MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: tác giả và tác phẩm :: tác giả lm. nguyễn khắc hy
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Bài 21: Thánh Phaolô Nói Nhiều Đến Vinh Quang Thánh Giá Và Đau Khổ, Vậy Bản Thân Ngài Chịu Những Đau Khổ Nào?
Thứ Năm, Ngày 26 tháng 3-2009
Bài 21:   Thánh Phaolô nói nhiều đến Vinh Quang Thánh Giá và đau khổ, vậy bản thân Ngài chịu những đau khổ nào?

Trong những hành trình rao giảng Tin Mừng, Phaolô đã chịu đựng biết bao thử thách cả thể xác lẫn tinh thần. Những thành công trong việc truyền giáo phần lớn nhờ vào tính chịu đựng của một người cương nghị, can đảm, không thoái lui trước những khó khăn. Trước hết, hãy nhìn vào những đau khổ thánh nhân chịu về mặt thể xác.

Gần một phần ba (1/3) sách Công Vụ Tông Đồ kể chuyện Phaolô trong tù hay bị xử án. Rồi 5 trong số 13 lá thư Ngài viết đều nhắc đến Ngài như một tù nhân (xem thư gởi Philiphê, Philemon, Côlôsê, Ephêsô và 2 Timôthê).

Với Phaolô, chịu đau khổ là thông phần đau khổ Đức Kitô đã chịu, là làm sống lại những gì Đức Kitô đã sống cho hiện tại. Nghĩa là, nếu Chúa Giêsu đã chết cho người khác thì Phaolô cũng phải chịu đau khổ cho quyền lợi của tha nhân. Vì thế thánh Phaolô hãnh diện khi chịu đựng đau khổ vì danh Đức Giêsu Kitô và cho người khác (2 Cor 1:5-6; 12:15; Phil 1:12-14).

Thánh nhân khẳng định là trong yếu đuối, Ngài tìm thấy sức mạnh và sự hiện diện của Thiên Chúa (2 Cor 12:10); trong đau khổ, Ngài nhìn thấy quyền năng của Thiên Chúa tỏ hiện trong việc đem lại ơn cứu độ của dân ngoại và Do thái (2 Cor 4:7-12).

Vì những đau khổ quan trọng với Phaolô nên Ngài kê khai những chịu đựng của mình trong nhiều hoàn cảnh khác nhau (Rm 8:35; 1 Cor 4:8-13; 2 Cor 4:7-12; 6:3-10; 11:23-33; 12:10).  Hãy nghe Phaolô kể về những đau khổ Ngài chịu:

“Năm lần tôi bị người Do-thái đánh bốn mươi roi bớt một; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi! Tôi còn hơn họ, vì phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em. Tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng. Không kể các điều khác, còn có nỗi ray rứt hằng ngày của tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các Hội Thánh!” (2 Cor 11:24-28).

Ngoài số lần tù tội hay đắm tàu, thánh Phaolô còn nói đến “cái dằm đâm vào thịt” của Ngài: “Và để tôi khỏi tự cao tự đại vì những mặc khải phi thường tôi đã nhận được, thân xác tôi như đã bị một cái dằm đâm vào, một thủ hạ của Xa-tan được sai đến vả mặt tôi, để tôi khỏi tự cao tự đại” (2 Cor 12:7).

Một số nhà kinh thánh cho rằng “cái dằm” này chỉ “một thuộc hạ Xatăn”, hay một cách nói ám chỉ là những khó khăn, thử thách Thiên Chúa gởi để giữ Phaolô khiêm nhường. Nhiều người khác cho rằng “cái dằm” này có thể chỉ những viết thương thể lí (như bệnh tật) mà Phaolô chịu (vì Phaolô không nói rõ những vết thương này trong 2 Cor 12:7;4:10; Gal 4:13-14), hay những vết thương tâm linh mà Phaolô gặp qua những chống đối của người khác.

Dù không biết chính xác tình trạng thể lí của Phaolô, những lời tự thuật của Ngài trong 2 Cor 11:22-28 nói lên những chịu đựng phi thường của một con người chỉ vì yêu mến việc rao giảng Tin Mừng mà thôi.

Cũng trong những đau khổ về thể xác, thánh Phaolô còn nhắc đến những hạn chế tài năng và vóc dáng của mình.

Khi so sánh với các tông đồ khác, Ngài viết: “Vì thế, khi đến với anh em, tôi thấy mình yếu kém, sợ sệt và run rẩy. Tôi nói, tôi giảng mà chẳng có dùng lời lẽ khôn khéo hấp dẫn, nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Thần Khí và quyền năng Thiên Chúa” (1 Cor 2:3-4). Ngài cũng nói đến những tố cáo người khác gán cho Ngài: “Có kẻ nói rằng: “Trong thư thì nghiêm khắc và hùng hổ; nhưng khi có mặt thì nhu nhược, nói chẳng ra hồn.” (2 Cor 10:10).

Đây là những bằng chứng cho thấy có lẽ Phaolô là một người có vóc dáng nhỏ nhắn, không có tài ăn nói, nhưng chắc chắn kiến thức hiểu biết của Ngài thì sâu rộng như ta thấy trong các thư Ngài viết, hay khi Ngài tự thuật: “Giả như tôi có thua kém về khoa ăn nói, thì về sự hiểu biết, tôi chẳng thua kém đâu! Trong mọi dịp và trước mặt mọi người, chúng tôi đã tỏ cho anh em thấy điều đó rồi.” (2 Cor 11:6). 

Mt. Nguyễn khắc Hy, S.S.

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Linh Mục Và Luật Độc Thân (1/11/2011)
Hành Trình Emmaus Iii: Linh Mục Và Bí Tích Thánh Thể (9/2/2009)
Linh Mục Và Nguồn Gốc Trong Cựu Ước (7/25/2009)
Tin/Bài cùng ngày
Bài 25: Chuyến Đi Cuối Cùng Của Phaolô Về Roma Thế Nào? Và Phaolô Chết Ra Sao? (3/26/2009)
Bài 24: Nguyên Nhân Nào Khiến Phaolô Bị Bắt Và Đưa Đến Cái Chết? (3/26/2009)
Bài 23: Theo Lịch Sử, Phaolô Bắt Đầu Hành Trình Truyền Giáo Lần Thứ Nhất Khoảng Sau Năm 45 (3/26/2009)
Bài 22: (tiếp Theo) Đau Khổ Tinh Thần (3/26/2009)
Bài 20: (tiếp Theo) Lên Jerusalem Lần Thứ Hai (3/26/2009)
Tin/Bài khác
Bài 17: Barnabas (3/25/2009)
Bài 16: Trong Hành Trình Rao Giảng Tin Mừng, Phaolô Có Nhiều Bạn Đồng Hành Và Cộng Tác Với Ngài, Những Ai Là Người Đáng Chú Ý? (3/25/2009)
Bài 15 : Thánh Phaolô Được Xem Là Người Thành Lập Nhiều Cộng Đoàn Kitô Hữu, Vậy Ngài Đi Rao Giảng Và Thành Lập Những Cộng Đoàn Ấy Thế Nào? (3/25/2009)
Bai 14: Thánh Phaolô Bắt Bớ Kitô Hữu Khi Nào, Và Tại Sao? (3/25/2009)
Bài 13: Phaolô Có Vợ Con Gì Không? (3/25/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768