tiếng đã gặp nạn, khi chiếc phản lực cơ The Global Express của họ đã bị trượt bánh xe phía trước và bị một cơn gió mạnh đẩy cả chiếc phản lực ra khỏi phi đạo. May mắn không có ai bị tai nạn, nhưng một nữ tình nguyện viên bị thiệt mạng vị bị đè sập xuống bởi gió mạnh. 

Đức Thánh Cha đã an toàn về lại Manila vào lúc 3 giờ chiều, và nghỉ ở Tòa Khâm Sứ.

 


(Sau đây là nguyên văn bài giảng ngài đã soạn dọn nhưng ngài đã không sử dụng mà là giảng buông)

What words of consolation we have just heard! Once again, we have been told that Jesus Christ is the Son of God, our Savior, our high priest who brings us mercy, grace and help in all our needs (cf. Heb 4:14-16). He heals our wounds, he forgives our sins, and he calls us, as he did Saint Matthew (cf. Mk 2:14), to be his disciples. Let us praise him for his love, his mercy and his compassion. Let us praise our great God!

I thank the Lord Jesus that we can be together this morning. I have come to be with you, in this city which was ravaged by Typhoon Yolanda fourteen months ago. I bring to you the love of a father, the prayers of the entire Church, the promise that you are not forgotten as you continue to rebuild. Here, the strongest storm ever recorded on earth was overcome by the strongest force in the universe: God’s love. We are here this morning to bear witness to that love, to its power to transform death and destruction into life and community. Christ’s resurrection, which we celebrate at this Mass, is our hope and a reality which we experience even now. We know that the resurrection comes only after the cross, the cross which you have borne with faith, dignity and God-given strength.

We come together above all to pray for those who died, those who are still missing and those who were injured. We lift up to God the souls of the dead, our mothers, fathers, sons and daughters, family, friends and neighbors. We can be confident that, in coming into the presence of God, they have encountered mercy and peace (cf. Heb 4:16). There remains much sadness because of their absence. For you who knew and loved them – and love them still – the pain of losing them is real. But let us look with the eyes of faith to the future. Our sadness is a seed which will one day bear fruit in the joy which our Lord has promised to those who trust in his words: “Blessed are you who mourn, for you will be comforted” (cf. Mt 5:4).

We have also come together this morning to give thanks to God for his help in time of need. God has been your strength in these very difficult months. There has been great loss of life, suffering, and destruction. Yet we are still able to gather and to thank him. We know that he cares for us, that in Jesus his Son, we have a high priest who is able to sympathize with us (cf. Heb 4:15), who suffers with us. God’s com-passion, his suffering with us, gives eternal meaning and value to our struggles. Your desire to thank him for every grace and blessing, even when you have lost so much, is not only a triumph of the resilience and strength of the Filipino people; it is also a sign of God’s goodness, his closeness, his tenderness, his saving power.

We also give thanks to Almighty God for so much that has been done to help, to rebuild, to assist in these months of unprecedented need. I think in the first place of those who welcomed and housed the great number of displaced families, elderly, and youth. How hard it is to flee one’s home and livelihood! We thank those who have taken care of the homeless, the orphaned and the destitute. Priests, and men and women religious, gave as much as they could. To those of you who housed and fed people seeking safety, in churches, convents, rectories, and who continue to assist those still struggling, I thank you. You are a credit to the Church. You are the pride of your nation. I personally thank each one of you. For whatever you did for the least of Christ’s brothers and sisters, you did for him (cf. Mt 25:41).

At this Mass we wish also to thank God for the good men and women who served as rescue and relief workers. We thank him for the many people around the world who generously gave of their time, money and goods. Countries, organizations and individuals across the globe put the needy first; it is an example that should be followed. I ask government leaders, international agencies, benefactors and people of goodwill not to give up. There is much that remains to be done. Though the headlines have changed, the needs continue.

Today’s first reading, from the Letter to the Hebrews, urges us to hold fast in our confession, to persevere in our faith, to draw near with confidence to the throne of God’s grace (cf. Heb 4:16). These words have a special resonance in this place. Amid great suffering you never ceased to confess the victory of the cross, the triumph of God’s love. You have seen the power of that love revealed in the generosity of so many people and in so many small miracles of goodness. But you have also seen, in the profiteering, the looting and the failed responses to this great human drama, so many tragic signs of the evil from which Christ came to save us. Let us pray that this, too, will lead us to greater trust in the power of God’s grace to overcome sin and selfishness. Let us pray in particular that it will make everyone more sensitive to the cry of our brothers and sisters in need. Let us pray that it will lead to a rejection of all forms of injustice and corruption which, by stealing from the poor, poison the very roots of society.

Dear brothers and sisters, throughout this ordeal you have felt the grace of God in a special way through the presence and loving care of the Blessed Virgin Mary, Our Lady of Perpetual Help. She is our Mother. May she help you to persevere in faith and hope, and to reach out to all in need. And with Saints Lorenzo Ruiz and Pedro Calungsod and all the saints, may she continue to implore God’s mercy and loving compassion for this country, and for all the beloved Filipino people. Amen.

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về